HỘI NHẬP TRONG ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU CÁC NGÀNH KHXH&NV: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Một phần của tài liệu Hội nhập quốc tế trong quá trìnhđổi mới giáo dục đại học Việt Nam (Trang 187 - 192)

GS.TS. Ngô Văn Lệ

Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM

TÓM TẮT

Trong những năm qua giáo dục nói chung và giáo dục đại học đại học Việt Nam nói riêng đã có những đổi thay, tạo những tiền đề cho quá trình hội nhập. khu vực và quốc tế. Là một trong hai trường đại học chuyên đào tạo và nghiên cứu các ngành thuộc lĩnh vực KHXH&NV, trường ĐH KHXH&NV thuộc ĐHQG-HCM đã có lợi thế so sánh trong việc triển khai hợp tác với các trường, viện nước ngoài trong đào tạo và nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Tuy nhiên, trong quá trình hợp tác với các đối tác nước ngoài bên cạnh những mặt tích cực cũng bộc lộ những hạn chế yếu kém. Để hội nhập và phát triển, phát huy tiềm năng của một đơn vị nghiên cứu và đào tạo chuyên ngành thuộc lĩnh vực KHXH&NV, cần phải thay đổi tư duy, cách thức hợp tác và đầu tư phát triển, mới mang lại những hiệu quả như mong muốn. Bài viết của chúng tôi, trên cơ sở hoạt động thực tiễn cua trường trình bày về một số họat động hợp tác trong những năm qua. Đồng thời nêu lên một số vấn đề đặt ra trong đổi mới tư duy cũng như cung cách đầu tư để khoa học xã hội hội nhập và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Hoạt động trong lĩnh vực hợp tác quốc tế của Trường ĐH KHXH&NV trong 16 năm qua, nhìn từ khía cạnh hiệu quả của sự mở rộng hợp tác và đào tạo nguồn nhân lực đã đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, thẳng thắn mà nói cũng còn nhiều vấn đề cần phải có suy nghĩ mới, cách làm mới, sao cho các trường đại học, nhất là khoa học xã hội và nhân văn với tính đặc thù của mình có thể hội nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Chúng ta không thể hội nhập, khi chúng ta vẫn duy trì mãi tư duy cũng như cung cách làm theo cách cũ được. Vậy để có thể mở rộng hợp tác, tăng tính hiệu quả của các hợp tác, bình đẳng trong hợp tác, chúng ta cần phải làm gì? Phải khẳng định một điều là những vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn luôn được sự quan tâm của các tổ chức quốc tế, các học giả và của nhiều đối tượng khác. Bằng chứng của sự quan tâm này là hàng năm có các tài trợ khác nhau để thực hiện các nghiên cứu khoa học, tổ chức các cuộc hội thảo khoa học. Nhiều hoạt động khoa học có quy mô lớn với sự tham gia của nhiều học giả ở các nước khác nhau như Hội thảo Việt Nam học có hàng trăm học giả nước ngoài tham dự. Cũng có những Hội thảo quốc tế quy mô nhỏ hơn như Hội thảo quốc tế : Hiện đại và động thái của truyền thống Việt Nam: cách tiếp cận Nhân học, có gần 100 học giả nước ngoài tham dự. Sự quan tâm này còn được thể hiện ở chỗ nhiều trường đại học ở châu Âu, châu Mỹ, ờ Hàn Quốc, Nhật Bản…, mở ngành Việt Nam học có nhiều người theo học. Hàng năm Trường ĐH KHXH&NV cử các cán bộ sang giảng dạy tại các khoa Việt Nam học ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp... Trong nhiều lần đi công tác nước ngoài, chúng tôi đã giành thời gian báo cáo một số vấn đề liên quan đến văn hóa, lịch sử, dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam tại một số trường tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Australia. Các buổi báo cáo đó không chỉ ở các trường có khoa Việt Nam học, mà ở cả các trường đại học hàng đầu về khoa học xã hội và nhân văn như trường Đại học chính trị Đài Loan. Những buổi báo cáo như vậy có nhiều người đến nghe, trao đổi thẳng thắn giữa diễn giả và đông đảo cử tọa, như là một minh chứng cho sự quan tâm đến những vấn đề khoa học xã hội và nhân văn của Việt Nam. Mặt khác, hàng năm có hàng trăm người nước ngoài theo học bậc đại học, hàng chục người học sau đại học và hơn 6-700 lượt người theo học các lớp ngắn hạn về tiếng Việt, về văn hóa lịch sử tại trường ĐHKHXH&NV, cho thấy một lượng rất đông đảo người nước ngoài có nhu cầu muốn hiểu biết về Việt Nam. Tuy nhiên, từ thực tế hoạt động của một đơn vị đào tạo và nghiên cứu

