Chương 2: PHƯƠNG THỨC ĐỊNH DANH VÀ CẤU TẠO ĐỊA DANH AN GIANG 2.1 Kết quả thu thập và phân loại địa danh An Giang
2.4 Cấu tạo của địa danh An Giang
Toàn tỉnh An Giang có 547 địa danh có cấu tạo đơn, bao gồm cả địa danh thuần Việt lẫn địa danh không thuần Việt.
a. Địa danh thuần Việt: bao gồm danh từ, động từ, tính từ, số từ và các ký hiệu bằng chữ cái.
* Danh từ: cầu Đình (TS), cầu Chợ (CT), cầu Chùa (LX), rạch Cám (CM), mương Mộ (LX), lung Mây (LX), mương Trâu (CT), mương Làng (TT)…
* Động từ: kênh Đào (TS), kênh Chìm (CM), kênh Nổi (CT), mương Xắng (CM), núi Sập (TS), cầu Gẫy (CM), cầu Cháy (CM).
* Tính từ: mương Cũ (CP), kênh Mới (CT), mương Cạn (LX), kênh Cụt (CM), suối Vàng (TB), cồn Béo (TC), núi Dài (TB, TT).
* Số từ: khóm 1, khóm 2, khóm 3, khóm 4, khóm 5, khóm 6, khóm 7 (Mỹ Long, LX); kênh 1, kênh 2, kênh 3, kênh 4 (CM); cầu 1 (LX), cầu 3 (LX);
đường 15 (TS)…
* Chữ cái: kênh B, kênh C, kênh D, kênh E, kênh F, kênh H (TS) a. Địa danh không thuần Việt
* Địa danh gốc Hán: chợ Thủ (CM), sông Tiền, sông Hậu, ấp Thành (TB), ấp Trung (CM), ấp Đông (CM), mương Dinh (PT), mương Lộ (CT), lung Tượng (PT), mương Hội (LX), mương Khai (CM), cồn Phước (CM), mương Tiểu (LX), mương Tài (LX)…
2.4.2 Cấu tạo phức
Những địa danh có cấu tạo phức bao gồm hai thành tố có nghĩa trở lên, được chia thành 2 loại nhỏ
a. Quan hệ đẳng lập: tập trung chủ yếu ở những địa danh Hán Việt, hầu như không có ở địa danh thuần Việt. Đó là các thành tố gốc Hán đồng loại, biểu thị những ý nghĩa khái quát, trừu tượng, sự liên kết giữa các thành tố này không chặt chẽ lắm, dễ dàng thay đổi vị trí cho nhau.
Ví dụ: phường Mỹ Bình (LX), xã Bình Mỹ (CP), xã Bình Hoà (CT), ấp Hoà Bình (Kiến An, CM), ấp Hoà Bình (Hoà Lạc, PT), ấp Thạnh Phú (Khánh An, AP), ấp Phú Thạnh (Phú Hữu, AP), xã Phú Thạnh (PT)…
b. Quan hệ chính phụ
Đây là mối quan hệ giữa ít nhất hai thành tố của một kết cấu ngữ pháp biểu hiện sự không ngang bằng, không bình đẳng giữa các thành tố. Một thành tố đóng vai trò chính, còn thành tố kia (hoặc nhiều hơn) đóng vai trò phụ, lệ thuộc vào thành tố chính. Đặc trưng của mối quan hệ này về mặt ý nghĩa là thành tố phụ làm nhiệm vụ hạn định hoặc bổ sung ý nghĩa cho thành tố chính, còn thành tố chính là trung tâm ý nghĩa của kết cấu. Thành tố chính quy định đặc điểm ngữ pháp của thành tố phụ. [11, 93]
* Địa danh thuần Việt:
- Danh từ + danh từ: kênh Cây Dương (TB), kênh Hàng Tràm (CT)…
- Danh từ + số từ: kênh Sườn 1 (TS), kênh Sườn 2 (TS)…
- Danh từ + tính từ: mương Nước Đục (PT), cầu Kinh Cạn (TB), hồ Rọc Dài (AP)…
- Danh từ + động từ: mương Nhà Thương (PT), cầu Mương Thơm (LX)…
- Động từ + danh ngữ: kênh Tiêu Lũ Nhỏ (TB)…
* Địa danh Hán Việt:
- Tính từ + danh từ: cầu Tân Tuyến (TT), huyện Tịnh Biên, ấp Vĩnh Nghĩa (Vĩnh Trường, AP)…
- Động từ + tính từ: xã Kiến An (CM), ấp Kiến Bình (Kiến An, CM)…
- Tính từ + động từ: kênh An Lập (TT), ấp Tân Lập (Tân An, TC)…
- Tính từ + tính từ: ấp Hưng Mỹ (Phú Hưng, PT), ấp Vĩnh Lạc (Vĩnh Hoà, TC)
- Số từ + động từ: đường Tam Hiệp (CM)…
* Nhận xét:
Địa danh có cấu tạo phức chiếm đại đa số 4419 địa danh, trong đó số lượng địa danh gồm hai thành tố cao nhất: 3087 địa danh. Đặc điểm này dễ nhận thấy trong hầu hết các công trình nghiên cứu về địa danh ở từng vùng khác nhau.
Hơn nữa, tên gọi gồm hai thành tố là rất phổ biến không chỉ trong địa danh mà cả trong hiệu danh.
Địa danh được tạo ra bằng phương thức tự tạo chiếm số lượng nhiều hơn cả (khoảng 3440 trên tổng số 4967 địa danh, còn lại là những địa danh được tạo bằng phương thức chuyển hóa và một số địa danh chúng tôi chưa xác định được phương thức do không cách nào truy nguyên được nguồn gốc ý nghĩa của chúng), chủ yếu tập trung ở những địa danh chỉ những đối tượng liên quan đến đối tượng được đặt tên, như cây cỏ, động vật, tên người và nguyện vọng.
Xét về quy trình chuyển hoá địa danh, địa danh hành chính rất dễ chuyển hoá thành ba loại kia. Trong đó, địa danh tự nhiên có vai trò chủ đạo và ít có trường hợp chuyển hoá ngược lại.