Quản lý đất ngập nước của Lâm Trường Tỉnh Đội

Một phần của tài liệu So sánh phương pháp quản lý ba khu đất ngập nước ở an giang (Trang 63 - 66)

3.2 Phương thức quản lý đất ngập nước của các đơn vị trực tiếp sử dụng

3.2.1 Quản lý đất ngập nước của Lâm Trường Tỉnh Đội

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Cơ cấu tổ chức của Lâm Trường Tỉnh Đội được thành lập theo ngành quân đội với bộ máy tin gọn và đơn giản bao gồm: Ban giám đốc, quân y, kế toán và lực lượng bảo vệ rừng. Khu bảo tồn đất ngập nước là một phần của Lâm Trường, do đó được quản lý theo cơ cấu tổ chung.

Hình 14: Tổ chức bộ máy của Lâm Trường Tỉnh Đội

Ban giám đốc 03 người: Quản lý, xây dựng kế hoạch phát triển rừng và đất ngập nước Quân y 01 người: Chăm sóc sức khỏe cán bộ và nhân viên lâm trường

BAN GIÁM ĐỐC (03 người)

QUÂN Y (01 người)

BẢO VỆ (20 người)

TÀI CHÍNH (01 người)

KHU A (04 người)

KHU C (04 người) KHU B

(04 người)

KHU D (04 người)

KHU E (04 người)

Tài chính 01 người: Thực hiện thu chi và chăm lo cuộc sống cán bộ công nhân viên của lâm trường

Nhân viên bảo vệ 20 – 30 người: Thực hiện tuần tra, canh gác ở các chốt canh. Tuy nhiên, lực lượng bảo vệ là nhân viên hợp đồng lao động theo mùa vụ nên có sự thay đổi lực lượng này theo mùa, vào mùa mưa thường cắt giảm nhân sự bảo vệ chỉ còn khoảng 20 người để tiết kiệm nguồn kinh phí, mùa khô cần tăng cường tuần tra, canh gác phòng chống cháy rừng nên lực lượng bảo vệ tăng lên 30 người.

Phương thức canh tác, chăm sóc và khai thác rừng

Công việc gieo trồng tràm được thực hiện đơn giản, khâu làm đất là cày ải và trục ngã rạp thực bì chờ lũ về dìm chết các loài cỏ sau đó tiến hành xạ. Hàng năm tổ chức kiểm tra, thống kê diện tích rừng bị chết hoặc kém phát triển tiến hành cấy dặm

Công tác chăm sóc chủ yếu là tiến hành tỉa thưa khi tràm ở tuổi 02 đến tuổi 05 nhằm tạo khoảng cách thích hợp để cho cây tràm sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Hàng năm chủ động vệ sinh rừng.

Diện tích khu A (khu bảo tồn đất ngập nước) hầu hết ở các lô đều được phủ xanh bỡi cây Tràm với nhiều độ tuổi khác nhau, mật độ trung bình 20.000-30.000 cây/ha được ưu tiên bảo vệ không khai thác.

Phương thức quản lý và bảo vệ rừng

Phòng chống cháy: Cũng cố Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng, tăng cường trực phòng cháy vào các tháng mùa khô 24/24 giờ, đặc biệt là ba tháng mùa kiệt (tháng 3, 4, 5 dương lịch). Tổ chức xây dựng lực lượng tuần tra và chốt canh, Lâm Trường tuyên truyền giáo dục cộng động tham gia chữa cháy khi xảy ra cháy.

Đảm bảo và thực hiện tốt phương châm 04 tại chỗ: Lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ. Lực lượng bảo vệ phải thực hiện tốt chức năng tuần tra bảo vệ, đảm bảo trực đúng khu vực được phân công, tuân thủ nghiêm các quy định về bảo vệ an toàn phòng cháy chữa cháy rừng, không để xảy ra cháy.

Công tác bảo vệ thường xuyên kiểm tra phương tiện phòng cháy, hệ thống đê điều kênh mương. Tổ chức các buổi diễn tập theo định kỳ để lực lượng bảo vệ thành thạo kỹ thuật chữa cháy, thao tác sử dụng phương tiện chữa cháy. Mua sắm dụng cụ, máy móc trang thiết bị có liên quan phòng cháy chữa cháy rừng. Kết hợp biện pháp lâm sinh, có kế hoạch trữ nước và khơi thông các luồng nước, trồng cây xanh cản lửa trên các đê bao. Chủ động vệ sinh, tỉa thưa rừng, đốt cỏ chủ động vào mùa khô ở những điểm dể cháy, hạn chế phát sinh cháy.

Phòng chống chặt phá: Thường xuyên tổ chức lực lượng, phối hợp tuần tra, nhất là các khu vực trọng điểm. Theo dõi nắm quy luật hoạt động, rà soát sàng lọc các đối tượng thường xuyên vi phạm đề ra biện pháp xử lý, thích hợp. Linh hoạt sắp xếp lịch

tuần tra, bố trí khu vực tuần tra không để cho đối tượng vi phạm lợi dụng sơ hở để thực hiện hành vi, vi phạm. Phối hợp với cơ quan chức năng xử lý kiên quyết các trường hợp cố tình vi phạm nhiều lần.