186

các ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, chúng tôi thấy về phía Trường ĐH KHXH&NV bộc lộ hai hạn chế lớn nhất ảnh hưởng đến sự hợp tác quốc tế và thực tế cũng là những hạn chế ảnh hưởng đến sự hội nhập. Đó là những khó khăn về nguồn lực con người và nguồn lực tài chính.

Hạn chế về nguồn lực con người thì ai cũng thấy. Nguồn nhân lực trong đào tạo và nghiên cứu các ngành khoa học và công nghệ nói chung, khoa học xã hội và nhân văn nói riêng, theo chúng tôi có hai nguồn chính: a) lực lượng chủ đạo là các cán bộ đang công tác trong các viện nghiên cứu và các trường đại học và b) đội ngũ trí thức Việt kiều hiện đang giảng dạy và làm việc tại các viện nghiên cứu. Hợp tác quốc tế của bất kỳ một đơn vị đào tạo và nghiên cứu nào cũng phải đến từ hai phía - phía Việt Nam và phía nước ngoài. Lâu nay, trong tư duy của chúng ta tồn tại một cách nghĩ là chỉ có “nhận”, mà không nghĩ đến “cho”

trong hợp tác quốc tế. Chính vì vậy chúng ta không thể chủ động trong hợp tác quốc tế. Đội ngũ có trình độ chuyên môn cao ở các trường hiện nay thiếu, độ tuổi trung bình cao, lại phân bố không đều giữa các ngành trong một khoa và giữa các khoa với nhau. Nhiệm vụ của các giáo viên trong một đơn vị đào tạo là giảng dạy. Trong trường các giáo viên chủ yếu lo dạy cho đủ giờ đã quy định, mà không quan tâm đến việc phải làm gì để có thể hợp tác với các đối tác nước ngoài khi điều kiện có như nâng cao năng lực chuyên môn, học cho tốt một ngoại ngữ. Vì hạn chế ngoại ngữ, cho nên khi triển khai các hợp tác quốc tế, sẽ rất khó khăn cho việc huy động nguồn lực. Thực tế trong nhiều năm qua, các học bổng du học nhiều, nhưng lại rất khó khăn tìm kiếm ứng viên. Tìm kiếm ứng viên cho các học bổng du học gặp nhiều khó khăn cũng còn do cơ chế của chúng ta. Chúng ta có những quy định về năm công tác, phải là cán bộ thuộc biên chế của trường, v. v. . trong khi chúng ta lại chưa tạo điều kiện cho cán bộ có thể tập trung cho việc nâng cao trình độ ngoãi ngữ. Vì vậy, khi có những dự án, những chương trình hợp tác với nước ngoài tìm ứng viên là rất khó khăn. Năng lực của cán bộ ngoài khả năng ngoại ngữ là rất cần, còn phải có một trình độ chuyên môn nhất định và khả năng tập hợp, tổ chức để triển khai thực hiện các dự án hợp tác. Trong thực tế hoạt động của nhà trường trong nhiều năm qua là chỉ có một số đơn vị và cá nhân có thể đáp ứng được các yêu cầu của hợp tác quốc tế. Khó có thể nói đến hiệu quả của hợp tác quốc tế, khi đội ngũ của chúng ta chưa đủ mạnh để tham gia cùng các đối tác nước ngoài trong quá trình triển khai dự án. Do hạn chế về ngoại ngữ đã làm cho cán bộ của chúng ta thiếu tự tin trong các hoạt động hợp tác quốc tế. Mặt khác, cũng do ứng xử của các cơ quan chức năng đối với người nước ngoài chưa thật cởi mở, nhất là những năm 80-90 của thế kỷ trước, cũng góp phần hạn chế những hoạt động hợp tác đối ngoại. Chúng ta cũng chưa khai thác có hiệu quả tiềm lực đội ngũ trí thức Việt Nam đang định cư ở nước ngoài. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là rất rõ ràng và luôn coi họ là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng quốc gia dân tộc. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI nhấn mạnh ”Đồng bào định cư ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam; Nhà nước ban hành các cơ chế, chính sách để hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hướng về Tổ quốc”. Đội ngũ trí thức ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài là khá đông đảo, trong số đó có nhiều người thành đạt, có uy tín khoa học.

