Lịch sử dân cƣ

Một phần của tài liệu Những đặc điểm chính của địa danh an giang (Trang 34 - 40)

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.3 Lịch sử dân cƣ

* Giai đoạn Vương Quốc Phù Nam:

Theo Giáo sư Lương Ninh, cư dân Phù Nam vốn là cư dân bản địa ở Đông Nam Á cổ, họ tự gọi mình là tộc người miền núi. Họ vốn có rất nhiều bộ lạc, một trong những bộ lạc đó đã sống ở vùng Angkor Borei, đã phát triển và lập nên quốc gia đầu tiên, tự gọi mình là Tộc người miền Núi, theo tiếng Phạn là Kirivamsa. Quốc hiệu Phù Nam là do hai sứ nhà Ngô (thời Tam Quốc – Trung Quốc) là Khang Thái và Chu Ứng ghi bằng chữ Hán, tuy nhiên đó hoàn toàn không phải là phiên âm của Phnom (nghĩa là núi – tiếng Khmer), đó là phiên âm tên tộc người bản địa, Vnam, Bnam, Mnong, Pnong. [78]

Như vậy cư dân vương quốc Phù Nam vốn không cùng dòng với người Khmer (chủ nhân của vương quốc Chân Lạp sau này), họ thuộc nhóm Môn cổ.

Vương quốc Phù Nam tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỷ I đến thế kỷ VII, sau đó bị vương quốc Chân Lạp tiêu diệt. Hầu hết hoàng tộc đều chạy ra quần đảo Indonesia, sau nhiều lần tái chiếm bất thành, họ định cư ở đó luôn, còn dân cư Phù Nam thì sống hòa trộn với cư dân Khmer và hầu như bị đồng hóa hoàn toàn.

Về hình dáng và tính tình của dân cư Phù Nam, giáo sư Lương Ninh dẫn lại các sách cổ Trung Quốc như sau:

Tấn thư cho biết “Người đều đen đúa, xấu xí, búi tóc, thân trần, đi chân đất, tính chất phác, thẳng thắn, không trộm cướp, theo nghề cày cấy trồng trọt, một năm trồng 3 vụ”.

Nam Tề thư chép: “Người Phù Nam thông minh, lanh lợi và giảo quyệt, đánh phá các thành ấp lân cận, bắt dân không phục tùng làm nô tì (tờ 13) nhưng (tờ 15) lại viết: “Người tính tình hiền lành, không giỏi chiến trận, thường bị nước Lâm Ấp xâm lấn đánh phá, không thông giao được với Giao Châu”.

Chu Ứng (sứ thần nhà Ngô) cũng ghi lại: “Người nước đó ở trần, chỉ có phụ nữ mặc áo chui đầu….”.

* Giai đoạn Thủy Chân Lạp

Giai đoạn này chủ yếu là sự hiện diện của người Khmer. Như đã nói ở phần lịch sử, sau khi Phù Nam bị Chân Lạp tiêu diệt, toàn bộ hoàng tộc và quý tộc của họ đều lưu vong và xây dựng quốc gia mới, chỉ còn lại dân thường hòa huyết cùng cư dân mới (Khmer), tuy vậy sự hòa huyết và định cư của lớp cư dân mới này (người Khmer và người Khmer hòa huyết cùng người Phù Nam) phần lớn sống ở bên kia biên giới, phần đất Thủy Chân Lạp trở thành hoang

địa, chỉ có lẻ tẻ một số phum, sóc nhỏ của người Khmer rải rác trên các giồng, gò cao, người Khmer không có thói quen và hiểu biết về kinh tế biển, về làm ruộng ngập nước (theo quan điểm của giáo sư Lương Ninh).

Sau nhiều biến động trong nước (nội chiến và chiến tranh với Xiêm), một số người Khmer tìm phương lánh nạn cũng tìm đến Thủy Chân Lạp để tìm kế sinh nhai. Thêm vào đó là một bộ phận binh lính từ các đồn, trại của Chân Lạp tự ý

giải ngũ để sinh sống ở đây.

* Giai đoạn các chúa Nguyễn và triều Nguyễn

Theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, năm 1700, sau khi vâng mệnh chúa Nguyễn Phúc Chu đem quân bình ổn Cao Miên xong, Nguyễn Hữu Cảnh kéo quân về tạm dừng ở cù lao Cây Sao (nay là cù lao Ông Chưởng) trong vòng hơn nửa tháng, trong thời gian ấy, Nguyễn Hữu Cảnh có đi thăm hỏi và úy lạo một số gia đình người Việt ở đây. Như vậy, người Việt đã có mặt ở đây từ trước đó khá lâu, cụ thể là khi nào thì chưa có bằng chứng xác thực.

