Khu đất ngập nước Búng Bình Thiên Lớn

Một phần của tài liệu So sánh phương pháp quản lý ba khu đất ngập nước ở an giang (Trang 55 - 62)

3.1 Yếu tố ảnh hưởng trong việc quản lý các khu bảo tồn đất ngập nước

3.1.3 Khu đất ngập nước Búng Bình Thiên Lớn

Kết quả từ hoạt động PRA và quan sát thực tế cho thấy tình hình sử dụng đất đai xung quanh khu đất ngập nước Búng Bình Thiên Lớn chủ yếu là trồng lúa 02 vụ, hoa màu có các loại cây bắp, đậu, ớt và rau, nuôi cá ao, nuôi cá bè, và một vài nơi có trồng cây lâu năm nhưng số lượng rất hạn chế.

Hình 11: Sơ đồ hiện trạng khu đất ngập nước Búng Búng Thiên Lớn

Nguồn: Hoạt động PRA và khảo sát thực tế, 2010

Về cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng ở khu vực này cho thấy phía Tây của Búng Bình Thiên có đường nhựa (tỉnh lộ 956) đường điện và trạm cấp nước, trong khi phía Bắc là đường đất (tỉnh lộ 957 và lộ 484) và khoảng 1/3 hộ dân chưa có điện lưới quốc gia sử dụng và không có

Khu bảo tồn đất ngập nước

nguồn nước sạch sử dụng. Ngoài ra, trong vùng còn có các công trình khác như trường học, chùa, trạm bơm,…

Bảng 15: Hạ tầng cơ sở xung quanh đất ngập nước Búng Bình Thiên Lớn STT Cơ sở hạ tầng Đơn vị Số lượng

1 Trường tiểu học Trường 3

2 Đường điện hạ thế Km 6

3 Đường nhựa Đường đất

Km Km

3 5

4 Nhà máy xay lúa Cái 1

5 Chùa người Chăm Chùa 1

6 Trạm bơm điện Trạm 2

7 Cầu đúc Cái 1

Nguồn: Hoạt động PRA và khảo sát thực tế, 2010

Kinh tế nông hộ

Hiện trạng kinh tế hộ gia đình sống xung quanh khu đất ngập nước Búng Bình Thiên Lớn đa phần có cuộc sống đủ ăn và khá giả. Tuy nhiên số vẫn còn hộ nghèo 162/1.386 (11,69% so với tiêu chuẩn mới của bộ Lao động và Thương binh xã hội, 2010).

Điều đáng chú ý ở khu vực này có mật độ dân cư cao sẽ là yếu tố khó khăn cho công tác quản lý và bảo tồn khu đất ngập nước. Theo báo cáo Cục Bảo vệ môi trường (2005) cho thấy có khoảng 20% dân số sinh sống ở các vùng đất ngập nước và phụ thuộc trực tiếp vào hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên đất ngập nước.

Bảng 16: Loại hộ xung quanh đất ngập nước Búng Bình Thiên Lớn

Ấp Số hộ Giàu Khá Đủ ăn Nghèo

Búng Bình Thiên 386 30 200 102 54

Búng Lớn 655 175 100 310 70

Búng Nhỏ 345 13 49 245 38

Tổng 1.386 (100%) 218 (15,7%) 349 (25,2%) 657 (47,4%) 162 (11,7%) (Nguồn: Số liệu thống kê ban ấp Búng Bình Thiên, Búng Nhỏ, Búng Lớn, 2010)

Mùa vụ của cộng đồng dân cư

Mùa vụ của người dân khu vực Búng Bình Thiên Lớn diễn ra quanh năm cho thấy có 02 nhóm là sản xuất nông nghiệp và khai thác nguồn lợi tự nhiên. Trong đó, các hoạt hoạt động sản xuất khá phong phú, nhất là trồng trọt.

