Giá trị phản ánh về mặt lịch sử

Một phần của tài liệu Những đặc điểm chính của địa danh an giang (Trang 76 - 85)

Chương 3: NGUỒN GỐC MỘT SỐ ĐỊA DANH VÀ GIÁ TRỊ PHẢN ÁNH HIỆN THỰC CỦA ĐỊA DANH AN GIANG 3.1 Nguồn gốc một số địa danh ở An Giang

3.2 Giá trị phản ánh hiện thực

3.2.1 Giá trị phản ánh về mặt lịch sử

3.2.1.1 Thời kỳ khẩn hoang

Người Việt có mặt ở Nam Bộ cách nay trên 300 năm, An Giang là một trong những vùng đất in dấu chân của lưu dân Việt sớm nhất. Bởi vì nơi đây có một vị trí chiến lược quan trọng, được triều đình đầu tư nhiều và cắt đặt quan binh trấn giữ, phòng thủ chặt chẽ. Cũng vì vị trí chiến lược ấy mà trong suốt thời kỳ khai hoang, mở mang bờ cõi, nơi đây không ít lần xảy ra nhiều trận giao chiến khốc liệt giữa ta với Cao Miên và Xiêm. Và nơi nào có chiến tranh, nơi ấy mới bốc cao sức hồi sinh mạnh mẽ của đất và người.

Lịch sử của An Giang trong thời kỳ này in đậm dấu ấn của hai nhân vật mà người dân ở đây luôn tôn thờ và kính trọng gọi là Chưởng Binh Lễ (Nguyễn Hữu Cảnh) và Thoại Ngọc Hầu (Nguyễn Văn Thoại). Đây là hai nhân vật có ảnh hưởng lớn cả vùng, thể hiện qua hàng loạt địa danh. Điều thú vị là không chỉ dấu ấn của quan binh triều Nguyễn, mà mảnh đất này còn lưu dấu của những người dân bình thường, gian khổ trong những năm tháng đầu tiên trên vùng đất mới. Đó là lưu dân Việt.

3.2.1.1.1 Dấu ấn của Nguyễn Hữu Cảnh

Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700) tên thật là Nguyễn Hữu Thành, quê ở Quảng Bình, là một võ tướng có tài, một nhà hành chánh giỏi, được phong tước Lễ Thành Hầu, chức Chưởng Binh.

Tháng 7 năm 1699, Nguyễn Hữu Cảnh vâng mệnh chúa Nguyễn Phúc Chu vào dẹp loạn quân Cao Miên ở Tân Châu. Năm 1700, trên đường kéo quân về, ông có dừng lại ở cù lao Cây Sao hơn nửa tháng. Ở đây, ông có uỷ lạo và

thăm hỏi một số gia đình người Việt, cho phép một số binh lính giải ngũ ở lại lập nghiệp. Ông bệnh và mất trên đường về. Đối với người dân ở đây, trong những buổi đầu lập nghiệp, ông là người đại diện cho triều đình, lập nên các cơ sở hành chánh ở Nam Bộ. Đặc biệt hơn, ông là người nhân nghĩa, có công dẹp loạn Cao Miên, để lưu dân yên ổn làm ăn, vì vậy, ông chính là người bảo trợ đầu tiên, là chỗ dựa tinh thần đầu tiên của lưu dân đang bơ vơ trên vùng đất mới.

Vì những ảnh hưởng lớn của ông đối với vùng đất Nam Bộ và lòng người ở đây nên đền thờ ông được xây dựng ở nhiều nơi, từ Biên Hoà đến tận Châu Đốc và Phnom Pênh. Tại An Giang có tất cả 05 địa danh mang tên ông, đó là: cù lao Ông Chưởng (CM) (tức cù lao Cây Sao), rạch Ông Chưởng (CM), cầu Ông Chưởng (CM), đường Chưởng Binh Lễ (LX), đường Nguyễn Hữu Cảnh (CM).

3.2.1.1.2 Dấu ấn của Thoại Ngọc Hầu

Cũng là một võ tướng có tài, Thoại Ngọc Hầu khác với Nguyễn Hữu Cảnh ở chỗ ông gắn bó với người dân ở vùng đất này lâu hơn, được người Việt lẫn người Cao Miên gọi với cái tên gần gũi là Bảo Hộ Thoại.

