Khu vực Búng Bình Thiên Lớn

Một phần của tài liệu So sánh phương pháp quản lý ba khu đất ngập nước ở an giang (Trang 83 - 89)

3.3 Sinh kế người dân sống xung quanh đất ngập nước

3.3.3 Khu vực Búng Bình Thiên Lớn

Tuổi và học vấn chủ hộ: Khu vực Búng Bình Thiên Lớn tuổi trung bình của chủ hộ theo kết quả điều tra là xấp xỉ 53 tuổi, trong đó người có độ tuổi già nhất là 85 và trẻ nhất là 26 tuổi. Độ tuổi của các chủ hộ ở khu vực này còn nằm trong độ tuổi lao động, thuận lợi cho kế hoạch phát triển kinh tế gia đình. Về trình độ học vấn của chủ hộ kết quả điều tra cho thấy như sau.

15.0%

55.0%

22.5%

7.5%

Không biết chữ Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông

Hình 25: Trình độ học vấn của chủ hộ khu vực Búng Bình Thiên Lớn

Hình trên cho thấy trình độ học vấn của những chủ hộ khá thấp sẽ là yếu tố trở ngại cho việc tiếp thu khoa học kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như định hướng phát triển sinh kế hộ gia đình. Ngoài ra, nó còn là yếu tố cản trở ý thức bảo vệ môi trường, công tác quản lý và sử dụng bền vững đất ngập nước.

Quy mô hộ gia đình: Kết quả điều tra cho thấy quy mô hộ gia đình sống xung quanh khu đất ngập nước Búng Bình Thiên Lớn số nhân khẩu trung bình mỗi hộ gia đình có hơn 05 người, trong đó hộ có số nhân khẩu cao nhất là 10 người và thấp nhất là 02 người. Tuy nhiên, số lao động ở những hộ gia đình trung bình xấp xỉ 03 người, số người sống phụ thuộc cho thấy mỗi hộ gia đình có gần một nửa số người.

Điều kiện nhà ở, tiện nghi sinh hoạt: Hiện trạng nhà ở có 68% nhà tạm và tuổi của nhà chủ yếu từ trên 5 năm, nhà bán kiên cố và nhà kiên cố lần lượt (27% và 5% ) và hầu hết điều mới được xây cất lại.

Về tiện nghi sinh hoạt gia đình kết quả điều tra cho thấy (Hình 26) cao nhất là xe đạp có đến 78% các hộ mua sắm, các loại tiện nghi khác như Tivi, xe gắn máy, quạt điện đều chiếm tỷ lệ khá cao các loại vật dụng này. Tủ lạnh ít được mua sắm (5%) chủ yếu có ở các hộ kinh tế khá và hộ buôn bán, ngoài ra do vùng này còn nhiều hộ dân chưa có điện lưới quốc gia sử dụng.

28

75 60

78 60

50 5

35

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Radio - Cassete Tivi Đầu VCD Xe đạp Xe gắn máy Quạt điện Tủ lạnh Khác

Hình 26: Tỷ lệ có tiện nghi sinh hoạt của nông hộ khu vực Búng Bình Thiên Lớn Công cụ sản xuất: Hiện trạng công cụ phục vụ lao động sản xuất nông nghiệp, kết quả điều tra cho thấy.

%

3

10 8 3

5

28 28

0 5 10 15 20 25 30

Máy cày Máy xới Máy suốt lúa Tàu Xuồng Máy bơm nước Khác

Hình 27: Tỷ lệ hộ có công cụ sản xuất ở khu vực Búng Bình Thiên Lớn

Công cụ phục vụ cho các hoạt động sản xuất của những hộ gia đình máy cày và tàu chiếm 3%, máy xới 10% và máy suốt lúa 8% hộ gia đình mua sắm. Máy bơm nước được mua sắm nhiều nhất 28%, đây là công cụ mà các hộ có đất sản xuất lúa thường mua sắm vì mức đầu tư không phù hợp với khả năng tài chính, các công cụ rẽ tiền khác cũng được mua sắm 28%.