Bảng 17: Lịch thời vụ khu vực Búng Bình Thiên Lớn

Hoạt động Tháng (dương lịch)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 I Trồng lúa

1 Vụ Đông – Xuân 2 Vụ Hè – Thu II Hoa màu 1 Bắt 2 Đậu xanh

3 Rau (dưa leo, cải, ớt…) III NT thủy sản

1 Nuôi cá lồng, bè 2 Nuôi cá ao IV Chăn nuôi 1 Lợn

2 Trâu, bò

3 Gà, vịt

V Khai thác tự nhiên

1 Cá, tôm

2 Lưỡng cư, bò sát

3 Chim, cò

4 Rau đồng 5 Cây thuốc nam VI Lao động 1 Tại địa phương 2 Đi làm xa

Ghi chú: Người cung cấp thông tin nhóm nông dân ở khu vực Búng Bình Thiên Lớn

Kết quả phân tích cho thấy các hoạt động sản xuất được người dân được xác định có ảnh hưởng nhiều nhất đến khu đất ngập nước. Hoạt động khai thác tài nguyên chủ yếu do đánh bắt cá.

Thời gian của các hoạt động

Nguyên nhân ảnh hưởng lên quản lý, bảo tồn đất ngập nước

Theo nhận định của người dân, hiện tại có hai nguyên chính ảnh hưởng đến việc bảo tồn và sử dụng bền vững khu đất ngập nước Búng Bình Thiên Lớn. Thứ nhất là chất thải của các hoạt động sinh hoạt và nông nghiệp xả thải trực tiếp, lượng lớn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải của chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước, chất thải hoạt của người dân chưa được thu gom, xử lý xả thải trực tiếp xuống Búng. Thứ hai là trong vùng còn nhiều hộ dân sống dựa vào khai thác nguồn lợi thủy sản. Những hoạt động đó được xác định là nguyên nhân gây ra hậu quả xấu cho khu bảo tồn đất ngập nước.

Giải quyết thực trạng này, vấn đề môi trường phải được tiến hành song song bằng biện pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân, có biện pháp kỹ thuật trong sản xuất, ứng dụng mô hình sản xuất sạch, đồng thời tổ chức thu gom rác thải và nước thải sinh hoạt hộ dân sống trong và xung quanh Búng. Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ vốn cho những hộ nghèo không đất sản xuất chuyển đổi nghề, không phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, giải quyết triệt để việc khai thác thuỷ sản bằng các dụng cụ mang tính huỷ diệt, phải có chế độ xử phạt thật nghiêm đối tượng vi phạm và từng bước giải quyết công ăn việc làm cho những người khai thác tự nhiên.

Hình 12: Cây vấn đề do nghèo khó khu vực Búng Bình Thiên Lớn Cạn kiệt

loài cá

Khai thác bừa bãi Ô nhiễm nước

Rác thải

Động vật thủy sinh chết

Mất nguồn nước sử dụng

Không thể nuôi cá Giảm ĐDSH Mất sinh kế

Nông nghiệp Con người tác động

Trồng trọt Không

đất

Thất học Khai thác TN

Thủy sản

Rau dại Dân nghèo

Chăn nuôi

Phân vật nuôi

Nước tiểu

NTTS

Thức ăn thừa cá

Thuốc trị bệnh

Sử dụng nhiều thuốc BVTV

Sử dụng nhiều phân bón Sử dụng nhiều

thuốc BVTV

Sử dụng nhiều phân bón

Trồng lúa Hoa màu

Sinh hoạt

Nước thải

Chất thải Giảm sản

lượng

Vai trò các bên tham gia trong quản lý

Kết quả từ hoạt động PRA cho thấy các tổ chức và cá nhân có ảnh hưởng đến khu bảo tồn đất ngập nước Búng Bình Thiên Lớn bao gồm UBND tỉnh, sở Tài nguyên và Môi trường, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Trạm khuyến ngư, UBND xã, Ban ấp, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Chi đoàn ấp, Chùa Chăm, Ban quản lý chi hội nghề cá và Cộng đồng dân cư sống xung quanh.

Hình 13 : Các bên liên quan khu đất ngập nước Búng Bình Thiên Lớn

Cộng động dân cư sống xung quanh có ảnh hưởng lớn nhất đến khu bảo tồn đất ngập nước Búng Bình Thiên Lớn vì người dân ở đây sống phụ thuộc rất nhiều vào Búng, nơi cung cấp nguồn nước cho mục đích sinh hoạt, sản xuất lúa, rau màu, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nơi cung ứng sản phẩm từ đất ngập nước, do đó mọi hoạt động của họ điều tác động đến khu bảo tồn.

