Khu đất ngập nước Lâm Trường Tỉnh Đội

Một phần của tài liệu So sánh phương pháp quản lý ba khu đất ngập nước ở an giang (Trang 40 - 48)

3.1 Yếu tố ảnh hưởng trong việc quản lý các khu bảo tồn đất ngập nước

3.1.1 Khu đất ngập nước Lâm Trường Tỉnh Đội

Kết quả từ hoạt động đánh giá nhanh nông thôn có sự tham cộng đồng (PRA) và quan sát cho thấy đất đai, nguồn nước bị nhiễm phèn quanh năm. Hầu hết dịện tích đất khu vực này trồng lúa 02 vụ, trồng cây phân tán chủ yếu Tràm nội, Tràm Úc và Bạch đàn.

Hoa màu ít được trồng chỉ với hai loại cây chính, Sen và Dưa hấu nhưng diện tích không đáng kể. Trong vùng diện tích hoa màu, lần lượt 15 ha và 10 ha với Sen và Dưa hấu, tập trung ở ấp Tô Phước và ấp Huệ Đức thuộc xã Cô Tô.

Hình 5: Hiện trạng khu vực đất ngập nước Lâm Trường Tỉnh Đội

Nguồn: Hoạt động PRA và khảo sát thực tế, 2010

Về cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng xung quanh khu đất ngập nước Lâm Trường Tỉnh Đội khá đơn giản, chưa được đầu tư xây dựng nhiều. Về giao thông đường bộ, ấp Tân Đức có trục lộ 943 đi qua được láng nhựa với chiều dài 04 km, ấp Tô Phước đường đất dọc theo kênh 13 với chiều dài hơn 03 km, ấp Huệ Đức đang được cải tạo láng nhựa 03 km. Trong vùng

Khu bảo tồn đất ngập nước

có 02 trường tiểu học và 01 trường mẫu giáo tập trung ở ấp Tô Phước và Huệ Đức.

Theo số liệu thống kê năm 2010 của xã Cô Tô và xã Tân Tuyến thì khu vực này có 70% số hộ sử dụng điện, khoảng 30% hộ dân sử dụng nước sạch, phần lớn nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt là nước mưa và nước kênh, hộ dân tự lắng lọc đơn giản.

Bảng 7: Hạ tầng cơ sở xung quanh đất ngập nước Lâm Trường Tỉnh Đội

Cơ sở hạ tầng Đơn vị Số lượng

Trường mẫu giáo Trường tiểu học

Trường Trường

1 2 Đường điện cao thế

Đường điện hạ thế

Km Km

3 9 Đường nhựa

Đường rải đá Đường đất

Km Km Km

4 3 3

Trạm cấp nước Trạm 1

Cầu đúc Cầu dây

Cái Cái

1 2

Cống Cái 1

Nguồn: Hoạt động PRA và khảo sát thực tế, 2010

Kinh tế nông hộ

Thực trạng điều kiện kinh kế nông hộ sống xung quanh khu đất ngập nước, cho thấy (Bảng 8). Điều đáng chú ý số hộ nghèo 185/694 hộ (26,66% so với tiêu chuẩn mới của bộ Lao động và Thương binh xã hội, 2010), nếu so với các vùng khác trên địa bàn tỉnh An Giang thì đây là vùng có tỷ lệ hộ nghèo khá cao. Đặc biệt ấp Tân Đức hầu hết là hộ nghèo và đủ ăn, hộ khá giàu rất ít.

Bảng 8: Loại hộ xung quanh đất ngập nước Lâm Trường Tỉnh Đội

Ấp Số hộ Giàu Khá Trung bình Nghèo

Tân Đức 105 1 2 54 48

Huệ Đức 272 47 103 57 65

Tô Phước 317 27 118 100 72

Tổng 694 (100%) 75 (10,8%) 223 (32,1%) 211 (30,4%) 185 (26,7%) (Nguồn: Số liệu ban ấp Tân Đức, Huệ Đức và Tô Phước, 2010)

Theo đánh giá của cộng đồng hầu hết các hộ nghèo ở vùng này thuộc đối tượng di cư từ nơi khác đến, không có đất sản xuất, sống bằng nghề làm thuê, khai thác tự nhiên, thu nhập không ổn định. Hiện nay, lực lượng lao động của các hộ nghèo đa số trình độ thấp, chưa được đào tạo nghề. Vì vậy, quản lý đất ngập nước phải gắn kết kế hoạch phát triển kinh tế địa phương, tạo những thu nhập thay thế giúp cộng đồng, giảm sức ép lên đất ngập nước, cuộc sống của người dân ít dựa vào khai tác tài nguyên nhiên.