Nhưng ta có thể phỏng đoán là phải sau thế kỷ 16 – 17.

Trong lần ấy, Nguyễn Hữu Cảnh cũng cho phép một số binh sĩ được giải ngũ để ở lại lập nghiệp. Trong đội quân của ông lúc ấy, đông nhất là binh lính từ hai huyện Phước Long (dinh Trấn Biên) và Tân Bình (dinh Phiên Trấn), và họ chủ yếu định cư tại Chợ Mới bây giờ, vì thế đó là lớp dân cựu trào, cố cựu ở An Giang, và họ vẫn tự nhận là dân Hai Huyện (nhưng xét về xa xưa thì dân Hai Huyện ở Gia Định và Biên Hòa lại có nguồn gốc từ Quảng Bình – quê hương của Nguyễn Hữu Cảnh – nói riêng và Ngũ Quảng nói chung). Toàn bộ vùng Tây Nam Bộ vẫn gọi họ như thế với vẻ kính nể bởi họ được coi là xuất thân rõ ràng và giữ gìn được thuần phong mỹ tục, nếp ăn, nếp nghĩ thuần chất Việt nhất ở miền Tây Nam Bộ này.

Trong đợt về nước ấy, Nguyễn Hữu Cảnh cũng đã bảo trợ cho một bộ phận lớn người Chăm (Chăm Islam mới) từ Cao Miên theo về, giúp họ định cư tại Đa Phước (An Phú bây giờ), Châu Phong và Phú Hiệp (Tân Châu bây giờ), Châu Đốc. Sau này cũng diễn ra nhưng đợt hồi hương lẻ tẻ của một bộ phận người Chăm (Chăm Islam mới) từ Indonesia, Mã Lai… về Việt Nam.

Những đợt đào kênh (Thoại Hà – 1817 và Vĩnh Tế - 1819) do Thoại Ngọc Hầu chỉ đạo cũng góp phần quy tụ và hình thành nhiều đợt di cư mới của người Việt đến vùng Tây Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng (chủ yếu quy tụ dọc theo những con kênh mới đào: Đông Xuyên (Long Xuyên ngày nay), Châu Thành, Thoại Sơn, Châu Đốc, Tân Châu….) và cũng góp phần định hình lại địa bàn cư trú của người Khmer (ở An Giang, người Khmer dần dần quy tụ tập trung về hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên).

Dưới thời Minh Mạng nói chung (1820 – 1840), tội phạm lưu đày, phần lớn gom về vùng Vĩnh Tế để lập các xóm dọc bờ kênh, dần dần hình thành nên các vùng dân cư. Cũng thời kỳ này, chính sách “Bách hại đạo” (cấm đạo, diệt đạo – Đạo Thiên Chúa) của Minh Mạng đã khiến cho những người theo đạo Thiên Chúa phải chạy lánh nạn từ miền Trung vào vùng Cù lao Giêng (1778), Bò Ót (1779), Năng Gù (1845).

Chính sách lập các đồn điền mà Nguyễn Tri Phương trình tấu và được phép tiến hành (năm 1854) cũng đã góp phần hình thành nên những khu dân cư mới của người Việt, người Chăm (năm 1854, người Chăm ở ngang chợ Châu Đốc (Đa Phước, Châu Phong) cũng gom lại từng đội, do viên hiệp quản đứng đầu.

Năm 1840, người Chăm định hình rõ ràng và định cư cố định hẳn tại Châu Đốc và Tân Châu.

Riêng về phần người Hoa, chưa có tư liệu nào nói rõ mốc thời gian người Hoa có mặt ở An Giang. Tuy nhiên giai đoạn này ta cũng có thể có một vài suy đoán như sau:

Những người Hoa theo chân Mạc Cửu đến Hà Tiên khai phá (1680) cũng đã có một bộ phận chung sức với người Việt, người Khmer đào kênh Vĩnh Tế và tham gia trong các đội quân chiến đấu chống lại sự xâm lược của quân Xiêm (rất nhiều trận diễn ra ở vùng Châu Đốc tân cương; theo Trần Thắng Tài đến Cù lao Phố (Dinh Trấn Biên – Biên Hòa, Đồng Nai bây giờ) cũng tham gia đội quân của Nguyễn Hữu Cảnh đi bình ổn Cao Miên (1699 – 1700) rồi dừng lại ở An Giang; theo chân Dương Ngạn Địch đến Mỹ Tho (Tiền Giang) cũng tham gia buôn bán lúa gạo khắp các kênh rạch, sông ngòi của hệ thống sông Cửu Long hình thành nên lớp thương lái nổi tiếng ở đây sau này.