Đất sản xuất: Kết quả điều tra cho thấy hiện trạng về đất sản xuất ở khu vực này có 70% số hộ có đất sản xuất, trung bình 0,74 ha/hộ, hộ có đất nhiều nhất 5,0 ha.

Thu nhập: Nông hộ có múc thu nhập trung bình 2,8 triệu đồng/tháng/hộ, trong đó hộ có mức thu nhập cao nhất 16 triệu đồng/tháng và thấp nhất 0,3 triệu đồng/tháng. Hộ gia đình có nguồn thu nhập từ hoạt động sinh kế ở khu vực này chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp, làm thuê, buôn bán nhỏ, đánh bắt nguồn lợi tự nhiên vào mùa lũ.

%

1.50 0.71

0.36 0.14

0.02 0.01

0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60

Sản xuất NN Làm thuê Khác Lương nhà nước Khai thác tự nhiên Buôn bán

Hình 28: Cơ cấu nguồn thu nhập bình quân tháng của nông hộ khu vực Búng Bình Thiên Lớn

Từ hình trên cho thấy nguồn thu nhập của những hộ gia đình chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp và làm thuê chiếm 79% cơ cấu nguồn thu nhập. Ngoài ra thu nhập từ nguồn khác và lương nhà nước, tuy nhiên nguồn thu nhập khai thác nguồn lợi tự nhiên từ đất ngập nước không đáng kể.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp

Trồng lúa: Kết quả điều tra cho thấy trong vùng chỉ có khoảng 70% số hộ có đất và trồng lúa. Trong đó hộ trồng lúa nhiều nhất 5,0 ha, đa số người dân có kinh nghiệm hơn 10 năm trồng lúa và có tham gia khuyến một lần trong năm. Nguồn nước để trồng lúa chủ yếu là nước sông ở vụ đông xuân, trong khi vụ hè thu cả nước sông và nước mưa. Năng suất lúa trung bình 3,8 tấn/ha, thấp nhất 2,7 tấn/ha và cao nhất 4,5 tấn/ha, chi phí đầu tư để sản xuất lúa khoảng 14 triệu đồng/vụ/ha và lợi nhuận trung bình 10 triệu đồng/vụ/ha.

Trồng rẫy: Theo điều tra trong vùng chỉ có 13% số hộ có trồng hoa màu, hoa màu được trồng ở khu vực này rất ít với số loại cây màu chủ yếu là bắp, đậu xanh, rau các loại. Diện tích của các hộ tự 0,1 đến 0,5 ha, lợi nhuận khoảng 22 triệu đồng/ha/vụ cao hơn so với trồng lúa. Tuy nhiên, do chi phí đầu tư cao và công chăm sóc lớn cần nhiều lao động và thị trường đầu ra không ổn định nên số hộ tham gia trồng rẫy vùng này cũng còn ít.

Nuôi trồng thủy sản: Nuôi trồng thủy sản ở khu vực này hiện nay cũng ít được người dân tham gia, kết quả điều tra phát hiện chỉ có 2 hộ nuôi cá, chủ yếu nuôi dạng lồng bè nhỏ lẻ trong Búng Bình Thiên, diện tích không đáng kể. Theo hoạt động PRA nguyên

Triệu đồng

nhân vài năm trở lại đây cá nuôi bè trong Búng Bình Thiên thường bị chết do ô nhiễm nguồn nước nên nhiều hộ bỏ nuôi.

Chăn nuôi: Vật nuôi chủ yếu mà người dân lựa chọn là lợn, và gà vịt. Tuy nhiên, số hộ có tham gia chăn nuôi rất ít, kết quả điều tra cho thấy như sau.