Kế đó Ban quản lý nghề cá Búng Bình Thiên có ảnh hưởng nhiều đến việc bảo vệ và sử dụng bền vững khu bảo tồn đất ngập nước, họ có trách nhiện phối hợp với UBND xã, huyện thực hiện việc xây dựng quy chế tổ chức hoạt động, phương thức quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản khu bảo tồn.

KHU ĐẤT NGẬP NƯỚC BÚNG BÌNH THIÊN LỚN

BAN QUẢN LÝ CHI HỘI NGHỀ CÁ

CỘNG ĐỒNG DÂN

CƯ XUNG QUANH THÁNH ĐƯỜNG NGƯỜI CHĂM TRẠM KHUYẾN

NGƯ

UBND HUYỆN

CHI CỤC BVNLTS SỞ NN & PTNT

SỞ TN – MT UBND TỈNH

UBND CÁC XÃ

BAN ẤP HỘI NÔNG DÂN PHỤ NỮ

ẤP

Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang có vai trò tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước.

Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững vùng đất ngập nước, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức điều tra nghiên cứu, xây dựng quy hoạch bảo tồn và khai thác bền vững đất ngập nước UBND xã và Ban ấp có trách nhiệm trực tiếp quản lý, bảo vệ khu bảo tồn và vùng đệm. Họ có chức năng quản lý, xây dựng và lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, định hướng phát triển cây trồng thích hợp. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức thu gom, xử lý chất thải hạn chế gây hại tới khu bảo tồn.

Hội nông dân, Hội phụ nữ và Chi đoàn ấp có vai trò tham gia tuyên vận động người dân và gia đình bảo vệ môi trường, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất ngập nước. Chùa Chăm là trung tâm sinh hoạt văn hóa, học tập, chia sẽ kinh nghiệm sống cho hầu hết những người theo đạo hồi vùng này, nơi thuận lợi cho công tác tuyên truyền bảo vệ đất ngập nước.

Sở và phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản và Trạm khuyến ngư có vai trò xây dựng mô hình nuôi trồng sinh thái, chuyển giao các công nghệ nuôi trồng thủy sản, tập huấn kỹ thuật trồng trọt ứng dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, hộ trợ giống chất lượng có năng suất.

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro trong quản lý

Kết quả từ hoạt động PRA và phỏng vấn sâu cho thấy điểm mạnh, điểm yếu, có hội và thách thức của khu bảo tồn đất ngập nước.

Bảng 18: Điểm mạnh, yếu, cơ hội và rủi ro trong quản lý Búng Bình Thiên Lớn

Mặt mạnh Mặt yếu

Chính quyền và cộng đồng cùng quản lý Có quy chế hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản

Công tác quản lý chưa chặt chẽ Kiểm soát chất thải còn hạn chế

Cơ hội Rủi ro

Phát triển khu du lịch sinh thái Ô nhiễm nguồn nước, mất nguồn lợi thủy sản, giảm đa dạng sinh học

Điểm mạnh của công tác quản lý khu đất ngập nước Búng Bình Thiên Lớn hiện nay là có sự tham của chình quyền các cấp, các phòng ban liên quan và sự tham gia của cộng đồng, xây dựng được quy chế hoạt động khai thác thủy sản trong Búng để các bên tham gia và cộng đồng cùng thực hiện.

Điểm yếu của công tác quản lý hiện nay do thành phần của Ban quản lý hầu hết đều làm công tác kiêm nhiệm, việc phối hợp chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các bên.

Búng Bình Thiên Lớn với vai trò và chức năng cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt, sản, nguồn lợi thủy sản cho người dân trong vùng, cảnh quan đẹp, độ đa dạng sinh học cao và được phê duyệt bảo tồn đất ngập nước, chính quyền địa phương đang có chính sách mời gọi các nhà đầu tư phát triển du lịch sinh thái sẽ là cơ hội. Tuy nhiên cũng là thách thức không nhỏ đối với công tác quản lý, vì bất cứ một hoạt động phát triển nào diễn ra cũng có thể gây ra những bất lợi cho môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu So sánh phương pháp quản lý ba khu đất ngập nước ở an giang (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)