Mùa vụ của cộng đồng dân cư

Kết quả từ hoạt động PRA và điều tra sinh kế người dân cho thấy mùa vụ của cộng đồng dân cư khu vực đất ngập nước diễn ra như sau.

Bảng 9: Lịch thời vụ khu vực đất ngập nước Lâm Trường Tỉnh Đội

Hoạt động Tháng (dương lịch)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 I Trồng lúa

1 Vụ Đông – Xuân 2 Vụ Hè – Thu II Hoa màu 1 Dưa hấu 2 Sen III NT thủy sản 1 Nuôi cá lồng, bè 2 Nuôi cá ao IV Chăn nuôi 1 Lợn

2 Trâu, bò

3 Gà, vịt

V Khai thác tự nhiên 1 Cá

2 Lưỡng cư, bò sát

3 Chim, cò

4 Rau đồng 5 Củi

6 Ong mật

7 Cây thuốc nam VI Lao động 1 Tại địa phương 2 Đi làm xa

Ghi chú: Người cung cấp thông tin nhóm nông dân ở khu vực Lâm Trường Tỉnh Đội Thời gian các hoạt động

Mùa vụ của người dân khu vực đất ngập nước Lâm Trường Tỉnh Đội, thể hiện hai nhóm hoạt động chính. Hoạt động sản xuất nông nghiệp bao gồm trồng lúa, hoa màu, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên bao gồm đánh bắt cá, bắt lưỡng cư – bò sát, săn bắt chim cò, hái rau, lấy củi và thu hái cây cỏ làm dược liệu.

Theo đánh giá của nhóm tham gia PRA, hoạt động khai thác tài nguyên có ảnh hưởng nhiều nhất lên khu đất ngập nước. Mặc dù các hoạt động đó có sự thay đổi theo mùa trong năm. Những tháng mùa lũ, hầu hết hộ dân trong vùng khai thác các loại tài nguyên từ đất ngập nước. Trong đó, nguồn lợi thủy sản được đánh bắt nhiều nhất, người dân bắt tất cả các loài cho dù đó là loài phổ biến hay loài quý hiếm, công cụ đánh bắt mang tính hủy diệt còn sử dụng rất phổ biến (dớn, xiệc). Những tháng mùa khô nguồn lợi tự nhiên suy giảm nên ít hộ khai thác tài nguyên từ đất ngập nước.

Hoạt động sản xuất lúa không diễn ra quanh năm chỉ trồng 02 vụ/năm, vụ Đông – Xuân và vụ Hè – Thu. Việc trồng lúa sử dụng nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cùng với hầu hết diện tích đất nông nghiệp trong vùng đều dùng cho trồng lúa nên ít nhiều ảnh hưởng lên các loài sống trong khu bảo tồn đất ngập nước. Ngoài ra, việc tự ý đốt đồng của người dân nếu bất cẩn có thể xảy ra cháy lan vào rừng.

Hoạt động canh tác cây rau màu, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm trong vùng tuy diễn ra quanh năm, nhưng các ngành nghề này không phát triển, diện tích cây trồng và số lượng vật nuôi không đáng kể. Do đó, hoạt động này ít ảnh hưởng đến hệ thống khu đất ngập nước,

Điều đáng chú ý việc bắt ong mật không còn, mặc dù vùng này có hàng ngàn hecta rừng tràm lân cận, nhưng lại không có ong mật sinh sống. Nguyên nhân hiện tượng này được xem là sự xuống cấp của môi trường sinh thái, loài ong mật không thể sinh sống và phát triển, loài rất nhảy cảm với thuốc bảo vệ thực vật và khói đồng ruộng.

Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc quản lý, bảo tồn khu đất ngập nước

Kết quả xác định từ hoạt động PRA, vấn đề chính ảnh hưởng đến công tác quản lý và bảo vệ đất ngập nước là cuộc sống cộng đồng dân cư ở đây còn rất khó khăn. Hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao (xem Bảng 8). Nguyên nhân hộ nghèo được xác định là không đất sản xuất và trình độ học vấn thấp. Trong vùng, có khoảng một nửa hộ dân không đất sản xuất, trình độ học vấn thấp do kinh tế gia đình, thiếu trường, lớp và giáo viên.

