HỘI NHẬP QUỐC TẾ CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC VÀ SÂU RỘNG
PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng Đại học Kinh tế quốc dân Email: nguyenlang2020@gmail.com
TÓM TẮT
Việt Nam đang chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và giáo dục đại học không nằm ngoài tiến trình đó. Thể chế giáo dục đại học Việt Nam từng bước được hoàn thiện cơ bản gồm Hiến pháp sửa đổi 2013, Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học tạo điều kiện để giáo dục đại học Việt Nam tiếp cận nhanh hơn với giáo dục thế giới. Áp lực đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi giáo dục đại học Việt Nam xây dựng một giao diện mới, một mặt, có nội dung tích hợp hệ thống các nguồn lực tinh hoa trong phát triển, tri thức đầy đủ, sâu sắc và phù hợp với thực tiễn phát triển đa dạng cả trong và ngoài nước; mặt khác, có hình thức tổ chức hệ thống thực chất và hiệu quả. Giao diện đó bảo đảm kết nối giáo dục đại học Việt Nam với giáo dục đại học khu vực và thế giới tạo nền tảng vững chắc để vận hành thuận lợi giáo dục đại học trong hội nhập.
TỪ KHÓA
giao diện mới, giáo dục đại học, Việt Nam, hội nhập quốc tế chủ động, tích cực.
GIỚI THIỆU
Giáo dục đại học Việt Nam có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài đối với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quá trình hội nhập quốc tế chủ động, tích cực đòi hỏi tính minh bạch, tự do và công bằng của dịch vụ giáo dục đại học như một giao diện trong hệ thống mạng giáo dục toàn cầu có tính kết nối và liên thông lẫn nhau ngày càng cao.
Một nền giáo dục đại học của một quốc gia là một giao diện trong hệ thống giao diện giáo dục toàn cầu đòi hỏi có sự tương thích, phù hợp với xu hướng bao trùm song cũng cần có những đặc điểm đặc thù thậm chí đặc sắc để không bị lấn lướt trước các nền giáo dục khác trong một thế giới tích hợp và tương tác lẫn nhau cao độ.
Việc xây dựng một giao diện mới tạo ra cách tiếp cận giao diện trong hội nhập giáo dục của Việt Nam. Đây là bước đi nhằm nâng cấp nền giáo dục đại học theo hướng phát triển nhanh chóng của giáo dục thế giới với những nguyên tắc đơn giản, hiệu quả, sâu sắc và minh bạch với thế giới. Đối với Việt Nam, đó là quá trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo.
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với định tính đặc biệt là quan sát, phỏng vấn sâu chuyên gia và những người hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực này. Số liệu sử dụng trong bài được lấy từ Tổng cục Thống kê, Bộ Giáo dục và Đào tạo và một số cơ sở giáo dục đại học trong nước.
151 GIAO DIỆN CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Theo quan điểm Mác xít, nền giáo dục là tổng thể các quan hệ thuộc thượng tầng kiến trúc do hạ tầng cơ sở quyết định sự tồn tại và xu hướng vận động. Các quan hệ kinh tế là tổng thể các tương tác giữa các chủ thể trong sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng và chịu tác động trở lại của thượng tầng kiến trúc trong đó có giáo dục. Nền giáo dục phát triển cao tác động tích cực và hiệu quả đến các giao dịch kinh tế như tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm mới, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và ở mức độ khái quát nhất, cải thiện năng lực và sức cạnh tranh. Nhiều công trình nghiên cứu của các chuyên gia trong và ngoài nước chỉ ra mối quan hệ này. Một nghiên cứu so sánh giữa hai quốc gia là Hàn Quốc và Anh cho thấy tỷ lệ sinh viên đại học của Hàn Quốc cao hơn ở Anh và kết quả là nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng cao hơn Anh trong thời gian dài.
