Phương thức chuyển hoá

Một phần của tài liệu Những đặc điểm chính của địa danh an giang (Trang 56 - 60)

Chương 2: PHƯƠNG THỨC ĐỊNH DANH VÀ CẤU TẠO ĐỊA DANH AN GIANG 2.1 Kết quả thu thập và phân loại địa danh An Giang

2.2 Vấn đề danh từ chung và thành tố chung

2.3.2 Phương thức chuyển hoá

Chuyển hoá là phương thức biến một địa danh này thành một hoặc nhiều địa danh khác. Trong quá trình chuyển hoá, địa danh mới có thể giữ nguyên dạng của địa danh cũ, hoặc thêm một yếu tố mới. Sau khi chuyển hoá, địa danh cũ có thể mất đi hoặc cùng tồn tại với địa danh mới [50, 69].

2.3.2.1 Chuyển hoá trong nội bộ một loại địa danh a. Địa danh chỉ địa hình thiên nhiên

Bưng Sen => rọc Bưng Sen (AP), láng Xuồng => rạch Láng Xuồng (CĐ), láng Giày => rạch Láng Giày (CĐ), lung Ấu => rạch Lung Ấu (CP), lung Môn

=> rạch Lung Môn (AP), xẻo Gừa => rạch Xẻo Gừa (PT), xẻo Sao => rạch Xẻo Sao (LX), xẻo Rừng => rạch Xẻo Rừng (CĐ)…

b. Địa danh chỉ công trình xây dựng

Mương Khai => cầu Mương Khai (TB), mương Xa Tô => cầu Mương Xa Tô (AP), kênh Cây Lựu => đường Kênh Cây Lựu (LX), mương Thơm =>

đường Mương Thơm Bờ Hữu (LX) và đường Mương Thơm Bờ Tả (LX), cầu Cái Dung => đường Cầu Cái Dung (LX), rạch Tổng Hợi => đường Cặp Rạch Tổng Hợi (LX)…

c. Địa danh chỉ đơn vị hành chính

Phường Bình Khánh => khóm Bình Khánh 1, khóm Bình Khánh 2, khóm Bình Khánh 3, khóm Bình Khánh 4, khóm Bình Khánh 5, khóm Bình Khánh 6,

khóm Bình Khánh 7 (LX); huyện Chợ Mới => thị trấn Chợ Mới; huyện Tân Châu => thị xã Tân Châu; xã Núi Voi => ấp Núi Voi (TB), huyện Tri Tôn =>

thị trấn Tri Tôn; huyện Tịnh Biên => thị trấn Tịnh Biên…

2.3.2.2 Chuyển hoá từ loại địa danh này sang loại địa danh khác

a. Địa danh chỉ địa hình thiên nhiên chuyển sang địa danh chỉ công trình xây dựng: vàm Cống => chợ Vàm Cống (LX), xẻo Trôm => chợ Xẻo Trôm (LX), núi Sập => chợ Núi Sập (TS), lung Bà Lái => mương Lung Bà Lái (CP), núi Nhỏ => cầu Núi Nhỏ (TS), rạch Chùa => cầu Rạch Chùa (TC), kênh Đào

=> đường Kênh Đào, cầu Kênh Đào (CP)…

b. Địa danh chỉ địa hình thiên nhiên chuyển thành địa danh hành chính:

núi Sam => phường Núi Sam (CĐ), núi Sập => thị trấn Núi Sập (TS), núi Cô Tô => xã Núi Tô (TT), núi Kết => ấp Núi Kết (TB), núi Nước => khóm Núi Nước (Ba Chúc, TT), búng Bình Thiên => ấp Búng Bình Thiên (Quốc Thái, AP), giồng Trà Dên => ấp Giồng Trà Dên (Tân Thạnh, TC), núi Nổi => ấp Núi Nổi (Tân Thạnh, TC)…

c. Địa danh chỉ công trình xây dựng chuyển thành địa danh chỉ địa hình thiên nhiên: chợ Vàm => doi Chợ Vàm (PT), mương Miễu => rạch Mương Miễu (PT), mương Thơm => rạch Mương Thơm (LX), láng Xuồng => rạch Láng Xuồng (CĐ), lung Ấu => rạch Lung Ấu (CP)…

d. Địa danh chỉ công trình xây dựng chuyển thành địa danh hành chính:

chợ Mới => huyện Chợ Mới, chợ Vàm => thị trấn Chợ Vàm (PT).

e. Địa danh hành chính chuyển sang địa danh chỉ công trình xây dựng:

thành phố Long Xuyên => chợ Long Xuyên, phường Mỹ Xuyên => chợ Mỹ Xuyên; thị xã Châu Đốc => chợ Châu Đốc, xã Vọng Đông => kênh Vọng

Đông 1, kênh Vọng Đông 2 (TS), thành phố Long Xuyên => kênh Long Xuyên-Rạch Giá, xã Vĩnh Xương => cầu Vĩnh Xương (TC), xã Tà Đảnh =>

kênh Tà Đảnh 1, kênh Tà Đảnh 2, kênh Tà Đảnh 3, kênh Tà Đảnh 4, kênh Tà Đảnh 5, kênh Tà Đảnh 6, kênh Tà Đảnh 7 (TT)…

f. Địa danh hành chính chuyển sang địa danh chỉ địa hình tự nhiên: thị xã Châu Đốc => sông Châu Đốc, xã Tân Hoà => cồn Tân Hoà (PT), ấp An Thạnh