Từ đó sẽ có những tác động xấu đến khu bảo tồn đất ngập nước do hoạt động sinh kế của người dân sống xung quanh, số hộ tham gia khai thác nguồn tài nguyên từ đất ngập nước rất phổ biến. Sản lượng ngày càng giảm, chỉ riêng về thủy sản theo kết quả nghiên cứu của Trần Anh Dũng (Chi cục thủy sản An Giang, 2010), cho thấy “sản lượng khai thác thủy sản tự nhiên của tỉnh An Giang có xu hướng giảm mạnh, năm

2001 sản lượng khai thác là 96.570 tấn, đến năm 2005 là 51.329 tấn, đến năm 2010 chỉ khai thác được 37.209 tấn”. Vì vậy người dân tăng cường khai thác và dùng nhiều công cụ mang tính hủy diệt. Hậu quả của những việc làm đó có thể gây ảnh hưởng đến kế hoạch bảo tồn, bảo vệ các loài động thực vật hoang dã.

Hình 6: Cây vấn đề khu đất ngập nước Lâm Trường Tỉnh Đội

Theo đánh giá của cộng đồng dân cư trong vùng, để giải quyết thực trạng này, chính quyền các cấp phải có chính sách thu hút, mời gọi đầu tư lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, giải quyết nhu cầu lao động, đào tạo ngành nghề phù hợp với trình độ và năng lực người dân hiện tại. Về sản xuất nông nghiệp, nhà nước cần nghiên cứu loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, chính sách hỗ trợ vốn, kỹ

Dân nghèo Khai thác quá mức

Không trình độ Không đất

Giảm sản lượng Giảm ĐDSH

Khai thác tài nguyên vùng đệm Thiếu

trường lớp

Kinh tế gia đình Các loài

Động vật Các loài

Thực vật

Sử dụng không hợp lý

Cá tôm

Chim Cò

Lưỡng cư, bò sát

Làm thuê

Ít người

thuê Ít

việc làm

Dược liệu Rau

đồng

thuật, xây dựng đê bao, hệ thống trạm bơm nước tập trung, tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm lúa cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác.

Vai trò các bên tham gia quản lý khu đất ngập nước

Kết quả phân tích PRA, xác định được các tổ chức và cá nhân có ảnh hưởng nhiều đến việc quản lý khu đất ngập nước bao gồm UBND tỉnh, sở Tài nguyên và Môi trường, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hạt kiểm lâm, UBND xã, Ban ấp, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Chi đoàn ấp, Tỉnh đội An Giang, Ban giám đốc Lâm trường và Cộng đồng dân cư sống xung quanh.

Hình 7: Các bên liên quan của khu đất ngập nước Lâm Trường Tỉnh Đội

Sơ đồ Venn cho thấy Ban giám đốc Lâm trường có ảnh hưởng lớn nhất đến việc quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững khu bảo tồn đất ngập nước. Họ có trách nhiệm phối hợp với chính quyền các cấp, nhất là với UBND xã để thực hiện việc phân định ranh giới khu bảo tồn. Họ có chức năng xây dựng quy chế tổ chức hoạt động, phương thức quản lý, bảo vệ và khai thác bền vững.

Kế đến là công đồng dân cư sống xung quanh khu đất ngập nước, mọi hoạt động của người dân điều tác động đến khu bảo tồn. Họ có trách nhiệm không đánh bắt các loài động thực vật thuộc đối tượng cần bảo vệ của khu bảo tồn, không sử dụng phương tiện mang tính hủy diệt trong khai thác, không đánh bắt các loài trong khu bảo tồn. Người

KHU BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC

BAN GIÁM ĐỐC LÂM TRƯỜNG TỈNH ĐỘI

CHI CỤC KIỂM LÂM

CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ XUNG QUANH SỞ TN – MT

SỞ NN & PTNT UBND TỈNH

UBND XÃ

HỘI NÔNG DÂN

PHỤ NỮ ẤP

CHI ĐOÀN ẤP

BAN ẤP PHÒNG

NN & PTNT

TỈNH ĐỘI AN GIANG

dân sống xung quanh đất ngập nước có vai trò hoạt động sản xuất nông nghiệp hạn chế sử dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, canh tác không làm thoái hoá, bạc màu đất đai, nuôi trồng thuỷ sản theo mô hình lâm ngư, nông ngư kết hợp. Tuy nhiên, người dân vùng đệm không có tiếng nói trong việc quản lý khu bảo tồn, và họ chưa thấy được các lợi ích từ khu bảo tồn cho cuộc sống của mình.

