3.3 Sinh kế người dân sống xung quanh đất ngập nước
3.3.2 Khu vực Lâm Trường Bưu Điện
Tuổi và học vấn chủ hộ: Kết quả điều tra cho thấy tuổi trung bình của chủ hộ xấp xỉ 48, trong đó người có độ tuổi già nhất là 79 tuổi và trẻ nhất là 24 tuổi. Như vậy cho thấy tuổi của các chủ hộ ở khu vực này còn khá trẻ, thuận lợi cho kế hoạch phát triển kinh tế gia đình và cải thiện cuộc sống.
Về trình độ học vấn của chủ hộ sống xung quanh Lâm Trường Bưu Điện cho thấy (Hình 21) khá thấp. Không biết chữ 17,5%, tiểu học chiếm 72,5% và thấp nhất là trình độ trung học phổ thông chỉ 2,5%. Đây là yếu tố trở ngại cho việc tiếp thu khoa học kỹ và ứng dụng vào sản xuất, xây dựng và định hướng phát triển sinh kế. Đồng thời cũng là yếu tố cản trở cho kế hoạch bảo tồn và sử dụng bền vững khu đất ngập nước.
17.5%
72.5%
7.5% 2.5%
Không biết chữ Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông
Hình 21: Trình độ học vấn chủ hộ khu vực Lâm Trường Bưu Điện
Quy mô hộ gia đình: Hộ gia đình sống xung quanh khu đất ngập nước Lâm Trường Bưu Điện số nhân khẩu trung bình hộ gần 05 người, trong đó hộ có số nhân khẩu cao nhất là 12 người và thấp nhất là 02 người. Tuy nhiên, số lao động ở những hộ gia đình trung bình xấp xỉ 02 người, cao nhất 05 người và thấp nhất 01 người. Như vậy, có hơn một nửa số người sống phụ thuộc gia đình.
Điều kiện nhà ở, tiện nghi sinh hoạt: Kết quả điều tra về nhà ở khu vực này có 60%
nhà tạm, 30% nhà bán kiến cố và 10% là nhà kiên cố. Tiện nghi sinh hoạt của những hộ gia đình trong vùng (Hình 22).
28
95 73
68 68
88 10
20
0 20 40 60 80 100
Radio - Cassette Tivi Đầu VCD Xe đạp Xe gắn máy Quạt điện Tủ lạnh Khác
Hình 22: Tỷ lệ có tiện nghi sinh hoạt của nông hộ khu vực Lâm Trường Bưu Điện Vật dụng phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày hộ gia đình như Tivi, đầu đĩa, quạt điện, xe đạp và xe honda chiếm tỷ lệ cao, đặt biệt là Tivi (95%). Tuy nhiên, tủ lạnh là tiện nghi mang tính xa xỉ đối với những hộ ở nông thôn nhất là hộ nghèo, nhưng phát hiện có 10% các hộ sử dụng.
Công cụ sản xuất: Hiện trạng công cụ sản xuất trong vùng còn rất thiếu thốn, kết quả điều tra được như sau.
%
3 3 0 0
8
25 3
0 5 10 15 20 25 30
Máy cày Máy xới Máy suốt Tàu Xuồng Máy bơm nước Khác
Hình 23: Tỷ lệ có công cụ sản xuất của nông hộ khu vực Lâm Trường Bưu Điện Mặc dù ở khu vực này chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nhưng công cụ phục vụ cho các hoạt động sản xuất của những hộ gia đình còn rất thấp máy cày và máy xới chiếm 3%, trong số hộ được hỏi không phát hiện hộ có máy suốt lúa và tàu. Xuồng là loại công cụ dùng vận chuyển sản phẩm nông nghiệp cũng là phương tiện sinh kế của nhiều hộ gia đình nghèo và tỷ lệ hộ có xuồng chiếm 8%. Máy bơm nước chiếm 25%, đây là công cụ mà các hộ có đất sản xuất mua sắm vì mức đầu tư không phù hợp với khả năng tài chính.
Đất sản xuất: Kết quả điều tra về đất sản xuất của người dân sống xung quanh Lâm Trường Bưu Điện cho thấy 18 hộ có đất sản xuất, mỗi hộ trung bình 1,1 ha. Số hộ không đất sản xuất chiếm hơn một nửa, theo kết quả từ hoạt động PRA nguyên nhân do khu vực Lâm Trường Bưu Điện có nhiều hộ là dân di cư từ nơi khác đến. Đây sẽ là yếu tố khó khăn trong phát triển kinh tế, cũng là nguyên nhân nông hộ sống dựa vào khai thác tự nhiên.
