1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tỉnh An Giang
Tỉnh An Giang nằm ở địa đầu Tây Nam của lãnh thổ Việt Nam. Phía Bắc và Tây Bắc tiếp giáp Campuchia với đường biên giới dài 104 km, chạy dọc theo kênh Vĩnh Tế. Phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang đường ranh giới dài 69,789 km. Phía Nam có 44,734 km đất đai tiếp giáp với thành phố Cần Thơ.
Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Đồng Tháp, ngăn cách bởi sông Tiền và rạch Cái Tàu Thượng, chiều dài đường ranh giới là 107,6 km.
Lãnh thổ An Giang bao gồm hai vùng: dãy cù lao nằm giữa sông Tiền- sông Hậu bao gồm các huyện: An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới; dãy đất nằm dọc bên hữu ngạn sông Hậu, thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên, bao gồm các huyện: Châu Phú, Châu Thành, Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn, thị xã Châu
ĐỊA DANH
Địa danh thuần Việt
Địa danh không thuần Việt
Địa danh Hán Việt
Địa danh gốc Khmer
Địa danh gốc Malaysia, Indonesia
Địa danh gốc Pháp
Địa danh hỗn hợp Địa danh chưa xác định nguồn gốc
Đốc và thành phố Long Xuyên. Chiều dài nhất theo hướng Bắc - Nam là 86 km, Đông - Tây là 87 km, trong vùng tọa độ từ 10012' - 10057' vĩ Bắc và 104046' - 105035' kinh Đông. Điểm cực Bắc trên vĩ độ 10057’ nằm tại xã Khánh An, huyện An Phú. Điểm cực Nam trên vĩ độ 10012’ nằm tại xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn. Điểm cực Tây trên kinh độ 104 0 46’ tại xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn. Điểm cực Đông trên kinh độ 1050 35’tại xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới.
An Giang có hai dạng địa hình là đồng bằng và đồi núi. Đồng bằng chiếm khoảng 87% diện tích tự nhiên của tỉnh, là nơi sinh sống của khoảng 89% dân cư toàn tỉnh. Đồng bằng cũng được phân thành hai loại là đồng bằng phù sa và đồng bằng ven núi.
Đồng bằng phù sa do phù sa của sông Cửu Long bồi đắp, gồm 2 khu vực:
khu vực 1 là dãy đất nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, bao gồm một phần huyện An Phú và các huyện Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới. Địa hình có dạng lòng chảo, cao ở hai bờ sông và thấp dần ở giữa. Khu vực 2 là dãy đất nằm ở hữu ngạn sông Hậu, bao gồm một phần huyện An Phú, các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, thị xã Châu Đốc và thành phố Long Xuyên. Địa hình hơi nghiêng, thấp dần về phía Tây - Tây Nam.
Đồng bằng ven núi tập trung ở các huyện miền núi Tri Tôn, Tịnh Biên và một phần huyện Thoại Sơn, thuộc kiểu sườn tích (Deluvi) và phù sa cổ. Kiểu sườn tích hình thành trong quá trình phong hóa và xâm thực từ các núi đá, độ cao trung bình từ 5 - 10 m, hẹp, độ dốc nhỏ.
Vùng đồi núi chiếm khoảng 13% diện tích tự nhiên và 11% dân cư toàn tỉnh. Các dãy núi phân bố thành hình vòng cung kéo dài gần 100 km, khởi đầu từ xã Phú Hữu, huyện An Phú, qua xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, bao trùm lên
gần hết diện tích huyện Tịnh Biên và huyện Tri Tôn, về tận xã Vọng Thê và Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, gồm các cụm núi chính: cụm núi Sập và cụm núi Ba Thê (Thoại Sơn), cụm núi Phú Cường (Tịnh Biên), cụm núi Cấm (Tri Tôn và Tịnh Biên), cụm núi dài và cụm núi Tô (Tri Tôn). Khu vực Bảy Núi hay còn gọi là Thất Sơn gồm các ngọn núi: núi Cấm (cụm núi Cấm), núi Dài (cụm núi Dài), núi Dài Năm Giếng (cụm núi Phú Cường), núi Cô Tô (cụm núi Cô Tô), núi Nước (cụm núi Dài), núi Tượng (cụm núi Dài). Núi Sam ở thị xã Châu Đốc và núi Nổi ở huyện An Phú là các núi lẻ nổi lên giữa cánh đồng lúa xanh rờn, tạo nên vẻ đẹp sinh động. Đất đai vùng núi chủ yếu là đất xám, nghèo dinh dưỡng, giữ nước kém, dễ bị khô hạn và xói mòn. Sản xuất nông nghiệp chỉ được một vụ vào mùa mưa, chủ yếu là trồng cây ăn quả và trồng rừng.
