QUỐC TẾ: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

Một phần của tài liệu Hội nhập quốc tế trong quá trìnhđổi mới giáo dục đại học Việt Nam (Trang 163 - 171)

PGS.TS. Nguyễn Cảnh Huệ

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT

Từ năm 1986, cùng với công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước được triển khai, nước ta từng bước hội nhập khu vực và quốc tế trên mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Cũng như các lĩnh vực khác, lĩnh vực giáo dục đại học của nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế gặp những thuận lợi cũng như những khó khăn.

Với bài viết này, chúng tôi cố gắng làm rõ những thuận lợi và những khó khăn của giáo dục đại học nước nhà trong quá trình hội nhập quốc tế, đồng thời nêu một số kiến nghị.

Về thuận lợi, trước hết thuận lợi về mặt chủ quan, đó là: Dân tộc ta có truyền thống hiếu học; nền giáo dục đại học ngày nay được kế thừa những thành tựu giáo dục trước đây của đất nước; giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng là lĩnh vực được cả nước rất quan tâm; quyết tâm mạnh mẽ của toàn đảng, toàn dân trong việc chấn hưng nền giáo dục nước nhà; công cuộc Đổi mới ngày càng đạt được nhiều thành tựu, đời sống mọi tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng cao đưa đến đầu tư cho giáo dục ngày càng lớn; nước ta có một bộ phận các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực, các nhà giáo dục khá đông đảo được đào tạo ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có những nước có nền giáo dục tiên tiến; có lực lượng Việt Kiều ở nước ngoài đông đảo. Về mặt khách quan, đó là nước ta có quan hệ rộng rãi với các nước trên thế giới,trong đó có nhiều nước với trình độ tiên tiến về giáo dục, khoa học; hội nhập quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho lớp trẻ du học nước ngoài; lợi thế của người đi sau của giáo dục đại học nước ta; nhiều nước ngoài đầu tư vào nước ta trong lĩnh vực giáo dục…

Về khó khăn, về mặt chủ quan, đó là: Những hạn chế, yếu kém của nền giáo dục đại học nước ta; môi trường làm việc chưa thật thuận lợi, vấn đề sử dụng lao động nói chung và nhân tài nói riêng còn nhiều bất cập; do tác động của nền kinh tế thị trường; hạn chế về sự liên thông của chương trình đào tạo giữa các trường đại học trong nước, giữa trong nước và quốc tế; hạn chế về mặt ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên. Về mặt khó khăn khách quan, đó là: Giáo dục đại học nước ta phải cạnh tranh với những cơ sở giáo dục tiên tiến của nước ngoài hoạt động tại nước ta; phải chống lại những “độc hại”, những cơ sở giáo dục kém chất lượng từ nước ngoài tràn vào; tác động những bất lợi từ tình hình chính trị, kinh tế thế giới, khu vực đưa lại…

Bài viết cũng nêu lên một số kiến nghị đối với giáo dục đại học nước nhà, đó là: Cần có một chiến lược giáo dục nói chung và chiến lược giáo dục đại học nói riêng của đất nước thực sự khoa học, mang tính dân tộc và hiện đại; tạo môi trường làm việc thuận lợi và có chế độ đãi ngộ xứng đáng đội ngũ giảng viên đại học; cải tiến chế độ thi tuyển, đào tạo người thầy để đào tạo ra một đội ngũ giảng viên đại học có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn (giảng dạy và nghiên cứu khoa học), tâm huyết với nghề; việc tiếp thu những kinh nghiệm, thành tựu nước ngoài trong giáo dục phải hết sức thận trọng, tránh rập khuôn, máy móc; Tránh việc thành lập trường đại học một cách tràn lan…

TỪ KHÓA

Giáo dục đại học, hội nhập quốc tế, thuận lợi, khó khăn

162

Từ năm 1986, cùng với công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước được triển khai, nước ta từng bước hội nhập khu vực và quốc tế trên mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng.

Về khái niệm “Hội nhập quốc tế” (tiếng Anh là “international integration”, tiếng Pháp là

“intégration internationale”) xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ XX ở châu Âu. Ở Việt Nam, thuật ngữ ‘hội nhập kinh tế quốc tế” bắt đầu được sử dụng từ khoảng giữa thập niên 90 (thế kỷ XX) cùng với quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN, tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và các thể chế kinh tế quốc tế khác. Những năm gần đây, cụm từ “hội nhập quốc tế” được sử dụng ngày càng phổ biến hơn và với hàm nghĩa rộng hơn hội nhập kinh tế quốc tế (TS. Phạm Quốc Trụ: Hội nhập quốc tế: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, http://nghiencuubiendong.vn)

Từ trước đến nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm “Hội nhập quốc tế”. Theo nhận thức của chúng tôi, “Hội nhập quốc tế” là quá trình tham gia của một nước vào thế giới trên mọi lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Một nước tham gia hội nhập quốc tế sẽ có những thuận lợi cũng như phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trên mọi lĩnh vực.