Thu nhập: Hộ dân trong vùng thu nhập trung bình 2,58 triệu đồng/tháng, hộ có mức thu nhập cao nhất 14,5 triệu đồng/tháng và thấp nhất 0,9 triệu đồng/tháng. Cơ cấu thu nhập của nông hộ trong vùng (Hình 24).
%
1.10 0.86
0.21 0.19 0.13 0.09
0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20
Sản xuất NN Làm thuê Đánh bắt tự nhiên Lương nhà nước Buôn bán Khác
Hình 24: Cơ cấu nguồn thu nhập bình quân tháng của hộ khu vực Lâm Trường Bưu Điện
Nguồn thu nhập của những hộ gia đình chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp 1,1 triệu/tháng (42,6%) và làm thuê 0,86 triệu/tháng (33,3%). Đánh bắt tự nhiên có thu nhập trung bình 0,21 triệu đồng/tháng (chiếm 8% trong cơ cấu nguồn thu nhập), thực trạng cho thấy nguồn tài nguyên thiên có vai trò khá quan trọng trong hoạt động sinh kế của người dân vùng này.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp
Trồng lúa: Điều tra phát hiện có 40% hộ trồng lúa, hộ có nhiều đất lúa nhất 7,0 ha, những hộ có đất sản xuất lúa hầu hết đều có kinh nghiệm hơn 10 năm, họ tham gia khuyến nông ít nhất là một lần trong năm. Nguồn nước để trồng lúa chủ yếu là nước kênh ở vụ Đông – xuân, trong khi vụ Hè – thu cả nước kênh và nước mưa. Năng suất lúa trung bình 4 tấn/ha, thấp nhất 2 tấn/ha và cao nhất 5 tấn/ha, chi phí đầu tư để sản xuất lúa khoảng 15,7 triệu đồng/vu/ha và lợi nhuận trung bình 9,1 triệu đồng/vụ/ha.
Trồng rẫy: Theo điều tra chỉ phát hiện 01 hộ có trồng dưa hấu, diện tích không đáng kể (0,1 ha) và lợi nhuận không cao khoảng 7 triệu đồng/ha/vụ thấp hơn so với trồng lúa, đó là nguyên nhân người dân ở đây ít trồng rẫy.
Nuôi trồng thủy sản: Hoạt động nuôi trồng thủy sản không có, nguyên nhân theo kết quả phân tích PRA do khu vực này có yếu tố tự nhiên như nguồn nước (mùa mưa thì ngập lụt, còn mùa nắng thì khô hạn thiếu nước), đất đai nhiễm phèn không thích hợp cho hoạt động sản xuất loại hình này.
Chăn nuôi: Chăn nuôi là hoạt động sản xuất phụ nhằm tạo thêm thu nhập cho các hộ gia đình để trang trải thêm chi phí sinh hoạt hàng ngày và cải thiện bữa ăn. Vật nuôi chủ yếu mà người dân lựa chọn là lợn, gà và vịt.
Triệu đồng
Chăn nuôi gà, vịt ở khu vực có 38% số hộ nuôi, nhưng không hộ nào nuôi quy mô lớn, chỉ nuôi theo phương thức truyền thống với số lượng rất ít khoảng 5 -20 con/hộ nhằm cải thiện bữa ăn, thời gian nuôi thường diễn ra quanh năm nhưng lượng đàn vật nuôi mùa khô cao hơn mùa mưa. Hộ có nuôi gà, vịt chủ yếu là nuôi để ăn, không có thu nhập từ hoạt động chăn nuôi. Như vậy, hoạt động chăn ở chưa phát triển có ít hộ nuôi và số lượng đàn vật nuôi thấp.
Chăn nuôi lợn trong vùng chỉ có 13% hộ tham gia, hoạt động nuôi lợn thường diễn ra từ tháng 11 đến 6 năm sau (dương lịch), hình thức nuôi hầu hết theo phương pháp truyền thống, số lượng đàn heo từ 01 đến 04 con, chi phí đầu tư cho chăn nuôi heo khoảng 3,0 triệu đồng/con/vụ và lợi nhuận trung bình 200 ngàn/con/vụ. Ngoài ra, điều tra kết quả không phát hiện có hộ nuôi trâu, bò.