Theo Luật Giáo dục đại học Việt Nam (Điều 7), cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm trường cao đẳng; trường đại học, học viện; đại học vùng, đại học quốc gia, viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ. Từ quan niệm này có thể thấy giáo dục đại học đào tạo cả trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, cao học và tiến sỹ.
Dịch vụ giáo dục có khả năng kết nối và hội nhập quốc tế cao hơn so với các dịch vụ khác do nền tảng của các quan hệ giữa các quốc gia là những hiểu biết chung và những nhận thức thống nhất về lợi ích giữa các bên dựa trên ngôn ngữ được lập trình hệ thống của giáo dục. Đồng thời, nền giáo dục đại học có khả năng rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các quốc gia nếu có chiến lược phát triển phù hợp.
Theo quan niệm của Tổ chức Văn hóa - Giáo dục và Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO), nền giáo dục đại học hiện đại là nền giáo dục mang tính quốc tế cao gắn với xu thế toàn cầu hóa hầu hết lĩnh vực, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng đảm nhiệm các loại công việc phức tạp cả trong và ngoài nước. Còn theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), nền giáo dục này phải có khả năng tạo ra được việc làm đàng hoàng cho người học. Nói cách khác, đây là nền giáo dục có tính tích hợp hệ thống cao, có đủ điều kiện để lắp ghép, kết nối, liên thông với hệ thống giáo dục thế giới giống như sự kết nối các đơn nguyên hoặc các cấu phần của hệ thống mạng toàn cầu thông qua hệ thống máy tính nối mạng và hệ thống đường truyền dung lượng cao, tốc độ lớn. Một nền giáo dục của một quốc gia, theo cách xem xét đó, là một giao diện có khả năng truyền dẫn và cung cấp thông tin có hiệu quả cũng như có khả năng nhập lượng tối đa từ bên ngoài cả thông tin và kiến thức hay rộng hơn là tri thức. Ở mức độ cao hơn, giao diện đó tích hợp ở mức cao nhất để kết nối và liên thông hiệu quả với giao diện tri thức của phần còn lại của thế giới. Nhân loại đang tiến nhanh đến kinh tế tri thức trên nền tảng khoa học - công nghệ phát triển với tốc độ rất cao cho nên giáo dục là giao diện hạt nhân của hệ thống tri thức này hay cụ thể hơn đó là giao diện tri thức tinh hoa được tích hợp hệ thống ở mức cao nhất. Giao diện bộc lộ lớn nhất những điểm mạnh và hạn chế cũng như cho thấy đầy đủ nhất tài nguyên và năng lực thực tế của nền giáo dục đại học quốc gia thậm chí cả cách thức để tiếp cận nó. Giao diện đại học phải được hình thành có tính hệ thống cao dựa trên những giả định lâu dài, phù hợp và quá trình thiết kế, xây dựng, tổ chức hay vận hành phù hợp. Các cấu phần trụ cột của nó phải có đủ khả năng để thích nghi với sự tương tác của môi trường chính trị, kinh tế, pháp lý, công nghệ, cạnh tranh, văn hóa - xã hội, truyền thống, thói quen…
Từ quan niệm giáo dục đại học là một giao diện tri thức, nó phải thường xuyên được cập nhật, hiện đại hóa và đổi mới ở mức cao nhất cả nội dung và hình thức để thích nghi và đáp ứng cao nhất nhu cầu ngày càng cao của thực tiễn cũng như kết nối tối ưu với hệ thống tri thức nhân loại. Các kết quả của giáo dục đại học là kiến thức, kỹ năng, thái độ, kinh nghiệm, thông tin, quan hệ, thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận của người học được thị trường lao động sàng lọc, tiếp nhận và đánh giá.
