SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ TRI THỨC

Một phần của tài liệu Hội nhập quốc tế trong quá trìnhđổi mới giáo dục đại học Việt Nam (Trang 180 - 187)

PGS.TS Hàn Viết Thuận Đại học Kinh tế Quốc dân

ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ thập kỷ 80 đến nay do tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, nền kinh tế thế giới đã trải qua những biến đổi vô cùng sâu sắc. Đây là giai đoạn mà nền kinh tế chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, nền văn minh loài người chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ. Chưa có thời kỳ nào trong lịch sử mà sự thay đổi trong xã hội lại diễn ra nhanh chóng, sâu sắc và toàn diện như thế. Điều đó buộc người ta phải hành động nhanh, "làm việc theo tốc độ của tư duy" như lời của Bill Gates.

Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Do đó ngay từ Đại hội lần thứ X, Đảng ta đã khẳng định “Kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước” [1]

Nền kinh tế tri thức dựa trên 4 trụ cột chính là giáo dục, phát minh sáng chế, CNTT và truyền thông, các chính sách kinh tế. Nền giáo dục đại học đóng vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển cả 4 trụ cột này.

Trong bài viết này, trước hết chúng tôi đề cập đến sự hình thành và phát triển của nền kinh tế tri thức ở Việt Nam qua đó sẽ thấy rõ vai trò có tính chất quyết định của nền giáo dục đại học. Tiếp đó chúng tôi xin trình bày một số ý kiến về hội nhập nền giáo dục đại học Việt Nam nhằm hướng tới việc giải quyết vấn đề này

VỀ SỰ HÌNH THÀNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM Những năm gần đây người ta đã dùng nhiều tên gọi khác nhau cho giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế như Kinh tế thông tin (Information economy), Kinh tế mạng (Network economy), Kinh tế số (Digital economy), Kinh tế dựa vào tri thức (knowledge based economy), Kinh tế mới (New economy). Mỗi tên gọi đều nhấn mạnh vào một khía cạnh nào đó của nền kinh tế này. Kinh tế tri thức (Knowledge economy) là tên gọi thông dụng nhất hiện nay. Tên gọi này nói lên được nội dung cốt lõi của nền kinh tế mới trong đó thể hiện vai trò quyết định của tri thức và công nghệ đối với sự phát triển của nền kinh tế.

Theo nhận định của WBI, một quốc gia muốn chuyển sang nền kinh tế tri thức cần hình thành bốn trụ cột chính là:

1- Giáo dục

2- Phát minh sáng chế

3- Cơ sở hạ tầng CNTT và truyền thông 4- Hệ thống thể chế các chính sách kinh tế.

Căn cứ vào các chỉ số bình quân từ dữ liệu của bốn trụ cột này, WB đưa ra chỉ số kinh tế tri thức KEI (Knowledge Economy Index) nhằm đánh giá sự chuẩn bị của một đất nước để chuyển sang nền kinh tế tri thức. Tổng cộng có 81 tiêu chí được đưa ra so sánh trong tương

179

quan 132 quốc gia, với điểm số kém nhất là 0 đến điểm số cao nhất là 10. Theo chỉ số KEI, VN đạt 3,17 điểm, xếp hạng 96 trên 132 quốc gia. Việt Nam đang tụt lại phía sau hầu hết các nước Đông Á - Thái Bình Dương (EAP) về chỉ số kinh tế tri thức.

Trụ cột thứ nhất: Giáo dục

Chính phủ Việt Nam đã rất chú trọng đến giáo dục, coi giáo dục là quốc sách. Đầu tư cho giáo dục từ ngân sách quốc gia cũng không ngừng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì vẫn còn có một khoảng cách. Tỉ lệ sinh viên đại học, cao đẳng của Việt Nam chỉ đạt 16% so với mức trung bình là 38% của EAP. Căn cứ vào các số liệu hiện có của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO thì vấn đề cơ bản trong tốc độ phát triển giáo dục của Việt Nam là ở sự trì trệ của tỷ lệ theo học đại học. Tổ chức Global Education Digest đã đưa ra các số liệu về kỳ vọng đời sống họcđường đại học, tức là số năm học trung bình mà một thanh niên trong độ tuổi 17 có thể hy vọng theo học trong trường đại học trước khi bước vào lao động. Trong giai đoạn hiện nay kỳ vọng đời sống học đường đại học trên thế giới đã tăng từ 0,9 năm lên 1,1 năm.