Chăn nuôi gà, vịt trong khu vực không hộ nào nuôi quy mô lớn và phương nuôi truyền thống, chỉ nuôi với số lượng rất ít khoảng 4-100 con/hộ nhằm cải thiện bữa ăn, thời gian nuôi thường diễn ra quanh năm nhưng lượng đàn gà, vịt mùa khô cao hơn mùa mưa. Kết quả điều tra người dân sống xung quanh khu Bung Bình Thiên Lớn phát hiện 01 hộ chăn nuôi lợn, không có hộ chăn nuôi trâu, bò.

Hoạt động khai thác nguồn lợi tự nhiên

Đánh bắt cá: Đánh bắt cá tự nhiên là một trong những hoạt động sinh kế của người dân ở khu vực nhằm cải thiện bữa ăn và tạo thu nhập cho gia đình từ việc thu được sản lượng cá và kết quả cho thấy có 40% nông hộ tham gia khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên chủ yếu vào mùa mưa, mùa khô có 20% hộ tham gia đánh bắt vì sản lượng cá ít, phạm vi khai thác bị thu hẹp. Địa điểm mà người dân đánh bắt chủ yếu là ở ruộng và sông. Khi được hỏi về dụng cụ dùng đánh bắt lưới, lọp, câu được sử dụng nhiều nhất, không hộ nào trả lời có dùng xiệc. Sản lượng cá bắt được nhiều vào mùa mưa bình quân mỗi hộ bắt được 67 kg/tháng nên dùng để ăn và bán, mùa khô các hộ bắt được chỉ để ăn, tuy nhiên phát hiện 1 hộ chuyên sống bằng nghề đánh bắt thủy sản .

Đánh bắt lưỡng cư – bò sát: Ở khu vực Búng Bình Thiên Lớn kết quả điều tra không hộ nào tham gia bắt lưỡng cư – bò sát, nguyên nhân hiện nay ở khu vực này có rất ít những loài này. Người dân khi đánh bắt cá nhưng vô tình bắt các loài lưỡng cư – bò sát với số lượng không đáng kể.

Săn bắt chim cò: Ở khu vực Búng Bình Thiên Lớn kết quả điều tra không hộ nào tham gia săn bắt chim cò, nguyên nhân những loài chim cò ở vùng này rất ít và khó bắt được chúng.

Hái rau dại: Kết quả điều tra hoạt động khai thác rau tự nhiên từ đất ngập nước có 33% hộ gia đình tham gia thu hái. Người dân tham gia thu hái tất cả các tháng trong năm, phần lớn họ thu hái vào mùa mưa, một số ít hộ thu hái quanh năm và địa điểm thu hái là ruộng, bờ kênh. Những hộ thu hái rau bình quân 12 kg/tháng chủ yếu để cải thiện ăn, hầu hết không có thu nhập từ hoạt động này và họ chỉ thu hái lúc nhàn rỗi.

Tín dụng và ý kiến của người dân về đất ngập nước

Kết quả điều tra có 53% hộ trong khu vực có vay vốn, nguồn vốn vay chính ở ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, ngân hàng Chính sách xã hội huyện.

Nguồn tiền lao động đi làm công nhân ở thành phố HCM, Bình Dương, Đồng Nai

Trong số người được hỏi về đất ngập nước, hầu hết người dân trong vùng không biết giá trị và chức năng của chúng. Thời gian qua chính quyền địa phương và ngành thủy sản thường xuyên tổ chức công tác tuyên truyền đến người dân, tuy nhiên nội dung chính của công tác tuyên truyền là bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Kết quả tham vấn ý kiến người dân, 63% hộ cho rằng cần bảo tồn khu Búng Bình Thiên, duy trì chức năng hệ sinh thái này cho thế hệ sau, tuy nhiên 37% số người được hỏi không quan tâm, theo giải thích không ảnh đến cuộc sống của họ. Điều này cho thấy còn không ít bộ phận người dân trong vùng chưa hiểu được giá trị, ích lợi khu đất ngập nước Búng Búng Thiên Lớn.

Một phần của tài liệu So sánh phương pháp quản lý ba khu đất ngập nước ở an giang (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)