152
Các cấu phần của giao diện giáo dục đại học từ cách tiếp cận giao diện tri thức là yếu tố cốt lõi bao gồm:
- Nội dung của giáo dục đại học tích hợp hệ thống các nguồn lực tinh hoa trong phát triển, tri thức đầy đủ, sâu sắc và phù hợp với thực tiễn phát triển đa dạng cả trong và ngoài nước có mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực. Theo quan điểm năng lực cạnh tranh của M.Porter, nguồn lực trong cạnh tranh không phải là các nguồn lực sơ khai và đơn giản như đất đai, lao động cơ bắp…mà các nguồn lực tiên tiến như hệ thống hạ tầng thông tin, ngân hàng hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao như các nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu ngành, nguồn nhân lực có tay nghề cao…
- Hình thức tổ chức hệ thống thực chất và hiệu quả vì giao diện tri thức cần sự minh bạch, trung thực và dễ tiếp cận nhất theo hệ giá trị đặc thù. Theo đó, thể chế giáo dục cần được hoàn thiện để sự kết nối và tích hợp nhanh chóng, hiệu quả và thu hút nguồn lực lớn nhất. Bất cứ sự thiếu minh bạch hay thiếu trung thực nào đều phải trả giá về chi phí điều chỉnh và khắc phục điểm yếu sau đó cũng như việc suy giảm chất lượng, uy tín của cơ sở giáo dục. Quá trình cạnh tranh trong hội nhập gay gắt làm bộc lộ tính thiếu thực chất, bệnh hình thức và những hạn chế về năng lực cạnh tranh.
Điểm lưu ý ở đây là thuật ngữ giao diện thường được sử dụng trong công nghệ thông tin, là lĩnh vực công nghệ mới và công nghệ cao phát triển mạnh trong vòng 2 thập kỷ gần đây với cường độ cạnh tranh gay gắt. Thuật ngữ này phản ánh tính bao trùm và đầy đủ nhất những thành quả tổng hợp, sáng tạo, cơ bản và đổi mới liên tục với sự hoàn chỉnh cao nhất của trí tuệ, tri thức và năng lực cạnh tranh. Những giao diện mới xuất hiện là bước đột phá cũng như là sự thay đổi mang tính nền tảng của khoa học và thực tiễn công nghệ thông tin.
MỘT SỐ TÌNH HÌNH VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM TỪ TIẾP CẬN GIAO DIỆN
Giáo dục đại học Việt Nam bắt đầu phát triển kể từ khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng và trở thành hệ thống giáo dục đại học thống nhất khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975). Giáo dục đại học Việt Nam được xác định là có sứ mệnh đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
Có thể nói, giáo dục đại học Việt Nam thường xuyên được đổi mới thể hiện ở nhiều khía cạnh như việc quy hoạch hệ thống giáo dục đại học với việc hình thành đại học quốc gia như Đại học quốc gia Hà Hội và Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, các đại học vùng như Đại học Vinh, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Đại học Thái Nguyên. Bên cạnh đó còn có cơ chế trường trọng điểm quốc gia, các trường công lập và ngoài công lập, trường quốc tế, dự án liên kết đào tạo. Điều này cho thấy vấn đề quy hoạch tổng thể hệ thống giáo dục đại học được thực hiện bước đầu và phù hợp với vị trí và vai trò của nó trong hệ thống phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Đây là sự chuẩn bị điều kiện bên trong để thích nghi với hội nhập quốc tế trong giáo dục đại học.
Đầu tư cho giáo dục đại học bao gồm đầu tư từ ngân sách nhà nước hay đầu tư công, đầu tư từ nhân dân ngày càng có xu hướng tăng lên tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục nâng cấp cơ sở vật chất, hoàn thiện chương trình và đào tạo đội ngũ giáo viên chất lượng cao.
Chương trình 322, 911 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Đào tạo cán bộ khoa học - kỹ thuật ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” tạo điều kiện xây dựng đội ngũ giáo viên chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế.