UBND xã và Ban ấp có trách nhiệm phối hợp với Ban giám đốc Lâm trường trong việc quản lý, bảo vệ khu bảo tồn và vùng đệm. Họ có chức năng quản lý và định hướng phát triển kinh tế - xã hội xung quanh khu bảo tồn đất ngập nước cũng như định hướng cơ cấu cây trồng, vật nuôi đến người dân, xây dựng và lập kế hoạch phát triển ngành nghề tăng thu nhập, nâng cao đời sống cư dân sống xung quanh đất ngập nước, giảm áp lực có hại tới khu bảo tồn, hướng dẫn người dân thực hiện các chính sách của đảng và nhà nước. Hội nông dân, Hội phụ nữ và Chi đoàn ấp có vai trò vận động người dân trong vùng tham gia quản lý, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất ngập nước.

UBND tỉnh An Giang có vai trò tổ chức quản lý, phê duyệt dự án, cấp kinh phí đầu tư cho khu bảo tồn đất ngập nước. Sở Tài nguyên – Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững vùng đất ngập nước, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức điều tra nghiên cứu, xây dựng quy hoạch bảo tồn và khai thác bền vững đất ngập nước.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với các ngành liên quan tổ chức quản lý rừng. Chi cục kiểm lâm phối hợp với đơn vị sử dụng xây dựng kế hoạch quản lý phòng chống cháy rừng.

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro trong quản lý

Kết quả hoạt động PRA và phỏng vấn sâu đơn vị quản lý đất ngập nước cho thấy việc quản lý đất ngập nước có điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức như sau.

Bảng 10: Điểm mạnh, yếu, cơ hội và rủi ro trong quản lý Lâm Trường Tỉnh Đội

Mặt mạnh Mặt yếu

Sự phối hợp tốt giữa các cấp Đơn vị quản lý chặt chẽ, bảo vệ nghiêm ngặt

Cộng đồng chưa có vai trò tham gia quản lý Cán bộ chưa có chuyên môn thích hợp

Cơ hội Rủi ro

Quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững đất ngập nước

Tác động từ bên ngoài dẫn đến phá hoại kế hoạch bảo tồn, mất đa dạng sinh học

Điểm mạnh của Lâm trường là thực hiện theo đúng pháp luật, chính sách của Nhà nước và của chính quyền các cấp trong việc quản lý và bảo vệ rừng không để xảy ra cháy rừng. Đơn vị quản lý phát huy được vai trò của mình trong quản lý, ngăn chặn được sự xâm nhập của người dân từ bên ngoài vào rừng săn bắt các loài động vật hoang dã thuộc đối tượng bảo tồn.

Điểm yếu của công tác quản lý cũng thể hiện rõ, mặc dù đã được phê duyệt là khu bảo tồn đất ngập nước từ năm 2007. Nhưng hiện nay phương pháp quản lý vẫn còn thực hiện theo cơ chế của ngành kiểm lâm, chưa đầu tư xây dựng thêm hạ tầng cơ sở, chưa quản lý mang tính tổng hợp hơn đúng nghĩa là khu bảo tồn đất ngập nước. Ngoài ra, chưa có biện pháp thu hút cộng đồng tham gia quản lý, bảo vệ.

Việc khu đất của Lâm trường được phê duyệt bảo tồn, nếu thực hiện có hiệu quả đồng nghĩa với việc tạo môi trường sống, sinh sản và phát triển cho các động thực vật hoang dã. Sự đầu tư kinh phí của nhà nước, thu hút sự hỗ trợ từ bên ngoài sẽ góp phần bảo vệ và sử dụng bền vững đất ngập nước.

Mối đe dọa cũng thấy rõ vì khu đất ngập nước nằm tiếp giáp với tuyến dân cư dọc theo tỉnh lộ 943, cuộc sống người dân nơi đây còn rất khó khăn nên họ khai thác quá mức tài nguyên từ đất ngập nước. Trong đó, các loài từ khu bảo tồn di cư ra đồng kiếm ăn sẽ bị khai thác cạn kiệt, nhất là các loài quý hiếm thuộc đối tượng bảo tồn.

Một phần của tài liệu So sánh phương pháp quản lý ba khu đất ngập nước ở an giang (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)