Lĩnh vực giáo dục đại học của nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.

Với bài viết này, chúng tôi cố gắng làm rõ những thuận lợi và những khó khăn của giáo dục đại học nước nhà trong quá trình hội nhập quốc tế, đồng thời nêu một số kiến nghị.

VỀ THUẬN LỢI

Trước hết thuận lợi về mặt chủ quan

Thứ nhất:Dân tộc ta có truyền thống hiếu học.

Dân tộc ta có truyền thống hiếu học, coi trọng người đỗ đạt, “hiền tài là nguyên khí quốc gia”.

Đây là tài sản, động lực to lớn để giáo dục nói chung và giáo dục đại học nước ta hội nhập quốc tế ngày nay.

Thứ hai: Nền giáo dục đại học ngày nay được kế thừa những thành tựu giáo dục trước đây của đất nước.

Hơn mấy chục năm qua, kể từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, với sự quan tâm của Đảng, Bác Hồ, mặc dù trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, gian khổ của cuộc kháng chiến cứu nước, nước ta đã xây dựng được một đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo; trong đó, một bộ phận không nhỏ những người có chuyên môn cao lại được thử thách, tôi luyện trong cuộc sống và công việc, có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Đây là vốn quý, là động lực to lớn để nền giáo dục nước ta nói chung và đại học hội nhập quốc tế ngày nay.

Thứ ba: Sự quan tâm và quyết tâm mạnh mẽ của toàn đảng, toàn dân trong việc chấn hưng nền giáo dục nước nhà.

Ở nước ta, giáo dục được Đảng, Nhà nước rất quan tâm. Nghị quyết của Đảng chỉ rõ: “Cùng với khoa học - công nghệ, Giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu…”. Nhiều Nghị quyết Trung ương đã đề cập đến vấn đề này. Gần đây, ngày 4/11/2013 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị Trung ương 8 khóa XI ban hành Nghị quyết số 29- NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

163

Ở nước ta, hầu như gia đình nào, ở mọi giai đoạn đều có con em đi học và giành ưu tiên cao nhất cho việc học của con cái. Có thể nói, ở nước ta gia đình, xã hội đều có sự ưu tiên cao nhất cho giáo dục. Đây là thuận lợi lớn trong cuộc hội nhập giáo dục đại học của nước ta.

Thứ tư: Công cuộc Đổi mới ngày càng đạt được nhiều thành tựu, đời sống mọi tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng cao đưa đến việc đầu tư cho giáo dục ngày càng lớn.

Đất nước càng phát triển, một mặt tạo ra điều kiện vật chất lớn hơn cho giáo dục phát triển, bộ phận dân cư khá giả ngày càng đông và họ cho con em đi học ở nước ngoài; mặt khác, xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi nền giáo dục không ngừng vươn lên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, đất nước.

Thứ năm: Nước ta có một bộ phận các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực, các nhà giáo dục khá đông đảo được đào tạo ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có những nước có nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga…; có lực lượng Việt Kiều ở nước ngoài đông đảo.

Trong mấy chục năm qua, Đảng và Nhà nước với tầm nhìn xa rộng, đã gửi nhiều con em sang nước ngoài, trong đó có ở hầu hết các nước có nền khoa học, giáo dục tiên tiến học tập, nghiên cứu. Lực lượng này là vốn quý cho công cuộc hội nhập của giáo dục đại học nước ta ngày nay. Họ không chỉ mang kinh nghiệm, tri thức về mà là cầu nối giữa nước ta với các nước trong công cuộc hội nhập.

Về lực lượng Việt kiều, hiện nay có hơn 4 triệu người sống ở trên 100 nước bao gồm hết cỏc chõu lục, trong đú khoảng ẵ là sống ở Mỹ với nhiều chuyờn gia đầu ngành trờn nhiều lĩnh vực, với nguồn tài chính đáng kể. Năm 2009, số tiền người Việt hải ngoại gửi về nước cho thân nhân thông qua những kênh chính thức là 6,2 tỷ đô la, năm 2010 là 8,1 đô-la, khoảng 8% GDP cả nước, năm 2011 là 9 tỷ đôla (theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia,http://vi.wikipedia.org/wiki). Dù bộ phận này có nhiều thành phần với tâm trạng khác nhau, nhưng có thể nói, số đông luôn hướng về tổ quốc, muốn đóng góp sức lực, trí tuệ, của cải để xây dựng đất nước.