Các cơ sở giáo dục đại học đặc biệt là các cơ sở giáo dục hàng đầu thuộc các nhóm ngành khác nhau ở Việt Nam như Đại học Quốc gia, Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Ngoại thương… đều có định hướng nâng cao chất lượng và chuyển hướng sang định hướng đại học nghiên cứu. Các chương trình đào tạo tiên tiến
153
và chất lượng cao sử dụng đối tác nước ngoài có uy tín được xây dựng. Đây là sự thay đổi mang tính bước ngoặt trong lựa chọn mô hình phát triển của cơ sở giáo dục kể từ thời điểm Luật Giáo dục đại học có hiệu lực đang mở ra những điều kiện mang tính nền tảng để phát triển hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.
Trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2011, số lượng các cơ sở đào tạo, sinh viên, giáo viên thuộc các cơ sở giáo dục công lập và dân lập đều tăng lên đáng kể (xem Bảng 1). Số lượng cả trường cao đẳng và đại học đều tăng nhanh chóng cũng như cả số lượng sinh viên và giáo viên. Chẳng hạn, số trường cao đẳng tăng lên từ 206 đến 223, trường đại học từ 140 đến 163 và số sinh viên đại học tăng từ 1,18 triệu lên 1,435 triệu sinh viên và số giảng viên đại học tăng khoảng 30% trong vòng 5 năm....
Bảng 1
Số liệu về giáo dục đại học của Việt Nam giai đoạn 2007-2011
CAO ĐẲNG 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011
TRƯỜNG/INSTITUTIONS 206 223 227 223
Công lập/Public 182 194 197 193
Ngoài công lập/Non-Public 24 29 30 30
Sinh viên/Students 422,937 476,721 576,878 726,219
Nữ/Female 214,686 244,200 305,905 386,265
Công lập/Public 377,531 409,884 471,113 581,829
Ngoài công lập/Non-Public 45,406 66,837 105,765 144,390
Hệ chính quy/Full time training 344,914 429,544 527,533 675,724
Hệ cử tuyển/Students receiving tied grant 1,323 662 794 1,060
Vừa làm vừa học/In service training 76,700 46,515 48,551 49,435 Học sinh tốt nghiệp/Graduated students 81,694 79,199 96,325 130,966
Giảng viên/Teaching Staff 17,903 20,183 24,597 23,622
Nữ/Female 8,796 10,071 11,970 12,051
Công lập/Public 16,340 17,888 20,125 19,933
Ngoài công lập/Non-Public 1,563 2,295 4,472 3,689
Phân theo trình độ chuyên môn/
Professional qualification by classifying
Tiến sĩ/PhD 243 338 656 586
Thạc sĩ/Master 4,854 5,785 6,859 7,509
ĐH, CĐ/University & College 12,468 13,689 16,242 14,939
Trình độ khác/Other degree 338 371 840 588
ĐẠI HỌC
TRƯỜNG/INSTITUTIONS 140 146 149 163
Công lập/Public 100 101 103 113
Ngoài công lập/Non-Public 40 45 46 50
Sinh viên/Students 1,180,547 1,242,778 1,358,861 1,435,887
Nữ/Female 571,523 602,676 659,828 693,175
Công lập/Public 1,037,115 1,091,426 1,185,253 1,246,356
Ngoài công lập/Non-Public 143,432 151,352 173,608 189,531
Hệ chính quy/Full time training 688,288 773,923 862,569 970,644 Hệ cử tuyển/Students receiving tied grant 5,765 5,562 7,189 7,448 Vừa làm vừa học/In service training 486,494 463,293 489,103 457,795 Học sinh tốt nghiệp/Graduated students 152,272 143,466 161,151 187,379
Giảng viên/Teaching Staff 38,217 41,007 45,961 50,951
Nữ/Female 16,459 18,185 20,849 23,306
Công lập/Public 34947 37,016 40,086 43,396
Ngoài công lập/Non-Public 3,270 3,991 5,875 7,555
Phân theo trình độ chuyên môn/
Professional qualification by classifying
Tiến sĩ/PhD 5,643 5,879 6,448 7,338
Thạc sĩ/Master 15,421 17,046 19,856 22,865
154
Chuyên khoa I và II/
Professional disciplines 314 298 413 434
ĐH, CĐ/University & College 16,654 17,610 19,090 20,059
Trình độ khác/Other degree 185 174 154 255
Lưu ý: - Số trường đại học, cao đẳng không bao gồm các trường thuộc khối An ninh, Quốc phòng.