Tại các nước vùng Đông Á từ 0,7 năm lên 1,0 năm. Tại Trung Quốc tăng từ 0,3 năm lên 1,0 năm; Thái Lan từ 1,6 năm lên 2,1 năm trong khi ở Việt Nam chỉ số này vẫn giữ nguyên là 0,5 năm [6].

Trong kinh tế học hiện đại, người ta đưa ra khái niệm được gọi là năng suất yếu tố tổng hợp TFP (Total Factor Productivity). Đó là một khái niệm mới dùng để đánh giá vai trò của sự tích lũy tri thức trong tăng trưởng kinh tế, bên cạnh các tích lũy truyền thống là vốn và lao động.

Theo cách tiếp cận này, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, nếu từ năm 1960 đến năm 2003, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc tăng 11 lần, đưa Hàn Quốc lên hàng các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), thì 72% sự tăng trưởng đó là do tích lũy tri thức, trong đó sự phát triển giáo dục đại học đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Bảng sau đây cho biết TFP của một số nước trong khu vực ASEAN trong đó có Việt Nam:

Stt Tên nước Chỉ số TFP

1 Indonesia 43%

2 Philippine 41%

3 Thái Lan 35%

4 Việt Nam 20%

Ở Việt Nam, theo quan điểm của nhiều nhà kinh tế thì tiềm ẩn đằng sau những số liệu về sự tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng là những dấu hiệu đáng lo ngại về chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tỷ lệ đóng góp của TFP ngày càng giảm và chỉ còn khoảng 20% vào thời điểm hiện nay. Tình trạng này là đáng lo ngại vì chỉ số này của các nước trong khu vực là tương đối cao (35% ở Thái Lan, 41% ở Philippines, 43%

ở Indonesia) [6]. Điều này cho thấy, nền giáo dục của Việt Nam hiện nay chưa giải quyết tốt bài toán về phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho nhu cầu phát triển kinh tế.

Trụ cột thứ 2: Phát minh sáng chế

Số lượng các bằng phát minh sáng chế của Việt Nam được công bố trên các tạp chí chuyên môn có uy tín trên thế giới vẫn ở mức rất khiêm tốn so với số lượng người làm công tác khoa học và công nghệ. Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học thì năm 1973 ba nước Thái Lan, Singapore và Việt Nam có điểm xuất phát gần như nhau. Nhưng đến năm 2000, số công trình được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế của Việt Nam chỉ bằng của Thái Lan và Singapore vào thời điểm năm 1980. Còn hiện nay, Thái Lan nhiều hơn Việt Nam đến 5 lần, Singapore nhiều hơn 12,5 lần trong khi số lượng các nhà khoa học ít hơn.

180

Thực tế trên thế giới đã cho thấy rằng, không một quốc gia nào có thể đạt được một trình độ phát triển cao nếu không có một hệ thống quyền sở hữu tương đối tốt. Việc khảo sát ở 125 nước trong năm 2010 trong đó có Việt Nam và một số nước xung quanh về chỉ số quyền sở hữu quốc tế (International Property Rights Index) cho ta kết quả như sau[10]:

Stt Tên nước Chỉ số quyền sở hữu quốc tế

1 Singapore 8/125

2 Malaysia 41/125

3 Thái Lan 59/125

4 Trung Quốc 64/125

5 Việt Nam 80/125

Bảng xếp hạng này cho thấy vấn đề quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam ở mức rất thấp so với các nước trong khu vực và việc giải quyết nó cần phải được quan tâm đúng mức hơn ở tầm quốc gia

Trụ cột thứ 3: Công nghệ thông tin và truyền thông

Đây là chỉ số tăng mạnh nhất của Việt Nam trong bốn trụ cột của nền kinh tế tri thức, đạt 3,49 điểm(so sánh với điểm bình quân của thế giới là 6.0, Malaysia 7.30, Singapore 9.19).