Đảng ta xác định: Việt kiều là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, là nguồn lực quan trọng của đất nước. Nếu Đảng và Nhà nước ta có chính sách phù hợp, khai thác tốt nguồn lực này thì đây là một nguồn lực đáng kể phục vụ cho công cuộc hội nhập quốc tế của nền giáo dục đại học nước nhà.

Về mặt khách quan

Thứ nhất:Nước ta có quan hệ rộng rãi với các nước trên thế giới (tính đến nay, có hơn 180 nước bao gồm trên tất cả các châu lục), trong đó có nhiều nước với trình độ tiên tiến về giáo dục, khoa học. Thuận lợi này cho phép chúng ta có thể tiếp thu những thành tựu về giáo dục, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm của thế giới để xây dựng một nền giáo dục Việt Nam tiên tiến, hiện đại.

Công cuộc hội nhập quốc tế được đẩy mạnh cũng tạo điều kiện thuận lợi để các nhà khoa học mở rộng giao lưu với các nước, tiếp thu những thành tựu, kinh nghiệm để góp phần hiện đại hoá nền giáo dục đại học đất nước.

Thứ hai:Lợi thế của người đi sau của giáo dục đại học nước ta.

So với nhiều nước ở khu vực và trên thế giới thì nền giáo dục đại học nước ta hội nhập quốc tế muộn hơn, có trình độ thấp hơn. Nhưng, điều này có tính hai mặt. Mặt hay ở chỗ, chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm của họ, vận dụng những kinh nghiệm thành công và tránh

164

lặp lại kinh nghiệm không thành công, chúng ta có thể đi tắt đón đầu để phát triển nhanh giáo dục đại học.

Thứ ba:Nhiều nước ngoài đầu tư vào nước ta trong lĩnh vực giáo dục.

Cùng với quá trình hội nhập quốc tế, nhiều nước, trong đó có những nước tiên tiến đầu tư về giáo dục ở nước ta. Điều này đưa lại nhiều tác dụng tích cực như: cho phép một bộ phận con em nước ta được “du học” tại chỗ, được học nền giáo dục tiên tiến ngay trên nước mình, kích thích giáo dục nước nhà phát triển…

VỀ KHÓ KHĂN Về mặt chủ quan

Thứ nhất:Những hạn chế, yếu kém của nền giáo dục đại học nước ta.

Đó là sự bảo thủ trì trệ của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên. Trong ngành giáo dục nói chung của nước ta nói chung và trong giáo dục đại học nói riêng có một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên trì trệ, bảo thủ, không muốn đổi mới.

Đó là tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, dạy học nhồi nhét, bệnh thành tích trong giáo dục hay là những tiêu cực ngoài xã hội đã tác động vào ngành giáo dục...; là lối học thụ động, nặng về việc trang bị kiến thức mà coi nhẹ về trang bị năng lực…

Những hạn chế, yếu kém đó đã tồn tại khá lâu, ăn sâu trong tiềm thức của xã hội mà không dễ dàng loại trừ trong ngày một, ngày hai và đã, đang, sẽ là chướng ngại đối với quá trình hội nhập quốc tế nền giáo dục nước ta nói chung, giáo dục đại học nói riêng.

Thứ hai: Môi trường làm việc chưa thật thuận lợi, vấn đề sử dụng lao động nói chung và nhân tài nói riêng còn nhiều bất cập.

Môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ chưa xứng đáng dẫn đến chảy máu chất xám. So với nhiều nước, điều kiện làm việc, cũng như chế độ đãi ngộ của nước ta cho đội ngũ cán bộ khoa học- kỹ thuật, nhìn chung, còn chưa xứng đáng, thiếu hấp dẫn. Vì vậy, tình trạng chảy máu chất xám đã và sẽ tiếp tục diễn ra. Đó là tình trạng những nhà khoa học giỏi ra nước ngoài làm việc, nhiều chuyên gia giỏi bỏ cơ quan nhà nước sang làm việc cho các công ty nước ngoài ngay trên nước mình hay ở công ty tư nhân, nhiều lưu học sinh học xong không về nước... và tình trạng chảy máu chất xám còn thể hiện ở chỗ người ta không chú tâm, đầu tư làm công việc chính mà bị phân tán, sức lực và thời gian vào những công việc khác. Tình hình trên là thách thức đối với việc xây dựng một đội ngũ nhà giáo có chất lượng cao.

Thứ ba:Do tác động của nền kinh tế thị trường.

Do tác động của nền kinh tế thị trường, không ít trường đại học đã hạ thấp tiêu chuẩn về kiến thức cũng như đạo đức đầu vào đối với sinh viên làm cho sản phẩm giáo dục giảm sút.

Nhiều giá trị đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc bị phai nhạt, trong đó có truyền thống

“tôn sư trọng đạo”. Một số giáo viên vì chạy theo lợi ích kinh tế, quyền lợi cá nhân đã đánh mất phẩm chất nhà giáo của mình.