Phương thức quản lý và bảo vệ thủy sản

Phương thức quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của Lâm Trường được tiến hành song song với việc bảo vệ rừng, Lâm Trường có các hệ thống kênh, mương, ao đìa, lung chính là nơi trú ẩn, sinh sản và phát triển với số lượng lớn cá bổ sung vào thiên nhiên. Các loài thủy sản vào đầu mùa lũ, nhiều loài cá nước ngọt theo dòng nước vào Lâm Trường sinh sôi nẩy nở và phát triển, khi lũ rút chúng theo dòng nước đi ra ngoài kênh rạch, đồng ruộng là thời điểm để người dân sống vùng này đánh bắt. Chủ trương của Ban giám đốc Lâm Trường không bắt cá khu bảo tồn, tuy nhiên đơn vị chưa thực hiện thống kê số loài và sản lượng cá hàng năm.

Phương thức quản lý và bảo vệ động vật hoang dã

Phương thức quản lý và bảo vệ các loài động vật hoang dã của Lâm Trường được tiến hành song song với việc bảo vệ rừng. Rừng tràm là nơi sống của nhiều loài động vật hoang dã như chim nước, thú, các loài lưỡng cư, bò sát. Trong đó, loài quý hiếm không đánh bắt, thực hiện công tác ngăn chặn đối tượng xâm nhập trái phép vào trong Lâm Trường khai thác động vật rừng. Tuy nhiên, Lâm Trường chưa đủ năng lực thực hiện giám sát, thống kê số loài cũng như tập tính sinh hoạt của chúng.

Quản lý nước

Khu đất ngập nước có hệ thống đê bao khép kín, cống đê, trạm bơm và kênh nội đồng do đó việc thực hiện quản lý nguồn nước khá đơn giản. Vào mùa mưa cùng với sự dâng lên của lũ, khi mực nước bên ngoài dâng cao hơn mực nước bên trong rừng thì hệ thống các cống được mở với mục đích tháo chua, rửa phèn đồng thời tạo điều kiện cho các lời thủy sản di cư vào trong rừng sinh sôi và phát triển. Khi lũ đạt đỉnh hệ thống các cống được đóng lại để giử nước. Mùa khô dựa vào tình hình thực tiễn khi mức thủy cấp xuống thấp có thể bơm nước bổ sung giử độ ẩm chống cháy.

Những thuận lợi

Lâm Trường được sự quan tâm sâu sát của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh An Giang, sự hỗ trợ kịp thời của Chi cục kiểm lâm An Giang, sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền địa phương và sự đồng thuận của nhân dân sống xung quanh khu vực Lâm Trường, thực hiện nghiêm khuyến cáo của ngành kiểm lâm.

Những khó khăn

Hạn chế lớn nhất của Lâm Trường là diện tích rộng, nằm trong vùng sản xuất lúa của dân, khu đất ngập có trục lộ 943 xuyên qua, có dân cư đông sống xung quanh, chịu tác động mạnh mẽ từ bên ngoài vào.

Công tác tập huấn tuyên truyền giữa các ngành, địa phương và đơn vị quản lý còn hạn chế do thiếu kinh phí. Đời sống cộng đồng dân cư sống xunh quanh Lâm Trường còn nhiều khó khăn, họ thường lén vào rừng săn bắt động vật rừng.

Lực lượng tuần tra canh chốt còn thiếu so với yêu cầu, nhất là vào các tháng mùa khô.

Trình độ năng lực cán bộ nhân viên còn hạn chế, thiếu trang thiết bị cho công tác theo dõi và dự báo cháy rừng.

Quản lý tác động từ bên ngoài

Thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức liên quan vận động tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.

Vận động người dân tham gia bảo vệ rừng, không xâm nhập rừng trái phép để đánh bắt động vật rừng, chặt trộm cây rừng, không đem vật liệu dể cháy vào rừng. Đối với những hộ có đất sản xuất nông nghiệp giáp ranh với rừng không tự ý đốt đồng.

Có chính sách biểu dương, khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân đã tham gia tích trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.

Kết quả cho thấy phương thức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước ở Lâm Trường Tỉnh Đội so với quy định nghị định 109/2003/NĐ – CP của Thủ tướng Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước cho thấy những mặt tồn tại như sau:

• Chưa có phân khu chức năng (khu bảo vệ nghiêm ngặt, khu phục hồi sinh thái, khu dịch vụ hành chính).

• Chưa xây dựng quy chế riêng cho khu bảo tồn đất ngập nước, sử dụng quy chế quản lý rừng thay thế cho khu bảo tồn.

Một phần của tài liệu So sánh phương pháp quản lý ba khu đất ngập nước ở an giang (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)