Về sông ngòi, An Giang nằm ở thượng nguồn sông Cửu Long, đoạn hạ lưu của sông Mê Kông, có nhiều sông lớn chảy qua. Ngoài ra, tỉnh còn có một hệ thống rạch tự nhiên và các kênh đào nằm rải rác khắp nơi, tạo thành mạng lưới giao thông thủy lợi chằng chịt với mật độ sông ngòi là 0,72 km/km2. Các sông chính: sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao. Ngoài ra còn có sông Bình Di và sông Châu Đốc. Sông Bình Di là một nhánh của sông Hậu, tách ra tại xã Khánh Bình, huyện An Phú, chảy đến xã Vĩnh Hội Đông, dài khoảng 10 km. Sông Châu Đốc là một phụ lưu của sông Hậu, bắt đầu từ xã Vĩnh Hội Đông, nơi giao nhau giữa sông Tà Keo (chảy từ Campuchia qua) và sông Bình Di, chảy qua xã Đa Phước, đến thị xã Châu Đốc thì nhập vào sông Hậu, dài khoảng 18 km.
Chế độ thủy văn của An Giang phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước sông Mê Kông. Hằng năm, có khoảng 70% diện tích tự nhiên bị ngập lụt với mức nước phổ biến từ 1 - 2,5 m, thời gian ngập lụt từ 2,5 - 4 tháng. Điều này gây
khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân.
Ngoài các con sông lớn, An Giang còn có hệ thống các kênh, rạch, hồ nằm rải rác khắp bề mặt lãnh thổ. Hệ thống rạch tự nhiên có độ dài từ vài km đến 30 km, bề rộng từ vài m đến 100 m, độ uốn khúc quanh co khá lớn. Các rạch nằm giữa sông Tiền và sông Hậu thường lấy nước từ sông Tiền chuyển sang sông Hậu. Các rạch ở phía Tây sông Hậu thì lấy nước từ sông Hậu dẫn vào nội đồng.
Xưa kia, số lượng các rạch tự nhiên khá nhiều. Trải qua một thời gian dài, nhiều rạch đã bị phù sa sông Tiền và sông Hậu bồi đắp thành ruộng, hoặc bị cải tạo thành các kênh đào, vì vậy, số còn lại ngày nay không nhiều. Một số rạch lớn như: Mương Khai, Cái Đầm, Cái Tắc (huyện Phú Tân); Ông Chưởng, Cái Tàu Thượng (huyện Chợ Mới); Long Xuyên (thành phố Long Xuyên); Chắc Cà Đao, Mặc Cần Dưng (huyện Châu Thành); Cần Thảo (huyện Châu Phú).
Trong đó rạch Ông Chưởng và rạch Long Xuyên là quan trọng nhất.
Ngoài hệ thống rạch tự nhiên, An Giang còn có mạng lưới kênh đào được khai mở qua các thời kỳ. Hệ thống kênh trên địa bàn tỉnh được phân thành 3 cấp, với chiều dài tổng cộng khoảng 5.171 km, đạt mật độ 1,5 km/km2. Năng lực giao lưu nước lớn nhất vào mùa lũ khoảng 7.500 m3/s và nhỏ nhất vào mùa khô khoảng 1.650 m3/s, có tác dụng tích cực trong việc khuếch tán dòng chảy lũ - phù sa - triều vào sâu nội đồng để tiêu lũ trong mùa mưa, chuyển tải ngọt đuổi mặn trong mùa khô, thay nhau rửa phèn vào đầu và cuối mùa mưa. Sau đây là một vài tuyến kênh chính: kênh Thoại Hà, kênh Vĩnh Tế, kênh Vĩnh An, kênh Trà Sư, kênh Thần Nông, kênh Vàm Sáng.