Thoại Ngọc Hầu (1761-1829) tên thật là Nguyễn Văn Thoại, quê ở Quảng Nam. Năm 1777 ông đầu quân triều Nguyễn, trong 52 năm công vụ, ông đã hai lượt sang Lào, bảy lần công vụ sang Xiêm, trấn thủ Lạng Sơn, trấn thủ Định Tường, trấn thủ Vĩnh Thanh, mười một năm bảo hộ Cao Miên (1813- 1824), góp công mở ba con đường thông Gia Định lên Nam Vang, mở đường từ Châu Đốc đến Sóc Vinh, đến Lò Gò, từ Châu Đốc đến Núi Sam. Đặc biệt, ông có công lớn trong việc đào kênh Thoại Hà (1818), kênh Vĩnh Tế (1819) và

lập làng Thoại Sơn (1822), năm làng ở cù lao Dài (1817) (trấn Vĩnh Thanh) và năm làng bên bờ kênh Vĩnh Tế (1823).

Việc đào kênh Vĩnh Tế có ý nghĩa rất lớn, ngoài việc thau chua rửa mặn cho vùng tứ giác Long Xuyên, điều quan trọng là nó có vị trí phòng thủ chiến lược ở biên giới Tây Nam, hơn nữa, nhờ có con kênh Vĩnh Tế, việc đi đến Hà Tiên dễ dàng hơn, không còn phải đi đường biển như trước đây. Bên cạnh đó, kênh đào đến đâu là ông đều lập làng, lập chợ đến đó, đóng góp rất lớn trong tiến trình khai hoang giữ vững bờ cõi ở Nam Bộ. Vì ý nghĩa to lớn ấy, công trình đào kênh Vĩnh Tế là một trong những công trình nhân tạo hiếm hoi được khắc lên cửu đỉnh.

Ở An Giang có nhiều đền thờ ông chủ yếu là ở Thoại Sơn và Châu Đốc, có trường phổ thông trung học chuyên của tỉnh mang tên ông. Đặc biệt là hàng loạt địa danh mang tên ông và vợ ông là bà Châu Thị Tế, tổng cộng là 13 địa danh: huyện Thoại Sơn, xã Thoại Giang (TS), xã Vĩnh Tế (CĐ), đường Thoại Ngọc Hầu (TC, CM, LX), kênh Thoại Hà (TS), kênh Vĩnh Tế (CĐ-TB- TT), kênh Thoại Giang 1 (TS), kênh Thoại Giang 2 (TS), kênh Thoại Giang 3 (TS), cầu Thoại Giang (TS), hồ Ông Thoại (nhân tạo, TS).

3.2.1.1.3 Dấu ấn của lưu dân Việt

Đặc điểm này thể hiện ở hàng loạt những địa danh có các cấu trúc sau:

“thứ tự trong gia đình + tên”; “ông +tên”; “bà + tên”; “thầy +tên”, tập trung chủ yếu ở những địa danh chỉ kênh, mương, cầu và đường. Theo thống kê của chúng tôi, toàn tỉnh An Giang có tổng cộng 515 địa danh dạng này, riêng ở Long Xuyên có 199 địa danh, trong đó chúng tôi ghi nhận nguồn gốc tên gọi được 46 địa danh (xem phần phụ lục 2). Nguồn gốc tên gọi những địa danh này xoay quanh các nội dung chính: thứ nhất, tên cầu gọi theo tên của người tự xây

hoặc đóng góp, chỉ huy xây, hoặc cầu ở sát bên nhà hoặc bắc ngang con mương thuộc phần đất của người đó. Thứ hai, tên kênh, mương gọi theo tên của người đào trên phần đất của mình, hoặc tên của người thừa kế phần đất có con kênh, mương đó. Thứ ba, tên đường gọi theo tên kênh, mương cặp theo hoặc tên người chủ đất mà con đường đi qua. Trong đó có 16 địa danh, chủ yếu là mương do người dân tự đào trên chính phần đất của mình để phục vụ cho nhu cầu thuỷ lợi là chủ yếu. Có một số địa danh không thể truy nguyên được chính xác giai đoạn người chủ đất sống, bởi vì thời điểm quá xa, chúng tôi chỉ tìm được những địa danh dạng này ra đời từ thế kỷ XIX và XX trở về sau.

Vì sao dạng địa danh này lại phản ánh dấu ấn của lưu dân Việt, khi khoảng thời gian xuất hiện của chúng gần đây? Căn cứ vào khảo sát ban đầu này chỉ riêng cho địa bàn Long Xuyên, chúng tôi có thể suy ra đây chính là hệ quả tự nhiên của phương thức khẩn hoang và cải tạo đất của lưu dân Việt ngày xưa.