Trong lĩnh vực kinh tế, với chính sách cởi mở, chúng ta đã thu hút được sự quan tâm của Việt kiều. Hiện nay có tới 3500 dự án, với kinh phí trên 11 tỷ USD của Việt kiều đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế khác nhau, làm tăng thêm nguồn lực để phát triển. Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, nhất là khoa học xã hội và nhân văn, do nhiều nguyên nhân khác nhau, chúng ta chưa tập hợp cũng như khai thác có hiệu quả nguồn lực này. Cũng có một số nhà khoa học triển khai nghiên cứu các lĩnh vực khoa học xã hội, nhưng chưa nhiều. Không khai thác hiệu quả tiềm năng này, chúng ta đã lãng phí một nguồn lực khá. Chúng ta chưa có những triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học ngoài nước cũng một phần thiếu những cán bộ có đủ điều kiện để triển khai các hoạt động nghiên cứu ở ngoài nước (cũng có thể chúng không có truyền thống?). Có những NCS khi triển khai thực hiện viết luận án, mà nội dung có liên quan đến nước ngoài, nhưng cũng không có kinh phí để có thể đến địa bàn nghiên cứu. Không đi thực địa tại các địa bàn nghiên cứu, khó có thể nói luận án có chất lượng. Trong khi đó, những nghiên cứu sinh người nước ngoài, khi nghiên cứu những vấn

187

đề có liên quan đến Việt Nam, họ đến Việt Nam nhiều lần, lại được hỗ trợ của các nhà chuyên môn. Thực tế chúng ta cũng có chủ động triển khai các dự án hợp tác trong lĩnh vực giáo dục y tế với một số nước ở châu Phi, nhưng chủ yếu dưới hình thức chuyên gia, mà không phải trực tiếp tham gia đào tạo hay những nghiên cứu ứng dụng. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải làm sao đào tạo được một đội ngũ các nhà khoa học vững về chuyên môn, giỏi về ngoại ngữ đủ năng lực tổ chức và triển khai các hoạt động nghiên cứu và đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, không chỉ ở trong nước, mà cả ở nước ngoài.

Những hoạt động nghiên cứu và đào tạo này, không chỉ dựa trên tài trợ của các đối tác nước ngoài, mà còn do nguồn kinh phí của nhà nước ta hoặc của các nhà tài trợ của các tổ chức chính trị, xã hội khác.

Hạn chế về nguồn lực tài chính cũng là một rào cản trong hội nhập. Do cách suy nghĩ của chúng ta lâu nay là một khi triển khai một dự án có yếu tố nước ngoài chủ yếu dựa vào nguồn tài chính của các đối tác. Trường đại học chỉ có kinh phí cho hoạt động thường xuyên, còn kinh phí cho hoạt động đối ngoại (kinh phí cho đoàn ra, đoàn vào) là hết sức hạn chế. Kinh phí cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học rất khiêm tốn. Chính vì vậy, khó có thể triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học một cách có hiệu quả được. Thiếu kinh phí, chúng ta khó có thể chủ động trong hợp tác đào tạo và nghiên cứu với các đối tác nước ngoài. Trong hội nhập kinh tế chúng ta có nhiều kinh nghiệm. Ở giai đoạn đầu của qúa trình hội nhập chúng ta tiếp nhận nguồn đầu tư từ nước ngoài. Tuy vậy, kinh phí đầu tư cho các dự án đó không thuần túy chỉ có từ bên ngoài, mà thực tế chúng ta cũng đã có vốn đối ứng (đất đai, nhân công…). Càng về sau, khi nền kinh tế của chúng ta đã dần ổn định và phát triển, một mặt chúng ta vẫn khuyến khích các nước đầu tư vào những lĩnh vực mà chúng ta chưa có hoặc chưa mạnh, nhưng mặt khác, chúng ta lại đầu tư ra nước ngoài. Đến nay chúng ta có nhiều dự án được đầu tư ra nước ngòai mang lại không chỉ lợi ích kinh tế, mà còn cả lợi ích khác. Một nền kinh tế không đủ mạnh, thì khó có thể nói đến đầu tư ra ngước ngoài. Trong các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, nhất là các ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, theo chúng tôi, cũng phải thay đổi tư duy trong hợp tác nghiên cứu. Phải bình đẳng trong đầu tư đào tạo và nghiên cứu, mới có bình đẳng trong thụ hưởng những thành quả của đào tạo và nghiên cứu. Không thể duy trì mãi tình trạng xin kinh phí của các tổ chức nước ngoài cho đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Phải chủ động đầu tư trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Chúng ta chỉ có thể chủ động trong đào tạo và nghiên cứu, khi chúng ta chủ động về nguồn lực tài chính ( đương nhiên cả nguồn lực con người). Trong các Hội thảo quốc tế về Việt Nam học, Ban tổ chức chủ động nội dung, chương trình, mời các học giả trong và ngoài nước tham dự. Để có thể chủ động được như vậy Ban tổ chức có nguồn kinh phí đảm bảo cho các hoạt động trong suốt thời gian diễn ra Hội thảo và cho cả xuất bản phẩm sau Hội thảo. Cuộc Hội thảo quốc tế “Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: cách tiếp cận nhân học” được tiến hành khá tốt với sự tham gia của gần 150 các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, như là một thí dụ nữa về sự chủ động kinh phí trong hoạt động nghiên cứu khoa học với đối tác nước ngoài.