Trên địa bàn An Giang hiện có hai búng, một hồ tự nhiên và các hồ nhân tạo. Búng Bình Thiên Lớn và búng Bình Thiên Nhỏ, nằm giữa sông Bình Di
và sông Hậu, thuộc xã Khánh Bình, huyện An Phú, là dấu tích còn sót lại của quá trình sông - biển tạo lập châu thổ sông Mê Kông. Nguồn nước cung cấp cho hai búng này là sông Hậu và sông Bình Di. Vào mùa khô, búng Bình Thiên Lớn có diện tích mặt nước là 193 ha, độ sâu trung bình khoảng 6 m; số liệu này ở búng Bình Thiên Nhỏ lần lượt là 10 ha và 5 m. Chung quanh hai búng là các gò đất cao từ 3 - 4 m, có các cửa thông với sông. Vào mùa mưa, khi lũ lên cao, nước lũ tràn bờ, chảy vào lấp đầy búng, làm chìm ngập hai búng trong biển nước mênh mông. Hiện tại, hai búng chỉ được khai thác nguồn thủy sản tự nhiên, trong tương lai sẽ được cải tạo để nuôi trồng thủy sản và khai thác du lịch. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố Long Xuyên còn có hồ Nguyễn Du, là hồ tự nhiên được hình thành từ một nhánh nhỏ của sông Hậu, tạo nên một thắng cảnh đẹp giữa lòng thành phố. Các hồ nhân tạo được xây dựng ở vùng đồi núi Tri Tôn - Tịnh Biên vào những năm 1986 - 1994 như: hồ Soài So, hồ Ô Tức Xa, hồ Cây Đuốc. Ngoài tác dụng cung cấp nước sinh hoạt, các hồ này còn hỗ trợ nước tưới cho hoa màu và các loại cây trồng khác, phục vụ đắc lực cho công tác trồng rừng phủ kín đồi trọc, phòng chống cháy rừng và phòng chống sa mạc hóa đất đồng bằng ven núi, góp phần cải tạo môi trường, tạo cảnh quan hấp dẫn cho du lịch sinh thái.
An Giang nằm trong vùng gần trung tâm xích đạo nên mang đậm tính chất của kiểu khí hậu xích đạo, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Lượng bức xạ tương đối lớn, tổng nhiệt độ trung bình hằng năm là 10.0000C. Số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 2.520 giờ, cao kỷ lục so với cả nước. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 270C, cao nhất là tháng 4 khoảng 29,50C, thấp nhất là tháng 12 khoảng 240C. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm thấp. Vào mùa khô, biên độ nhiệt từ 1,5 - 30; vào mùa mưa, biên độ nhiệt giữa các tháng chỉ vào khoảng trên dưới 10.
Khí hậu phân hóa thành hai mùa rõ rệt. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có gió mùa Đông Bắc, thời tiết trong sáng, ít mưa, mưa vào mùa này chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm, gây ra tình trạng thiếu nước trầm trọng cho cây trồng và sinh hoạt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, có gió mùa Tây Nam thổi vào, nóng ẩm, mưa nhiều, lượng mưa chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm, tập trung cao nhất từ tháng 8 - tháng 10, gây nên cảnh ngập lụt trên diện rộng, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh tế và đời sống xã hội.
Nhìn chung, chế độ khí hậu của tỉnh tương đối ôn hoà, nắng nhiều, mưa vừa, ít thiên tai, thời tiết khá ổn định, hầu như không xảy ra bão và sương muối. Đây là những thuận lợi để phát triển trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản và các ngành kinh tế khác như du lịch, giao thông. Khó khăn nhất mà khí hậu gây ra cho tỉnh An Giang cũng như các tỉnh khác ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long là thiếu nước vào mùa khô và ngập lụt vào mùa mưa.