HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐỂ THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI VÀ ĐỔI MỚI THÀNH CÔNG SẼ HỘI NHẬP CÓ HIỆU QUẢ

Một phần của tài liệu Hội nhập quốc tế trong quá trìnhđổi mới giáo dục đại học Việt Nam (Trang 45 - 48)

PGS.TS. Trần Chí Đáo

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung của hội thảo về “Hội nhập quốc tế trong quá trình đổi mới giáo dục đại học Việt Nam” là rộng lớn. Tôi xin phát biểu một vài khía cạnh cụ thể, trực tiếp.

Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI nêu ra sự cần thiết phải đổi mới giáo dục và đào tạo, trong đó có nội dung hội nhập quốc tế. Bởi vì những năm gần đây người ta nói nhiều về khái niệm “Thế giới phẳng”. Sự thực sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, khoa học giáo dục và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia. Hiện nay sự cạnh tranh giữa các quốc gia là cạnh tranh về nguồn nhân lực chất lượng cao và khoa học công nghệ. Để có nguồn nhân lực chất lực cao thì giáo dục và đào tạo Việt Nam đang yếu kém phải thay đổi căn bản và toàn diện. Đổi mới giáo dục để hội nhập và hội nhập quốc tế để đổi mới giáo dục.

Giáo dục đại học Việt Nam hơn 20 năm đổi mới đã góp phần tích cực cho đổi mới và phát triễn kinh tế, xã hội nước nhà. Những thành tựu về kinh tế, xã hội có sự đóng góp đáng kể của giáo dục đại học Việt Nam. Nguồn nhân lực của nước ta hiện nay chủ yếu là sản phẩm từ các đại học của Việt Nam. Số nhân lực đào tạo từ nước ngoài chiếm tỉ trọng rất thấp.

Nhiều trường đại học nước ta cũng đã tiếp cận và hợp tác với các đại học nước ngoài.

Nhiều nhà khoa học Việt Nam cũng đã, đang là những cộng tác viên có uy tín cho các tạp chí khoa học quốc tế lớn.

Tuy nhiên các đại học Việt Nam vẫn chưa thoát hẵn tình trạng chia cắt, khép kín ở mỗi trường. Việc liên thông, liên kết, hợp tác trong đào tạo, trong nghiên cứu khoa học, trong dùng chung các phòng thí nghiệm hiện đại còn hạn chế.

Các thầy giáo phần đông chưa đủ năng lực về ngoại ngữ và trình độ khoa học, nhất là số người được đào tạo trong nước để đủ bản lĩnh hợp tác quốc tế một cách bình đẳng. Hơn nữa năng lực điều khiển các thiết bị hiện đại cũng không phải đã thành thạo. Rất ít trường hợp các nhà khoa học của đại học chúng ta cùng hợp tác bình đẳng khi nghiên cứu một đề tài khoa học hay cùng hướng dẫn một nghiên cứu sinh. Các giáo sư Việt Nam được mời sang các nước giảng dạy một cách đích thực không nhiều. Các dự án, các chương trình hợp tác quốc tế về khoa học, về đào tạo ở bậc cao không nhiều.

Vì chưa được công nhận tương đương bằng cấp nên người tốt nghiệp đại học trong nước vẫn không hành nghề được ở nhiều nước. Nếu họ muốn làm nghiên cứu sinh để lấy bằng tiến sĩ thì phải học thêm nhiều môn nên thời gian làm tiến sĩ sẽ kéo dài.

Tiền lương không đáp ứng đủ các nhu cầu gia đình nên thầy cô giáo tăng giờ dạy học để thêm thu nhập hơn là giành thời gian nghiên cứu khoa học. Đầu tư cho một sinh viên ở Việt Nam là quá thấp do nguồn lực quốc gia thấp và khả năng của phần đông gia đình cũng thấp.

Các đại học ngoài công lập ở nước ta học phí cho một sinh viên khoảng 11 triệu đồng/năm ( tương đương 500USD). Các đại học có yếu tố nước ngoài cũng là 1.500 USD. Trong khi đó học phí cho một sinh viên ở nhiều nước từ 15.000USD đến 32.000USD. Với học phí của sinh viên học trong nước như hiện nay, các đại học nước ta phải nỗ lực rất lớn để có chất lượng đào tạo. Đầu tư tài chính cho một sinh viên thấp mà yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là vô vàng khó khăn. Nếu quyết tâm khắc phục sự quản lý, chương trình đào

44

tạo và phương pháp đào tạo yếu kém thi chất lượng cũng chỉ nâng lên một phần nào mà thôi.