Hoạt động khai thác nguồn lợi tự nhiên
Đánh bắt cá: Qua điều tra phỏng vấn khai thác lợi ích nguồn tài nguyên từ đất ngập nước, thì hoạt động đánh bắt cá tự nhiên có 60% số hộ khai thác.
Thời gian đánh bắt trong năm được phân hóa thành theo mùa, mùa mưa số hộ đánh bắt có 60%, trong khi mùa khô số hộ hoạt động đánh bắt cá 8% và địa điểm đánh bắt chủ yếu là ruộng, sông và rừng.
Dụng cụ dùng đánh bắt lưới, lọp, câu, chài, xiệt và dớn, trong đo lưới và câu là dụng cụ được sử dụng nhiều nhất và ít nhất là xiệc. Xiệc và dớn là dụng cụ cấm sử dụng để đánh bắt cá nhưng người dân vẫn sử dụng do loại dụng cụ cụ này đánh bắt được nhiều cá nhất là vào mùa khô.
Sản lượng cá bắt được nhiều vào mùa mưa bình quân mỗi hộ bắt được 127 kg/tháng nên dùng để ăn và bán, mùa khô các hộ bắt được chỉ để ăn do đánh bắt được rất ít.
Đánh bắt lưỡng cư – bò sát: Hoạt động đánh bắt lưỡng cư – bò sát có 12,5% số hộ tham gia và họ chỉ bắt vào mùa mưa, dụng cụ dùng để đánh bắt chủ yếu là lưới giăng và bằng tay. Địa điểm đánh bắt chính ở ruộng với mục đích bắt để cải thiện bữa ăn.
Tuy nhiên có 7,5% số hộ bắt được bán, nhưng không thường xuyên, thu nhập của hộ này từ hoạt động không thường xuyên chỉ là nghề phụ.
Săn bắt chim cò: Kết quả điều tra 40 hộ chỉ có 01 hộ duy nhất trả lời có tham gia săn bắt chim cò, thời gian săn bắt trong năm chủ yếu vào mùa mưa, số lượng bắt được không nhiều. Địa điểm chính ở ruộng và rừng và công cụ dùng để bắt đơn giản là bẫy.
Mục đích việc bắt các loài chim, cò chủ yếu để ăn, chỉ là hoạt động sinh kế bình thường, không kinh tế.
Hái rau dại: Hoạt động khai thác rau tự nhiên từ đất ngập nước có 35% hộ gia đình tham gia thu hái trong mùa mưa, 5% mùa khô. Người dân tham gia thu hái tất cả các tháng trong năm, phần lớn họ thu hái vào mùa mưa, một số ít hộ thu hái quanh năm và
địa điểm thu hái là ruộng, bờ kênh. Những hộ thu hái rau bình quân 24 kg/tháng chủ yếu để cải thiện ăn, hầu hết không có thu nhập từ hoạt động này và họ chỉ thu hái lúc nhàn rỗi. Kết quả có 01 hộ dùng để cả ăn và bán với mức thu nhập 100 ngàn đồng/tháng.
Tín dụng và ý kiến của người dân về đất ngập nước
Kết quả điều tra có 48% hộ vay vốn sản xuất, nguồn vốn vay ở đây chủ yếu là ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, ngân hàng Chính sách xã hội huyện, ủy tín dụng. Trong đó, có 10% hộ vay tư nhân, hình thức vay thuế chấp đối với những hộ có đất sản xuất và nguồn từ ngân hàng chính sách xã hội huyện dành cho các hộ nghèo không có đất sản xuất, hình thức vay tính chấp thông qua giới thiệu của các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên.
Theo kết quả điều tra cho thấy hầu hết người dân ở khu vực Lâm Trường Bưu Điiện không biết về đất ngập nước. Tuy nhiên, ý kiến cộng đồng có đến 90% hộ cho rằng cần bảo vệ rừng (khu bảo tồn đất ngập nước), 5% số hộ cho rằng nhà nước nên phá rừng giao đất cho dân sản xuất lúa, vì ở khu vực này có nhiều hộ còn rất nghèo và không đất sản xuất, nếu gửi rừng thì dân ở đây không khá lên được.