Tuy nhiên, vấn đề là lực lượng lao động CNTT của Việt Nam còn ít, chưa có kinh nghiệm.

Trong 40 triệu công nhân Việt Nam, chỉ có 20.000 lao động trong lĩnh vực CNTT, trong khi chỉ 3.500-4.000 sinh viên tốt nghiệp với các bằng cấp CNTT hằng năm. Ngoài ra, khu vực ICT Việt Nam tiếp tục chậm phát triển nhất khu vực. Chỉ số ICT Việt Nam chỉ 3,49 so với 7,04 của châu Á - Thái Bình Dương. Để có một cái nhìn tổng thể về sự phát triển của nền kinh tế tri thức ở Việt Nam chúng ta hãy xem xét các chỉ số đánh giá của thế giới.

Trong mấy năm gần đây, các tổ chức quốc tế như International Telecommunication Union, World Bank, World Economic Forum, UNDP, UNCTAD đã đưa ra các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của nền kinh tế tri thức của mỗi quốc gia. Các chỉ tiêu đó là:

- Chỉ số kinh tế tri thức KEI (Knowledge Economic Index) - Chỉ số tri thức KI (Knowledge Index)

- Chỉ số cơ hội CNTT ITC- OI (ITC Opportunity Index) - Chỉ số cơ hội số DOI (Digital Opportunity Index)

- Chỉ số sẵn sàng kết nối NRI (Network Readiness Index)

- Chỉ số sẵn sàng cho nền kinh tế điện tử ERI (E- Readiness Index)

Chỉ số KI dựa trên 3 yếu tố là Mức độ đổi mới của xã hội, Hệ thống giáo dục, CNTT. Chỉ số KEI ngoài ba yếu tố trên còn thêm yếu tố thứ 4 là sự thu hút đầu tư. Chỉ số ICT-OI đánh giá mức độ phát triển xã hội thông tin, chỉ số DOI đánh giá cơ hội số, chỉ số NRI cho biết sự sẵn sàng của các doanh nghiệp và cá nhân cho sự kết nối mạng, chỉ số ERI đánh giá mức độ chuẩn bị về công nghệ, kinh tế, tổ chức của mỗi quốc gia để có thể tham gia vào nền kinh tế tri thức.

Bảng xếp hạng của Việt Nam theo các chỉ số này như sau:

Stt Tên chỉ số Xếp hạng

1 KI (Knowledge Index ) 95 trên 132 nước xếp hạng 2 KEI (Knowledge Economic Index) 96 trên 132 nước xếp hạng 3 ICT-OI(ICT Opportunity Index) 111 trên 183 nước xếp hạng 4 DOI(Digital Opportunity Index) 126 trên 181 nước xếp hạng 5 NRI(Network Readiness Index) 85 trên 122 nước xếp hàng 6 ERI(E- Readiness Index) 65 trên 69 nước xếp hạng (Nguồn: Vietnam ICT Outlook)

181

Qua số liệu của bảng trên đây có thể thấy do điểm xuất phát rất thấp nên vị trí của Việt Nam trên bản đồ kinh tế tri thức thế giới vẫn còn ở mức trung bình thấp, thậm chí có chỉ tiêu như sự sẵn sàng cho nền kinh tế điện tử còn xếp gần cuối bảng trong số các nước xếp hạng.