Có một vấn đề lớn ở đây là dân ta còn nghèo không có khả năng đóng học phí cao. Tuy nhiên cũng đã có nhiều gia đình gửi con em đi du học nước ngoài. Số lượng sinh viên du học nước ngoài ngày càng nhiều hơn. Như vậy sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn. Do đó phải có chính sách học phí sát thực tế. Với người nghèo phải tăng cường chính sách xã hội như: nhà nước cho vay với điều kiện vay dễ dàng hơn, học phí có nhiều mức khác nhau từ giảm đến miễn và học phí ở từng trường cũng khác nhau. Có trường do có chất lượng cao, có uy tín, dễ tìm việc làm sau tốt nghiệp sẽ có học phí cao hơn. Nhà nước cho mở nhiều nhà máy thì phải kèm theo mở nhiều trường chuyên nghiệp.

Hội nhập quốc tế không chỉ hội nhập về khoa học giáo dục đào tạo, về phương pháp đào tạo, về tổ chức nhà trường, tổ chức quá trình đào tạo. Mà còn xem đầu tư và chi tiêu, cơ chế quản lý nhà trường, mối quan hệ quản lý giữa nhà nước và trường đại học. Chế độ xã hội Việt Nam khác với nhiều nước trên thế giới do đó cũng phải có chọn lọc khi hội nhập quốc tế.

Nói tóm lại sự yếu kém của đại học Việt Nam ai trong chúng ta đều nhận biết được. Nhưng làm thế nào để hội nhập có hiệu quả, rút ngắn khoảng cách yếu kém giữa các đại học Việt Nam và đại học quốc tế. Điều này không phải bây giờ mới đặt ra mà hơn 20 năm qua nhiều trường cũng đã cố gắng rất nhiều trong các hợp tác quốc tế.

Muốn hội nhập quốc tế có hiệu quả bản thân giáo dục đại học Việt Nam phải thay đổi căn bản, toàn diện. Tức là bản thân các đại học Việt Nam phải mạnh, phải đáp ứng tốt nguồn nhân lực chất lượng cao cho kinh tế - xã hội và quốc phòng nước ta.

Một số trường đại học Việt Nam đang thực hiện các hoạt động hội nhập quốc tế. Hiện nay có các hình thức hội nhập dù ở mức độ chất lượng khác nhau như:

 Liên kết đào tạo sinh viên, thạc sĩ, tiến sĩ hai giai đoạn ở Việt Nam và ở đại học nước ngoài, do đại học nước ngoài cấp bằng. Sinh viên được học bằng ngôn ngữ Anh hoặc Pháp.

 Đào tạo theo chương trình của các đại học đẳng cấp nước ngoài. Đào tạo theo phương pháp mới như theo học chế tín chỉ, đào tạo kỹ sư theo CDIO (ý tưởng - thiết kế - triển khai - vận hành).

 Các trường cố gắng đưa thầy cô giáo sang các trường đại học nước ngoài làm công tác nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực, kể cả lĩnh vực phương pháp xây dựng chương trình đào tạo mới, lĩnh vực quản lý đại học. Đội ngũ này tiếp cận với các giáo sư giỏi và là cơ hội để mời họ đến Việt Nam làm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

 Mời các giáo sư nước ngoài, kể cả giáo sư là Viêt kiều về dạy. Các học kỳ có giáo sư nước ngoài dạy và làm nghiên cứu.

 Xây dựng các dự án, các chương trình hợp tác nghiên cứu, đào tạo, đặc biệt các lĩnh vực nhiệt đới, lĩnh vực biến đổi khí hậu.

 Tích cực công bố nhiều công trình khoa học trên các tạp chí khoa học uy tín trên thế giới. Có nhiều loại phần thưởng để khuyến khích cho những nhà khoa học này.