Như chúng ta đã biết, vùng đất Nam Bộ xưa đa số là đầm lầy, rừng rậm hoang vu, chỉ có một số gò đất cao là đã có người Khmer sinh sống chủ yếu.

Đặc biệt, vùng tứ giác Long Xuyên, sau những lần biển tiến và lùi, đất nhiễm phèn nặng, chỉ thích hợp cho cỏ lác, củ năng, cỏ bàng… mọc, vì vậy, để sống và canh tác trên mảnh đất này, vấn đề thuỷ lợi rất quan trọng. Nhưng vào giai đoạn đầu, chính quyền nhà Nguyễn đã cho đào một số con kênh như kênh Bảo Định (1765), rạch mới Sông Tranh (1785) (tức kênh Thương Mãi) nối liền Vàm Cỏ Tây và Tiền Giang, Thoại Hà (1818), Vĩnh Tế (1819), kênh Ruột Ngựa (1772), kênh An Thông (1819), kênh Bo Bo (1829), kênh Vĩnh An (1843)… không phải vì vấn đề thuỷ lợi mà vì nhu cầu giao thông và phòng vệ.

Do đó, bên cạnh những con kênh do nhà nước đào, thuở ban đầu ấy, người dân

phải tự mình đào những con mương nhỏ để dẫn nước vào ruộng. Sau nhiều lần tự mình hoặc do nhà nước nạo vét, hoặc do tác động của dòng chảy tự nhiên mà một phần trong những con kênh ấy trở nên rộng lớn hơn, trở thành một trong những tuyến giao thông lớn trong vùng.

Ở Nam Bộ ban đầu đất rộng người thưa, lưu dân chủ yếu tập trung thành nhiều nhóm nhỏ, sống chủ yếu ở ven sông, rạch. Đầu tiên, họ đắp những đê bao ven sông, ngay phần đất của mình, sau đó họ đào một hay nhiều con mương từ đê bao để dẫn nước vào ruộng, ở chỗ giao nhau giữa sông lớn và mương nhỏ bao giờ cũng được đặt ống bọng và nắp bọng (mương nhỏ), cống và nắp cống (mương lớn). Khi nước ngoài sông lên, người ta mở cống cho nước chảy vào ruộng, khi nước xuống, người ta đậy nắp cống lại để giữ nước lại vừa để tưới tiêu, vừa nhằm thau chua rửa mặn. Nhờ vậy mà người nông dân có thể tự điều chỉnh mực nước trong ruộng của mình. Đối với các vườn cây ăn trái và rẫy trồng hoa màu, cách làm cũng tương tự, người ta đào nhiều mương nhỏ chạy song song, đất đào lên đắp thành từng luống cao, họ trồng hoa màu và cây ăn trái trên đó. Khi tưới tiêu, chỉ cần dùng gàu hất nước lên (ngày nay người ta dùng máy bơm) và khi thu hoạch, chỉ cần dùng ghe nhỏ hoặc xuồng bơi theo các con mương để chở nông phẩm. Cứ một vài năm, khi phù sa đã lắng đọng dưới mương, người ta cho vét bùn lên, đắp bồi thêm những luống đất, rồi tiếp tục sử dụng nguồn phân bón ấy cho những mùa vụ tiếp theo.

Cách làm thuỷ lợi này tuy nhỏ, không quy mô như ở miền Bắc, nhưng nó rất phù hợp cho vùng đất mới này, khi dân khẩn hoang quá ít, sức người nhỏ bé mà thử thách mênh mông. Nhờ cách làm này mà thuỷ lợi làm tới đâu, người ta khẩn hoang, cải tạo đất tới đó. Vì thế, trong vòng hơn ba thế kỷ, mảnh đất ngày xưa là đầm lầy, hoang hoá, giờ đây kênh rạch chằng chịt, xóm làng sung túc,

ruộng vườn tươi tốt, là vùng cung cấp lương thực chính cho cả nước. Và cũng nhờ cách làm thuỷ lợi này, mà ngày nay, chúng ta có được một số lượng không nhỏ những địa danh mang tên những người dân từng sống và canh tác tại mảnh đất này.

3.2.1.2 Thời kỳ đấu tranh bảo vệ đất nước:

Theo Đại Nam nhất thống chí, năm Nhâm Thìn 1832, Minh Mạng đổi ngũ trấn thành lục tỉnh: Phiên An, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Như vậy, tỉnh An Giang từ khi thành lập (năm 1832) đã trải qua nhiều biến động lịch sử, chủ yếu là qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nơi được mệnh danh là cái nôi của cách mạng là huyện Chợ Mới, đây là quê hương của nhiều chiến sĩ cách mạng, mà ngày nay tên tuổi của họ được đặt cho một số địa danh trong tỉnh.