Trụ cột thứ 4: Hệ thống thể chế các chính sách kinh tế

Trong thời gian qua, nhà nước Việt Nam đã rất quan tâm đến vấn đề hoàn thiện hệ thống các thể chế chính sách kinh tế ở Việt Nam nhằm nâng cao năng lực quản lý của nhà nước, của các Bộ ngành và các địa phương. Đề án cải cách hành chính đang được triển khai rộng rãi và được xác định là một khâu đột phá quan trọng trong việc hoàn thiện quản lý. Các bộ ngành đã rà soát lại toàn bộ các văn bản thủ tục hành chính và công bố công khai trên mạng tin của Chính phủ. Có thể nói đây là một bước tiến đáng kể theo hướng hoàn thiện hệ thống hành chính ở Việt Nam. Phải xem xét việc quản lý ở tầm quốc gia cũng như trong các Bộ ngành như là một quá trình để tạo điều kiện cho việc thúc đẩy phát triển chứ không phải chỉ là sự thực thi những mệnh lệnh chính trị xa rời thực tế. Trước hết và căn bản nhất là phải đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý (thể chế, chính sách, luật pháp, bộ máy). Nói theo thuật ngữ thông tin, đây chính là phần mềm hệ thống để vận hành xã hội.

Chúng ta có thế mạnh về tiềm năng con người, chỉ số phát triển con người HDI nước ta đứng thứ 110 và thuộc nhóm nước trung bình của thế giới. Thực tế đã chứng minh người Việt Nam nắm bắt và làm chủ nhanh các tri thức mới và các công nghệ hiện đại. Vậy tại sao cái tiềm năng ấy chưa được phát huy mạnh mẽ tương xứng với vị thế của nó. Một nguyên nhân cơ bản chính là vì cơ chế quản lý. Trí tuệ và tài năng đang bị vướng mắc bởi một cơ chế tự thân mâu thuẫn, thiếu nhất quán. Do đó vấn đề trung tâm là tiến hành cải cách quản lý, xây dựng một môi trường kinh tế xã hội lành mạnh. Đây là nền tảng để khuyến khích mọi sáng kiến cá nhân, phát huy mọi tài năng sáng tạo, đồng thời cũng là tiền đề để hạn chế và loại trừ dần những yếu tố tiêu cực đang tràn lan trong xã hội hiện nay.

Việt Nam cũng phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế, tăng cường tính minh bạch của chính phủ, đẩy mạnh một cách hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng. Nhà nước cũng cần tạo điều kiện cho người dân tham gia nhiều hơn vào quá trình lập chính sách, phát huy tinh thần tôn trọng pháp luật. Đồng thời phải đào tạo được một đội ngũ cán bộ quản lý có tâm huyết với đất nước. Đó là những người luôn luôn nghĩ rằng được phục vụ trong guồng máy nhà nước là một trách nhiệm công dân cao cả chứ không phải chỉ là một cơ hội để mưu sinh hoặc để làm giàu cho bản thân và gia đình mình.

ĐỔI MỚI NỀN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM HƯỚNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ TRI THỨC

Vào thời kỳ của những thế kỉ trước, khi lao động thủ công đóng vai trò chủ yếu, thì các yếu tố lao động và đất đai đóng vai trò động lực. Nếu biết kết hợp đúng đắn lao động và đất đai thì của cải sẽ sinh sôi, nảy nở. Chính vì vậy mà nhà kinh tế học Adam Smit đã nhận định:

“Đất là mẹ, lao động là cha”[5]. Đến thời kỳ cách mạng công nghiệp, lao động, vốn, kĩ thuật và phương pháp quản lí được xem là những yếu tố chủ chốt của tăng trưởng kinh tế.

Ngày nay, khi mà trí tuệ đã trở thành yếu tố hàng đầu thể hiện quyền lực và sức mạnh của một quốc gia, thì các nước trên thế giới đều ý thức được rằng giáo dục không chỉ là phúc lợi xã hội, mà thực sự là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế, phát triển xã hội. Các nước chậm tiến muốn phát triển nhanh phải hết sức quan tâm đến giáo dục và đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho phát triển.

Như đã trình bày trên đây, trong nền kinh tế tri thức thì cái quan trọng nhất, quyết định nhất chính là yếu tố con người được đào tạo và có kỹ năng. Những con người đó chỉ có thể là sản phẩm của một nền giáo dục chuẩn mực và có chất lượng cao, nhất là giáo dục đại học.