Hợp tác đối ngoại phải thể hiện sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Do chúng ta thiếu nguồn kinh phí, nên chúng ta khó có thể triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu ở nước ngoài, như họ đã từng tổ chức triển khai đào tạo và nghiên cứu ở nước ta. Chẳn hạn, khi chúng tôi tham gia Dự án Việt Nam-Canada, chúng tôi có điều kiện đến các vùng nông thôn của Thái Lan, Malaixia và cả Canada để tiếp cận các cộng đồng đói nghèo ở các quốc gia đó. Có tiếp xúc với các cộng đồng đói nghèo tại các quốc gia có sự khác biệt về văn hóa, tôn giáo, trình độ phát triển kinh tế, xã hội mới có thể hiểu và đánh gía khách quan hơn, đầy đủ hơn vấn đề đói nghèo không phải chỉ là những vấn đề của các nước đang phát triển, mà ngay cả ở những nước phát triển đói nghèo cũng là một vấn đề nan giải. Đói nghèo là vấn đề của thời đại, để chúng ta có kế hoạch và các bước đi thích hợp trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Trong hợp tác đào tạo cũng vậy, một khi chủ động về tài chính chúng ta có điều kiện để tìm hiểu nhu cầu đào tạo của các đối tác, lúc đó triển khai hợp tác đào tạo mới có hiệu quả. Trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi cho rằng phải thay đổi tư duy trong hợp tác quốc tế. Đã đến lúc chúng ta phải mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học, nhất là trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn (lĩnh vực chúng ta có

188

nhiều lợi thế). Nghiên cứu các mô hình phát triển xã hội ở nước ngoài phải để cho các nhà nghiên cứu được sống trong môi trường văn hóa đó. Muốn vậy phải đầu tư lớn và lâu dài.

Không có kinh phí chúng ta không chủ động trong các hợp tác nghiên cứu ở nước ngoài.

Chúng ta có tổ chức đi nghiên cứu ở nước ngoài, nhưng thường theo đoàn, thời gian lại ngắn, nên hiệu quả không cao. Các nghiên cứu của nước ngoài được triển khai ở Việt Nam thường là dài ngày, lặp đi, lặp lại tại một địa bàn, có sự tham gia của các chuyên gia, nên kết quả nghiên cứu là rất thiết thực, bổ ích. Để hội nhập và hợp tác quốc tế, một vấn đề theo chúng tôi cũng rất cần được quan tâm: Đó là cần phải lắng nghe ý kiến “trái chiều”. Vẫn biết, khoa học xã hội và nhân văn bao giờ cũng gắn liền với lợi ích quốc gia - dân tộc. Nhưng một ý kiến “trái chiếu” của một học giả nước ngoài về một vấn đề nào đó, thiết nghĩ cũng rất có ích, khi đất nước ta đang muốn là bạn với mọi quốc gia trên thế giới. Khoa học nói chung và nhất là khoa học xã hội và nhân văn nói riêng, với tính đặc thù của mình sẽ là hoàn thiện hơn khi chúng ta lắng nghe từ nhiều phía. Cùng với hội nhập kinh tế, chúng ta bước đầu đã hội nhập trong lĩnh vực giáo dục. Bằng việc triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ và tham gia kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn AUN, mặc dù chỉ là bước đầu, nhưng giáo dục đại học đã có bước hội nhập vào dòng chảy của khu vực. Trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn tiềm năng của chúng ta là rất lớn, khai thác hiệu quả tiềm năng này, chắc chắn sẽ tạo những tiền đề vững chắc để chúng ta hội nhập trong những năm tới. Muốn làm được điều đó phải thay đổi trong đầu tư kinh phí cho các hoạt động hợp tác với các đối tác nước ngoài. Nhà trường khó có thể huy động nguồn kinh phí của mình cho những hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, như các quỹ quốc tế từng tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu và đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Ở đây vai trò của Nhà nước là rất lớn. Toàn cầu hóa như là một xu thế tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Chúng ta đã và đang hội nhập vào đời sống kinh tế, chính trị thế giới. Thực tế chúng ta đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới với những bước đi khá vững chắc.