 Hiện nay có một thực tế là học sinh theo học các trường phổ thông quốc tế ở Việt Nam khó có khả năng thi vào các Đại học Việt Nam. Nhưng họ ra học ở nước ngoài thi dễ

45

dàng. Do đó khi hội nhập quốc tế không chỉ quan tâm ở bậc đại học mà xem xét cả chương trình giáo dục cả hệ thống.

 Một số trường trong nhóm trọng điểm tất cả giáo viên phải là tiến sĩ. Số giáo viên thạc sĩ, đại học chỉ là phụ giảng và chuẩn bị làm tiến sĩ.

Trong những hoạt động của các trường đại học nhằm tiến tới hội nhập thì việc tham gia kiểm định các chương trình đào tạo là hết sức quan trọng. Kiểm định theo chuẩn quốc tế như của các Hiệp hội các đại học Đông Nam Á, Mỹ, Châu Âu. Từ kết quả kiểm định tiến tới xây dựng mối quan hệ về bằng cấp tương đương.

Nghị quyết TW 8 khóa XI kết thúc đã nhiều tháng nay nhưng chưa thấy ngành giáo dục có chương trình hành động tổng thể nào công bố. Gần đây có chương trình sách giáo khoa đưa ra quốc hội nhưng không được thông qua gây bức xúc trong xã hội. Nếu không đổi mới căn bản và toàn diện thì khó có thể hội nhập quốc tế hiệu quả. Hội nhập quốc tế và đổi mới căn bản toàn diện có tác dụng qua lại với nhau. Do đó điều đầu tiên tôi xin kiến nghị là phải quyết tâm đổi mới như nghị quyết TW 8 đã đề ra. Tiếp theo tôi xin kiến nghị cụ thể:

 Hội nhập quốt tế trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học không thể

“dàn hàng ngang” tiến lên. Không thể có các đại học Việt Nam đều hội nhập quốc tế như nhau. Các đai học quốc gia, đại học vùng, đại học trọng điểm hoặc đại học nào có khả năng thì Nhà nước nên tạo điều kiện mọi mặt để hội nhập có hiệu quả.

 Đào tạo năm cuối khóa của đại học cần học thêm những tín chỉ tự chọn chuyên sâu ngành nghề cụ thể. Những tín chỉ này gắn với yêu cầu kỹ năng chuyên môn của từng ngành nghề trong xã hội. Như vậy sinh viên ra trường mới làm việc được ở những địa chỉ nghề nghiệp cụ thể khác nhau. Bởi vì nhà trường chỉ đào tạo năng lực, kỷ năng cơ bản. Bác sĩ, kỹ sư, cử nhân năm cuối phải học thêm các tín chỉ do cơ sở sản xuất hoặc nhà trường hướng dẫn để hành nghề.

 Tăng học phí và chấp nhận học phí chênh lệch cách biệt nhau giữa các trường có chất lượng khác nhau. Để giải quyết bình đẳng xã hội và cho gia đình người nghèo nên có chính sách xã hội thật sát và thuận lợi .

 Phải sớm có chính sách nhà ở riêng cho giáo viên, không phải chỉ cho người có thu nhập thấp. Với giáo viên có thể mua nhà giá rẽ, còn có thể cấp đất, có thể ở nhà công vụ đối với giáo viên độc thân.

 Trong quá trình hội nhập đại học quốc tế chúng ta luôn giữ sự độc lập, tự chủ. Chúng ta không nên dùng đô la (trước đây phổ biến là Việt Nam chi 400 triệu đôla cho 4 trường nước ngoài) để cùng với nước ngoài như Nhật, Nga và Đức….để thành lập các trường đại học ở Việt Nam (ta đã thành lập trường Việt - Đức) và các trường này sẽ trở thành những trường có chất lượng hàng đầu ở nước ta. Điều này khó có thể khả thi. Bởi vì trong thời kỳ cạnh tranh của thị trường, khó có giáo sư giỏi, có cơ sở vật chất hiện đại của các nước đầu tư cho Việt Nam. Những vấn đề về kinh tế - xã hội và an ninh của nước ta chỉ có người Việt Nam mới giải quyết được, người nước ngoài

không thể thay thế được. Rõ ràng ở đây độc lập tự chủ phải được tôn trọng.

46

Một phần của tài liệu Hội nhập quốc tế trong quá trìnhđổi mới giáo dục đại học Việt Nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(282 trang)