3.2.1.2.1 Ung Văn Khiêm

Thành phố Long Xuyên có con đường mang tên ông, kéo dài từ phường Mỹ Xuyên đến tận phường Mỹ Phước. Đồng chí Ung Văn Khiêm sinh ngày 13 tháng 2 năm 1910 tại làng Tấn Đức (nay là xã Tấn Mỹ, Chợ Mới), trong một gia đình trung nông. Ông tham gia bãi khoá để tang Phan Chu Trinh khi còn học trường trung học Cần Thơ. Năm 1927, ông cùng với đồng chí Châu Văn Liêm được kết nạp Đảng tại cù lao Giêng. Trong hai cuộc kháng chiến, ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng: Bí thư Đặc uỷ Hậu Giang (1930), Xứ uỷ Nam bộ, Uỷ viên Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam bộ, phụ trách quân sự (1946), Trưởng ban đối ngoại Trung ương, Thứ trưởng bộ Ngoại Giao (1955), Uỷ viên ban chấp hành Trung ương Đảng (Đại hội đại biểu toàn quốc lần III), Bộ trưởng bộ Ngoại giao, Bộ trưởng bộ Nội vụ (từ năm 1961 trở đi).

Ông mất ngày 22 tháng 3 năm 1991.

3.2.1.2.2 Huỳnh Thị Hưởng

Huỳnh Thị Hưởng sinh năm 1945, tại xã Hội An, Chợ Mới, trong một gia đình trung nông có đông anh em. Chị tham gia cách mạng trong sự ngăn cấm quyết liệt của gia đình, sau nhiều lần bị mẹ bắt mang về nhà, chị đã kiên trì thuyết phục, từ đó, gia đình chị không những cho phép mà rất nhiệt tình ủng hộ cách mạng. Chị Hưởng tuy còn nhỏ tuổi nhưng rất xông xáo và có uy tín lớn với bà con trong vùng. Nhân dịp cúng đình rằm tháng 6 năm 1965 (nhằm ngày 17 tháng 7 dương lịch), tại mương Bà Phú, chị nhận nhiệm vụ diệt xã trưởng.

Tuy nhiên, kế hoạch bị lộ, chị bị bắt, nhiều người lo sợ chị không chịu nổi tra tấn sẽ khai báo, nhưng chị rất ngoan cường và dũng cảm. Chị bị tra tấn dã man và bị lôi ra chợ Cái Tàu Thượng để răn đe bà con. Nhà nhà đóng cửa vì sợ chị chỉ điểm. Với hình hài ghê rợn, chị đã nói: “Bà con an tâm, tôi không khai báo gì. Tôi có chết, còn nhiều người khác làm cách mạng, cách mạng nhất định thắng lợi!”.

Khiếp sợ trước hành động dũng cảm của chị, khuya ngày 20 tháng 6 năm 1965 (âm lịch), bọn cố vấn Mỹ đã cho phanh thây chị (cắt tai, rọc miệng, xẻo vú, móc mắt, cắt họng, một vết dao đâm vào thái dương). Không một mảnh vải che thân, thi thể chị nằm trên bờ kinh Cái Tàu Thượng. Năm đó, chị vừa tròn 20 tuổi.

Sau cái chết của chị, toàn huyện dấy lên phong trào “noi gương chị Huỳnh Thị Hưởng” tiêu diệt địch. Năm 1985, chị được nhà nước truy tặng danh hiệu

“Anh hùng lực lượng vũ trang”.

Hiện nay, tại huyện Chợ Mới có một con kênh (xã An Thạnh Trung) và một trường học (xã Hội An) mang tên chị. Ở thành phố Long Xuyên, cũng có một con đường mang tên Huỳnh Thị Hưởng (phường Mỹ Long).

3.2.1.2.3 Huỳnh Văn Triển

Huỳnh Văn Triển, bí danh là Tịnh, sinh năm 1921, trong một gia đình bần nông ở ấp Đông Châu, xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, sống bằng nghề làm thuê làm mướn. Năm 26 tuổi, đồng chí tham gia hoạt động du kích tại huyện nhà.

Năm 1963, đồng chí được kết nạp Đảng, phụ trách ấp Trung Châu, xã Mỹ Hiệp. Đồng chí hoạt động rất tích cực, luôn thể hiện vai trò đầu tàu, gương mẫu trong mọi tình huống, có ảnh hưởng rất lớn trong lòng nhân dân địa phương.