Chúng ta cũng đã bước đầu hội nhập trong lĩnh vực giáo dục. mặc dù còn rất nhều khó khăn. Vậy trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn thì sao? Trước hết, phải khẳng định chúng ta muốn phát triển, chúng ta phải hội nhập vào dòng chảy chung của nhân loại. Trong tiến trình phát triển của mình, như là một quy luật chung, những gì một tộc người (Ethnie), dân tộc (Nation) (một quốc gia - dân tộc - Nation-État) tiếp nhận được của tộc người khác, dân tộc khác trong quá trình giao lưu văn hóa thường ít hơn những gì mà tộc người hay dân tộc sáng tạo ra ( thí dụ trong tiếng Việt có tới 70 % từ gốc Hán, tiếng Hàn cũng có một tình hình tương tự, nhiều tộc người tiếp nhận tôn giáo của các tộc người khác,nhiều tộc người tiếp nhận ngôn ngữ của tộc người khác làm tiếng nói của mình như nhiều tộc người ở Nam Mỹ tiếp nhận tiếng Tây Ban Nha...). Những giá trị chung của nhân loại về khoa học xã hội và nhân văn sẽ giúp cho mọi quốc gia-dân tộc gần lại với nhau. Chúng ta muốn phát triển, như phát triển kinh tế, chúng ta không thể khép mình trong không gian hẹp, mà phải vươn ra xa.

Hội nhập là xu thế tất yếu. Muốn hội nhập, theo chúng tôi nghĩ, chúng ta có nhiều việc phải làm. Trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn ngoài những vấn đề có tính nguyên tắc (các nghiên cứu không làm phương hại đến an ninh quốc gia, không tạo nên bất ổn xã hội…), chúng ta phải đầu tư để làm sao trong một thời gian ngắn có được một đội ngũ các nhà khoa học đủ mạnh về chuyên môn, có ngoại ngữ giỏi và năng lực tổ chức triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Cùng với việc xây dựng đội ngũ đủ mạnh là đầu tư kinh phí. Chúng ta không có những quỹ lớn như Qũy Ford (Mỹ), Qũy Toyota (Nhật Bản) hay Qũy CIDA (Canada) đủ sức tài trợ cho nhiều lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khác nhau. Trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam hiện nay, theo chúng tôi, trong tương lai Quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia sẽ đóng vai trò rất lớn trong việc huy động nguồn lực tài chính cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu quốc tế (ở nước ngoài) thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn với nòng cốt là các học giả Việt Nam với sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài. Làm được việc này, là chúng ta đã chủ động hội nhập trong đào tạo và nghiên cứu, không chỉ ở khía cạnh đội ngũ, mà quan trọng hơn ở khía cạnh chủ động kinh phí cho những hoạt động nghiên cứu đó. Mặt khác, làm sao để các doanh nghiệp cùng chia sẻ với Nhà nước trong việc huy động nguồn lực tài chính cho đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,nhấn mạnh đến “tăng đầu tư nhà nước cho các trọng điểm quốc gia, đồng thời đẩy mạnh xã hội

Một phần của tài liệu Hội nhập quốc tế trong quá trìnhđổi mới giáo dục đại học Việt Nam (Trang 187 - 192)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(282 trang)