Cùng với sự phát triển của công cuộc hội nhập, sự phát triển của công cuộc đổi mới, của nền kinh tế thị trường làm cho sự phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc. Theo đó, một bộ phận cư dân không nhỏ (ở vùng xa, vùng sâu, dân tộc thiểu số...) có cuộc sống ngày càng khó khăn, không đủ điều kiện cho con theo học các cấp.

165

Thứ tư: Sự hạn chế về sự liên thông của chương trình đào tạo giữa các trường đại học trong nước, giữa trong nước và quốc tế.

Hiện nay, độ vênh về chương trình đào tạo giữa các trường đại học trong cùng một hệ thống ở trong nước là khá xa, hay nói cách khác là tính đặc thù trong chương trình đào tạo giữa các trường là khá lớn làm cho sự liên thông giữa các trường bị han chế. Độ vênh giữa chương trình đào tạo giữa chương trình đào tạo của các trường đại học trong nước với nước ngoài, nhất là các nước phát triển, theo cảm nhận của chúng tôi, lại càng lớn. Điều này làm cho sự liên thông trong đào tạo đại học và sau đại học giữa các trường đại học trong nước, giữa nước ta với nước ngài bị hạn chế, là khó khăn trong quá trình hội nhập quốc tế của giáo dục đại học nước ta. Đây cũng có thể coi là nguyên nhân quan trọng làm cho việc thừa nhận bằng cấp giữa nước ta với các nước gặp khó khăn.

Thứ năm:Hạn chế về mặt ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên.

Ngoại ngữ là công cụ quan trọng để các nhà khoa học tiếp cận thông tin, giao lưu, hợp tác, hội nhập quốc tế, nghiên cứu khoa học. Nhưng, theo cảm nhận của chúng tôi, trình độ ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh của đội ngũ giảng viên đại học của chúng ta còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu, có thể là phần lớn các giảng viên có học hàm, học vị cao của nước ta hiện nay ở các trường đại học đều có độ tuổi từ trung niên trở lên, chủ yếu được đào tạo ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu trước đây, ở đó, họ được học tiếng Nga và tiếng các nước khác (ngoài tiếng Anh) là chủ yếu. Còn thế hệ giảng viên trẻ hiện nay, được học tiếng Anh khá bài bản thì về mặt chuyên môn, họ chưa thực sự tự tin trong hội nhập quốc tế. Việc số lượng bài báo của Việt Nam được công bố trên các tạp chí khoa học có uy tín quốc tế ít hơn so với nhiều nước trong khu vực (kể cả Thái Lan, Singapore) có lẽ nguyên nhân quan trọng là sự hạn chế về ngoại ngữ.

Như vậy, hạn chế về mặt ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh là một khó khăn trong quá trình hội nhập quốc tế của giáo dục đại học nước ta.

Về mặt khó khăn khách quan

Thứ nhất:Giáo dục đại học nước ta phải cạnh tranh với những cơ sở giáo dục tiên tiến của nước ngoài hoạt động tại nước ta.

Cùng với sự mở rộng của quá trình hội nhập, đã và sẽ có nhiều cơ sở đào tạo có chất lượng cao của nước ngoài sẽ mở ở nước ta. Đây sẽ là nơi không chỉ thu hút những thầy giáo giỏi (do chế độ đãi ngộ tốt, môi trường làm việc thuận lợi) mà còn thu hút những học sinh giỏi, có điều kiện vào học. Đây là nơi không chỉ cạnh tranh trong việc thu hút đầu vào đối với người học mà còn cả trong việc thu hút giảng viên giỏi. Vì vậy, giáo dục đại học Việt Nam phải cạnh tranh với những cơ sở giáo dục này về đầu vào đối với sinh viên và giảng viên và việc giữ chân những giảng viên giỏi.

Thứ hai: Phải chống lại những “độc hại”, những cơ sở giáo dục kém chất lượng từ nước ngoài tràn vào.

Cùng với quá trình hội nhập quốc tế thì bên cạnh những cái tốt, những cơ sở giáo dục tiên tiến vào nước ta thì những cái xấu, những cơ sở giáo dục kém chất lượng cũng vào theo.

Tình hình này đã xảy ra ở nước ta trong thời gian qua Điều này sẽ góp phần làm vẫn đục nền giáo dục đại học của nước ta.

Thứ ba: Tác động những bất lợi từ tình hình chính trị, kinh tế thế giới, khu vực đưa lại.

Những biến động về kinh tế, chính trị-an ninh khu vực, thế giới (chẳng hạn cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính khu vực 1997-1999, cuôc khủng hoảng kinh tế toàn cầu ở cuối thập

Một phần của tài liệu Hội nhập quốc tế trong quá trìnhđổi mới giáo dục đại học Việt Nam (Trang 163 - 171)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(282 trang)