Ngày 26/6/1964, cơ sở hầm nuôi chứa cán bộ cách mạng của ông Võ Văn Thế (ấp Trung Châu, xã Mỹ Hiệp), bị bao vây. Nơi đây, đồng chí Triển và đồng chí Chót (cán bộ giao liên của xã) đang trú ẩn. Hầm bị lộ, ông Thế và hai đồng chí đều hy sinh sau 4 giờ chiến đấu (từ 11 giờ trưa đến 3 giờ chiều), tiêu diệt được 1 tên địch và làm bị thương 3 tên khác.

Hiện nay toàn huyện Chợ Mới có 5 địa danh mang tên ông: kênh Huỳnh Văn Triển (xã Mỹ Hiệp), kênh Mương Tịnh, chợ Mương Tịnh, cầu Mương Tịnh và đường Mương Tịnh (xã Long Kiến).

3.2.1.2.4 Đào Hữu Cảnh

Đào Hữu Cảnh là người gốc An Giang, đã chiến đấu và hy sinh tại mảnh đất này. Tên tuổi ông đi vào lòng dân, được tôn kính gọi thành tên của một xã, nơi ông đã sống, hoạt động và “ra đi”: xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú.

Đào Hữu Cảnh tên thật là Đào Văn Sạ, còn được gọi là Bảy Cảnh, Sáu Sạ, Sáu Dỏm, sinh vào khoảng năm 1930, bị phục kích và hy sinh cùng với con trai của mình vào những năm đầu thập niên 70. Ông được điều về làm đội trưởng lực lượng vũ trang huyện Châu Phú (năm 1962 lực lượng này gồm hai tiểu đội, gọi chung là lực lượng địa phương 802). Ông tổ chức và trực tiếp giảng dạy và chia sẻ kinh nghiệm cho lực lượng du kích, lực lượng địa phương quân. Lực

lượng vũ trang tỉnh An Giang ghi nhận công lao của ông trong ba trận chiến:

trận đánh tập kích ở đình Bình Long (thị trấn Cái Dầu, CP), hai trận chống càn vào ngày 17/8/1962 và ngày 10/10/1962 tại Cốc Đạo Cậy (CP). Ngoài ra, điều làm cho người dân nơi đây cảm phục ông và gia đình ông là câu chuyện sau:

một lần đưa anh em trong đơn vị về nhà, một nữ chiến sĩ lau súng, súng bị cướp cò làm đứa con trai đầu lòng mới hơn mười tuổi của ông chết tại chỗ. Sự việc này rất đau đớn nhưng gia đình ông đã tha thứ, ông chỉ họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm với đơn vị mà thôi.

Hiện nay, trên địa bàn An Giang có khoảng 15 địa danh mang tên các chiến sĩ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến, nhưng vì nhiều lý do, chúng tôi chưa thể khảo sát hết. Tuy nhiên, những địa danh vừa trình bày trên đã phần nào phản ánh thời kỳ đấu tranh giữ nước của đất và người nơi đây.

3.2.1.3 Thời kỳ xây dựng đất nước:

Địa danh phản ánh thời kỳ xây dựng đất nước thể hiện ở hai đặc điểm sau:

Toàn tỉnh có 219 địa danh mang tên chỉ tên đường là tên các danh nhân, các nhân vật lịch sử, những người có công với cách mạng tại địa phương. Ví dụ: đường Lý Thái Tổ (Mỹ Long, L X), Huỳnh Thị Hưởng (CM), Ung Văn Khiêm (LX)…

Nếu đặc điểm vừa kể trên phản ánh quá trình xây dựng cơ sở vật chất của tỉnh, đặc điểm thứ hai phản ánh quá trình làm thuỷ lợi, cải tạo đất có quy mô của nhà nước đối với mảnh đất nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên, vừa trũng, vừa nhiễm phèn. Đó là những công trình đào kênh, mương do các tổ chức nhà nước đào, lấy tên các đơn vị, tổ chức ấy, cả tỉnh có 5 địa danh dạng này: kênh Đội Thành (TC), kênh Thị Đội (TC), kênh Tỉnh Đội (TB), kênh Uỷ Ban (TS), kênh Xã Đội (LX). Đó cũng là những kênh, mương, đường do nhà nước xây

Một phần của tài liệu Những đặc điểm chính của địa danh an giang (Trang 76 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(258 trang)