182

Do vậy trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức thì vai trò của giáo dục trở nên vô cùng quan trọng. Giáo dục không những có nhiệm vụ đào tạo một lực lượng lao động có thể tiếp thu các kỹ thuật mới mà còn có khả năng thúc đẩy sáng tạo và phát triển công nghệ, đáp ứng được đầy đủ nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế quốc dân.

- Vừa qua, Hội nghị Trung ương lần thứ 8, Ban Chấp hành T.Ư khóa XI đã thông qua Nghị quyết "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế"

- Trong đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, quan trọng nhất là đổi mới mục tiêu giáo dục.

Về mục tiêu đào tạo con người: Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đồng thời phát huy hết tiềm năng của mỗi cá nhân.

Về mục tiêu hệ thống: Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lí tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lí, gắn với xây dựng xã hội học tập;

chuẩn hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá, xã hội hoá và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Tạo chuyển biến căn bản mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả, giáo dục đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực [4].

Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của BCH TƯ khóa 11 đã tạo ra một bước chuyển biến vô cùng to lớn, là yếu tố quyết định nhất thúc đẩy nước ta đi nhanh vào kinh tế tri thức.

Chúng ta phải xây dựng được những thế hệ người Việt Nam có bản lĩnh, có lý tưởng, có khả năng sáng tạo, làm chủ được tri thức hiện đại, quyết tâm đưa nước ta lên trình độ phát triển sánh kịp các nước. Trong một thời gian ngắn phải tăng nhanh đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề, đội ngũ cán bộ quản lý, các doanh gia. Mở rộng quan hệ hợp tác giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ với nước ngoài; tuyển chọn đưa đi đào tạo ở các nước tiên tiến số lượng lớn cán bộ khoa học kỹ thuật thuộc các lĩnh vực ưu tiên chiến lược. Đó là tiền đề rất quan trọng cho việc phát triển trụ cột giáo dục của nền kinh tế tri thức ở Việt Nam.

- Về ý chí và kỳ vọng, chúng ta đều mong muốn giải quyết một cách đồng bộ và triệt để tất cả các vấn đề đang đặt ra cho nền giáo dục đại học Việt Nam. Nhưng mong muốn là một chuyện, thực tiễn lại là một chuyện khác. Trong điều kiện còn hạn hẹp về ngân sách thì chúng ta không thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề trong một lúc bằng mô hình

“phát triển toàn diện đồng đều “ mà phải áp dụng mô hình “ mũi nhọn” có tập trung. Tức là trong rất nhiều vấn đề đang đặt ra cho nền giáo dục đại học nước nhà chúng ta chọn ra một số khâu trọng yếu nhất để giải quyết dứt điểm. Kết quả thu được sẽ có sức lan tỏa sang các lĩnh vực khác.

- Một trong những mũi nhọn có tính đột phá trong nền giáo dục đại học Việt Nam là hội nhập quốc tế. Chúng tôi cho rằng đây là con đường ngắn nhất để các trường đại học Việt Nam tiếp cận được với trình độ của các trường đại học có uy tín trên thế giới bằng con đường chuyển giao công nghệ giáo dục.

Trong quá trình hội nhập quốc tế các trường đại học Việt Nam sẽ được nâng cấp theo chuẩn của các trường đại học có uy tín của nước ngoài. Trước hết là việc xây dựng chương trình đào tạo tiên tiến, khoa học và hiện đại trên cơ sở bổ sung những môn học mới cần thiết, bỏ bớt những môn học đã lạc hậu. Chúng ta cũng có thể lựa chọn các chuơng trình, giáo trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài, tiến hành quốc tế hoá phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Trong quá trình hội nhập, giảng viên các

Một phần của tài liệu Hội nhập quốc tế trong quá trìnhđổi mới giáo dục đại học Việt Nam (Trang 180 - 187)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(282 trang)