Những đợt đào kênh của Thoại Ngọc Hầu đã huy động một lực lượng dân cư đáng kể khắp miền Ngũ Quảng, miền Nam Bộ, vì thế sự hiện diện và sau đó là định cư của người Hoa là chuyện đương nhiên.

Xét về mặt văn bản, theo chỉ dụ số 18 ngày 21/8/1956 của chính quyền Ngô Đình Diệm sửa đổi Luật quốc tịch Việt Nam, thì những người Hoa sinh đẻ tại Việt Nam kể như dân Việt Nam. Trong tỉnh An Giang , tính đến ngày 15/9/1959 có tất cả 1.748 người Hoa sinh đẻ ở Việt Nam đã nhận thẻ kiểm tra nhập tịch Việt Nam.

Dân số tỉnh Long Xuyên từ năm 1874 đến năm 1914

Năm

Dân số Tổng

dân số tỉnh An Giang

Ghi chú

Việt Khmer Hoa

1874 45.107 6.700 350 52.157

Không tính người Chăm

1879 65.328 3.604 640 69.572

1884 66.004 1.272 1.136 68.412

1889 99.071 1.532 1.137 101.746

1894 91.130 1.858 1.452 94.445

1904 149.02

5 2.000 1.341 152.378

1909 138.33

9 2.514 1.309 142.185

1914 144.92

8 2.369 1.936 150.113

(Theo Monographie de la province de Long Xuyên năm 1926 của Victor Duveroy)

– Dẫn lại theo Địa chí An Giang, trang 208, Tập 1, năm 2002

Hiện nay, An Giang có tổng số dân là 2.217.488 người, 455.901 hộ (theo số liệu điều tra cuối năm 2007), đông nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Toàn tỉnh có 24.011 hộ dân tộc thiểu số, với 114.632 người, chiếm 5,17% tổng dân số toàn tỉnh, với 3 dân tộc chủ yếu.

Dân tộc Khmer có 18.512 hộ, 86.592 người, chiếm tỷ lệ 75,54% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 3,9% so tổng dân số toàn tỉnh; trong đó có 16.838 hộ với dân số khoảng 80.000 người (chiếm gần 92% tổng số dân tộc Khmer toàn tỉnh) sống tập trung ở 2 huyện miền núi: Tri Tôn và Tịnh Biên, số còn lại sống rải rác, có mối quan hệ rộng rãi với đồng bào dân tộc Khmer các

tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và người Khmer ở Campuchia. Nguồn thu nhập chủ yếu của đồng bào Khmer từ trồng trọt, chăn nuôi gia đình và làm thuê mướn theo thời vụ.

Dân tộc Chăm có 2.660 hộ, 13.722 người, chiếm tỷ lệ gần 12% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 0,62% so tổng dân số toàn tỉnh, sống tập trung khá đông ở huyện An Phú và thị xã Tân Châu, số còn lại sống rải rác ở các huyện: Phú Tân, Châu Phú và Châu Thành. Hầu hết đồng bào Chăm theo Islam giáo, có mối quan hệ với tín đồ Hồi giáo các nước Ả Rập, Malaysia, Indonesia,Campuchia. Nguồn thu nhập chính bằng nghề chài lưới, buôn bán nhỏ và dệt thủ công truyền thống.

Dân tộc Hoa có 2.839 hộ, 14.318 người, chiếm tỷ lệ 12,50% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 0,65% tổng dân số toàn tỉnh. Đại bộ phận sống ở thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, có mối quan hệ chặt chẽ với người Hoa trong vùng và nhiều nước trên thế giới. Đồng bào người Hoa phần lớn theo Phật giáo Đại thừa, đạo Khổng và tín ngưỡng dân gian. Một bộ phận lớn kinh doanh thương mại, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có cuộc sống ổn định, thu nhập khá hơn so với các dân tộc khác.

Một phần của tài liệu Những đặc điểm chính của địa danh an giang (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(258 trang)