=> cồn An Thạnh (CM), xã An Hảo => hồ An Hảo (TB)…

2.3.2.3 Nhân danh chuyển thành địa danh:

Nhóm này tập trung chủ yếu ở địa danh chỉ đường và cầu, thường là tên các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hoá, các chiến sĩ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến. Ví dụ: Nguyễn Trãi => đường Nguyễn Trãi (LX), Thủ Khoa Nghĩa => đường Thủ Khoa Nghĩa (CĐ), Nguyễn Trung Trực => cầu Nguyễn Trung Trực (LX), hai Bà Trưng => đường Hai Bà Trưng (LX), Tôn Đức Thắng

=> cầu Tôn Đức Thắng, Huỳnh Thị Hưởng => kênh Huỳnh Thị Hưởng (CM), Ung Văn Khiêm => đường Ung Văn Khiêm (LX), Đào Hữu Cảnh => xã Đào Hữu Cảnh…

2.3.2.4 Hiệu danh chuyển thành địa danh:

Nhóm này tập trung chủ yếu ở những địa danh chỉ đường, hẻm, cầu và kênh, thường lấy tên chùa, tên đình, tên các cơ sở kinh tế. Ví dụ: đình Bình Thuỷ => chợ Đình Bình Thuỷ (CP), đình Phước Hưng => cầu Đình Phước Hưng (AP), Đại học An Giang => đường Giữa Đại Học An Giang (LX), trường Đoàn Thị Điểm => đường Trường Đoàn Thị Điểm (LX), chùa Ông Hổ

=> đường Chùa Ông Hổ (LX), chùa Tân Hương => cầu Chùa Tân Hương (LX), Uỷ ban Phú Xuân => cầu Uỷ Ban Phú Xuân (PT)…

2.3.2.5 Chuyển hoá từ địa danh của ngôn ngữ dân tộc khác

Đối với địa bàn An Giang, cũng như xét trên bình diện chung ở Nam Bộ, cách chuyển hoá này chủ yếu là từ những địa danh có nguồn gốc tiếng Khmer sang ngôn ngữ Việt bằng con đường Việt hoá. Toàn tỉnh có khoảng 106 địa danh dạng này, trong đó số địa danh được xác định nghĩa rất ít.

Ví dụ: ấp Mằng Rò (xã Văn Giáo, TB) là một loại cây thân gỗ, lá giống như lá cây huỳnh đàn (còn gọi là cây hoàng hậu, trồng ở công viên hoặc ven đường), cho trái nhỏ, vị chua giống trái dâu da ở miền Bắc.

Ấp Tà Dung (xã Lương Phi, TT) cũng là tên một loại cây thân gỗ nhỏ, nhiều cành, lá chua, dùng để nấu canh chua như lá me chua của người Việt, cây này thường trồng trong sân chùa của người Khmer.

Hồ Soài So (TT) có dạng gốc là Svay So, có nghĩa là xoài trắng, vì hồ nằm cạnh chùa Soài So, tên ngôi chùa được đặt tên căn cứ vào giống xoài cho trái màu trắng từng mọc ở đây.

Ấp Tà Miệt (xã Lương Phi, TT) có dạng gốc là Kô Rô Myath, Kô nghĩa là

“gò”, Rô Myath nghĩa là “cây nghệ”, hiện nay, các phum người Khmer ở đây vẫn còn trồng nghệ rất nhiều.

Cầu Tà Đét nằm trên tuyến đường 948 nối liền Tri Tôn với Nhà Bàng. Tà Đét có dạng gốc là Bonh Tyad Đek, Bonh Tyad nghĩa là “đồn”, Đek nghĩa là

“sắt”, Bonh Tyad Đek nghĩa là đồn được xây bằng sắt của Pháp, cây cầu này nằm gần đồn. Về sau, địa danh này khi Việt hoá được lượt đi âm tiết đầu và trở thành Tà Đét.

* Nhận xét:

Nhìn chung, các phương thức định danh đối với địa danh An Giang cũng tương tự như các phương thức định danh ở các vùng lân cận như Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp… Ở đây chúng tôi lưu ý hai đặc điểm, thứ nhất, trong phương thức tự tạo dựa vào thực tế khách quan, các đặc điểm tương quan giữa bản thân đối tượng được đặt tên với đối tượng khác được vận dụng khá phong phú, xoay quanh cây cỏ và con vật tồn tại trong hoặc gần đối tượng đó. Cây cỏ chủ yếu là cây dại ven sông rạch và con vật chủ yếu là trâu, bò, voi, cá và các loài chim ăn cá. Đây là điểm đặc biệt tương đồng trong kết quả khảo sát địa danh ở các vùng lân cận trong khu vực Nam Bộ.

Thứ hai, chúng tôi lưu ý đến phương thức chuyển hóa từ địa danh chỉ địa hình thiên nhiên sang địa danh chỉ công trình xây dựng, trong 1480 địa danh chỉ kênh và mương có 69 địa danh được chuyển hóa từ các đối tượng tự nhiên:

lung, xẻo, tắt, ngọn… Đặc điểm này có phần nổi trội so với địa danh các vùng khác, chính nó làm cho số lượng nhóm địa danh chỉ công trình xây dựng của An Giang cao hơn so với các vùng khác. Điều này cũng phản ánh yếu tố nhân tạo trong trong hệ thống các địa danh chỉ dòng nước tại đây.

Một phần của tài liệu Những đặc điểm chính của địa danh an giang (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(258 trang)