- Số trường ĐH đếm theo 2 ĐHQG Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và 3 ĐH Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng (Nguồn: http://www.moet.gov.vn/?page=11.10&view=3544)
Bên cạnh việc gia tăng về quy mô giáo dục đại học theo các tiêu chí số cơ sở đào tạo, đội ngũ giáo viên và số lượng sinh viên, thể chế giáo dục đại học Việt Nam được hoàn thiện đáng kể. Năm 1995 là thời điểm có hiệu lực của Luật Giáo dục Việt Nam đánh dấu sự vận hành theo pháp luật của hệ thống giáo dục. Năm 2007, thời điểm Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), giáo dục đại học Việt Nam từ dịch vụ mang tính xã hội, công ích trở thành dịch vụ mang bản chất thương mại và được cung ứng theo các phương thức cung ứng dịch vụ của WTO là cung cấp xuyên biên giới, tiêu dùng ngoài lãnh thổ, hiện diện thương mại và hiện diện thể nhân. Việc thừa nhận dịch vụ giáo dục là dịch vụ mang bản chất thương mại là bước đi đầu tiên trong hội nhập quốc tế về giáo dục đại học của Việt Nam. Theo phương thức 1, việc cung ứng dịch vụ giáo dục thông qua các chương trình đào tạo trực tuyến. Theo phương thức 2, sinh viên Việt Nam tiếp nhận dịch vụ giáo dục tại các cơ sở giáo dục ở các cơ sở ở nước ngoài. Theo phương thức 3, các cơ sở giáo dục nước ngoài mở các chương trình giáo dục ở Việt Nam và thường được gọi là các chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài. Theo phương thức 4, các chuyên gia giáo dục nước ngoài cung ứng dịch vụ giáo dục tại Việt Nam (Hình 1).
Phương thức 1-3 Phương thức 4
*Nguồn: WTO * Nguồn: WTO
Hình 1: Các phương thức cung ứng dịch vụ giáo dục trong WTO
Từ năm 2008, nhiều cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam chuyển từ hình thức đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ và theo đó, chương trình giáo dục được điều chỉnh đáng kể giảm từ 180 tín chỉ xuống còn khoảng 120 -140 tín chỉ. Nghĩa là một quá trình tái cấu trúc chương trình, nội dung và số lượng môn học được thực hiện có hiệu quả. Nhiều học phần có nội dung trùng lặp được giảm thiểu và nhiều học phần mới, cập nhật được xây dựng và áp dụng. Thời gian tự học của sinh viên tăng lên và theo đó thời gian giành cho nghên cứu khoa học, khảo sát thực tiễn, cập nhật bài giảng của giáo viên nhiều hơn. Nhiều giáo trình, sách tham khảo và sách chuyên khảo, bài báo khoa học, sách nghiên cứu từ các cơ sở đào tạo hàng đầu thế giới được du nhập vào các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam góp phần đổi mới chương trình, giáo trình, cơ sở dữ liệu, nội dung bài giảng theo hướng vận động chung của nền giáo dục thế giới. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên tại các cơ sở giáo dục đại học được bồi dưỡng các kiến thức khoa học hiện đại và phương pháp sư phạm mới như chuyển từ phương châm lấy nội dung bài giảng làm trung tâm sang lấy người học làm trung tâm.
Các loại kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm, sáng tạo, khả năng khai thác các phần mềm giảng dạy, phương tiện truyền thông hiện đại, bài giảng điện tử… được khai thác và phát huy trong sinh viên. Điều này góp phần gia tăng khả năng tương tác giữa sinh viên và giáo viên, góp