Phân loại địa danh

Một phần của tài liệu Những đặc điểm chính của địa danh an giang (Trang 20 - 24)

Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập đến những cách phân loại của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam, chúng tôi chọn một trong số đó cách phân loại khái quát nhất và áp dụng vào phân loại các địa danh ở địa bàn chúng tôi khảo sát. Thông thường, việc phân loại địa danh bao giờ cũng căn cứ vào hai yếu tố chính: đối tượng và ngữ nguyên. Sau đây là một số cách phân loại của các tác giả Việt Nam:

Trước tiên, về đối tượng, theo Hoàng Thị Châu, địa danh được chia thành hai hệ thống là tiểu địa danh (tên thôn, xóm, gò, đồi, khe, suối, hồ, đầm…) và đại địa danh (tên lục địa, đại dương, nước, vùng, thủ đô, thành phố, sông, biển….) [21]. Trong cách phân loại này, tác giả căn cứ vào quy mô của địa danh. Nếu áp dụng cách phân loại này vào phân loại địa danh ở An Giang, số lượng của hai hệ thống rất chênh lệch, không cân đối. Hơn nữa tiêu chí phân loại chưa rõ ràng, trong hệ thống đầu, các tiểu nhóm chưa có sự tương đồng, thống nhất với nhau.

Cách phân loại của Trần Thanh Tâm [96]: chia địa danh Việt Nam thành 6 loại: 1. Loại đặt theo địa hình và đặc điểm; 2. Loại đặt theo vị trí không gian và thời gian; 3. Loại đặt theo tín ngưỡng, tôn giáo, lịch sử; 4. Loại đặt theo hình thái, đất đai, khí hậu; 5. Loại đặt theo đặc sản, nghề nghiệp và tổ chức kinh tế;

6. Loại đặt theo sinh hoạt xã hội. Cách phân loại này khá phức tạp, ở loại thứ ba và thứ năm, người ta dễ nhầm lẫn những đơn vị là đối tượng của ngành hiệu danh học.

Cách phân loại của Nguyễn Văn Âu [6] [7]: chia địa danh Việt Nam theo ba cấp: loại ( loại tự nhiên và loại kinh tế-xã hội), kiểu (7 kiểu: thuỷ danh, sơn danh, lâm danh, làng xã, huyện thị, tỉnh, thành phố, quốc gia), dạng (12 dạng:

sông ngòi, hồ đầm, đồi núi, hải đảo, rừng rú, truông, trảng, làng, xã, huyện, quận, thị trấn, tỉnh, thành phố và quốc gia). Cách phân loại này rất cụ thể, phong phú, tuy nhiên có sự trùng lập giữa hai cấp cuối, kiểu và dạng (đơn vị hành chánh: làng, xã, huyện, tỉnh, thành phố, quốc gia). Mặt khác, cách phân loại này đã thiếu đề cập đến những đối tượng thuộc nhóm công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều.

Cách phân loại của Lê Trung Hoa [50]: chia địa danh Việt Nam thành hai nhóm lớn: 1. Địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên (còn gọi là địa danh chỉ địa hình); 2. Địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo, gồm có ba loại: địa danh chỉ các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều, địa danh hành chính và địa danh vùng. Cách phân loại này khái quát hơn, chúng tôi chọn cách này và áp dụng cụ thể hơn như sau:

Địa danh chỉ địa hình

Địa hình cao: núi, đồi, đỉnh, vồ, hang, thác, suối, thung lũng, đèo, dốc, rừng…

Địa hình thấp

Đồng bằng: đồng, sông, rạch, kênh, mương, cồn, cù lao, doi, vàm, tắt, trảng, lung, rọc…

Duyên hải, hải đảo: bãi, đảo, quần đảo, hòn, vịnh, ghềnh, mũi, eo biển, rừng ngập mặn…

Địa danh hành chính: Châu lục, khối, khu vực, quốc gia, tỉnh, thủ đô, thành phố, thị xã, quận, huyện, thị trấn, phường, xã, khóm, ấp, làng.

Địa danh vùng: vùng, khu, xóm…

Địa danh công trình xây dựng

Giao thông: cầu, đường,hẻm, ngã ba, ngã tư, vòng xoay, bến đò, bến phà…

Sinh hoạt cộng đồng: chợ, công viên, quảng trường, vườn quốc gia, khu du lịch, khu lưu niệm, lâm viên…

Địa danh

Về ngữ nguyên, chúng tôi chọn lọc được một số cách phân loại như sau:

Cách phân loại của Nguyễn Kiên Trường [112] chia địa danh thành các tiểu loại có nguồn gốc khác nhau: nguồn gốc Hán Việt, nguồn gốc thuần Việt, nguồn gốc tiếng Pháp, nguồn gốc từ phương ngữ Quảng Đông, nguồn gốc khác như Tày-Thái, Việt-Mường…, nguồn gốc hỗn hợp và địa danh chưa xác định nguồn gốc.

Cách phân loại của Trần Văn Dũng [32] chia địa danh thành 5 loại: 1. Loại địa danh gốc bản địa (đặt theo cách và tiếng của các dân tộc thiểu số tại chỗ- các cư dân sống lâu đời trên địa bàn); 2. Loại địa danh thuần Việt; 3. Loại địa danh Hán Việt; 4. Loại địa danh gốc khác; 5. Loại địa danh chưa xác định nguồn gốc.

Cách phân loại của Lê Trung Hoa [50] chia địa danh thành 4 nhóm: 1. Địa danh thuần Việt; 2. Địa danh Hán Việt; 3. Địa danh các ngôn ngữ dân tộc (Chăm, Khmer, Ba Na, Ê Đê, Gia Rai, Tày, Thái, Mường…); 4. Địa danh ngoại ngữ (Pháp, Indonesia, Malaysia…)

Cách phân loại của Nguyễn Kiên Trường và Trần Văn Dũng tuy có nhiều hơn so với cách phân loại của Lê Trung Hoa, đều do đặc trưng riêng của từng vùng, quyết định nhiều bởi cư dân bản địa và sự giao lưu văn hoá với các dân tộc ở các vùng lân cận. Riêng nhóm địa danh chưa xác định nguồn gốc, đương nhiên là phải có, có thể do những thay đổi, biến cố lịch sử nào đó mà nguồn gốc của nó bị mờ lấp, chúng ta chưa thể tìm ra, chứ thực chất nó cũng thuộc đâu đó trong bốn nhóm còn lại. Địa danh hỗn hợp là những địa danh đã tìm ra nguồn gốc, tuy nhiên nó bao gồm nhiều thành tố thuộc những nguồn gốc khác nhau ghép lại. Trong ba cách phân loại trên, chúng tôi thấy khái quát nhất là

cách phân loại của Lê Trung Hoa, chúng tôi chọn và áp dụng cho phân loại về mặt ngữ nguyên cho địa danh ở An Giang như sau:

Một phần của tài liệu Những đặc điểm chính của địa danh an giang (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(258 trang)