Nguyễn Hồng Minh và Lê Thế Vinh Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
TÓM TẮT
Báo cáo trình bày tổng quan về đổi mới giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đặc điểm tuyển sinh, tổ chức đào tạo, cấp bằng, thành tựu và hạn chế của một số mô hình hợp tác quốc tế đào tạo được thảo luận. Mô hình giáo dục đại học ở một số nước được nghiên cứu thông qua việc phân tích công tác tổ chức đào tạo, giám sát quá trình dạy và học. Việc xây dựng chương trình đào tạo tính đến yếu tố hội nhập quốc tế được trình bày.
Các yếu tố đảm bảo chất lượng như đội ngũ giảng viên, hoạt động nghiên cứu khoa học, môi trường sư phạm, quản lý, tổ chức dạy học được phân tích và thảo luận. Các đề xuất về xây dựng cơ chế chính sách và một số biện pháp quản lý nhằm thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế được trình bày.
TỪ KHOÁ
Giáo dục đại học, Chương trình đào tạo, Đảm bảo chất lượng, Giám sát quá trình đào tạo, Hội nhập quốc tế.
GIỚI THIỆU
Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quan trọng thể hiện nội lực của Quốc gia, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế đã đặt ra cho giáo dục đại học nhiệm vụ vô cùng to lớn và vinh dự đó là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng. Trong những năm gần đây, có một số lượng lớn học sinh vào các trường đại học hàng năm. Số lượng trường cao đẳng được nâng cấp lên thành trường đại học, số trường đại học được thành lập mới tăng nhanh đáp ứng nhu cầu của người học. Số lượng học sinh đi du học đại học ở nước ngoài, du học tại chỗ, tham gia các chương trình đào tạo đại học có hợp tác quốc tế cũng tăng mạnh. Giáo dục đại học phát triển, thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, góp phần nâng cao dân trí. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sự thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới và trong nước, dẫn đến số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm. Trong khi một số công ty lớn của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cần tuyển dụng lao động chất lượng cao thì chỉ tuyển được một số ít sinh viên tốt nghiệp đại học. Vì vậy, chất lượng đào tạo đại học được xã hội đặc biệt quan tâm. Hơn nữa, trong những năm gần đây, thực hiện hội nhập quốc tế trong đào tạo đã có một số trường đại học nước ngoài mở cơ sở đào tạo tại Việt Nam (như Đại học RMIT), một số trường đại học ngoài công lập phát triển mạnh (Đại học FPT, ĐH Hoa Sen, ĐH Thăng Long) đã tạo ra sự cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục đại học. Bằng chứng rõ ràng là trong lúc nhiều trường gặp khó khăn trong tuyển sinh, thì nhiều trường ĐH ngoài công lập, trường ĐH nước ngoài vẫn tuyển sinh tốt, cho dù học phí cao (gấp từ 4 đến 30 lần). Đặc biệt một vài năm gần đây, có một số trường có rất ít thí sinh đăng ký vào học. Một lần nữa khẳng định vấn đề chất lượng đào tạo đại học, hợp tác quốc tế trong đào tạo đóng vai trò rất quan trọng, nâng cao tính cạnh tranh của các trường đại học, góp phần thực hiện nhiệm vụ đào
92
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cũng như nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ thực hiện độc lập tự chủ, xây dựng và bảo vệ đất nước. Nâng cao chất lượng giáo dục đại học và đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo góp phần thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo1 là một yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với các cơ sở giáo dục đại học hiện nay.
MỘT SỐ MÔ HÌNH HỢP TÁC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
Thời gian qua, các chương trình đào tạo đại học có hợp tác quốc tế có thể chia làm hai nhóm
Chương trình hợp tác phi lợi nhuận (Mô hình của UNESCO)
Các chương trình hợp tác về giáo dục giữa hai Chính phủ hoặc Nhà nước đầu tư theo các đề án, dự án, chương trình, như Chương trình tiên tiến; Chương trình đào tạo Kỹ sư chất lượng cao Việt - Pháp5. Các trường đại học được chọn để triển khai thực hiện chương trình này là những trường lớn, có đội ngũ giảng viên giỏi, thí sinh trúng tuyển vào trường với điểm số cao, nên việc tuyển sinh cho chương trình đào tạo này chọn được nhiều thí sinh giỏi.
Chương trình đào tạo được các trường Việt Nam và các trường đối tác nước ngoài xây dựng trên cơ sở chương trình của các trường nước ngoài. Ngoài việc khai thác cơ sở vật chất hiện có của các trường đại học Việt Nam, một số điều kiện đảm bảo chất lượng như trang thiết bị cơ bản của một số phòng thí nghiệm được chương trình, dự án bổ sung. Quá trình giảng dạy được tổ chức kiểm định quốc tế giám sát, chương trình được kiểm định.
Giảng viên (GV) được cử đi tập huấn ở nước ngoài về việc thực hiện giảng dạy chương trình đào tạo. Cấp bằng tốt nghiệp linh hoạt, có ba mức: 1) Trường đại học Việt Nam cấp bằng cho những sinh viên (SV) hoàn thành khóa học đạt các tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT; 2) Trường đại học Việt Nam và trường đại học nước ngoài phối hợp cấp bằng cho sinh viên hoàn thành khóa học và đạt thêm một số tiêu chuẩn khác như có chứng chỉ ngoại ngữ (Tiếng Anh TOEFL 500, Tiếng Pháp B1); 3) Trường đại học hai nước phối hợp cấp bằng và Trường đại học nước ngoài cấp thêm chứng nhận tốt nghiệp cho những sinh viên hoàn thành khóa học, bảo vệ luận văn bằng ngoại ngữ trước hội đồng ở Trường đại học nước ngoài, đạt yêu cầu. Một đặc điểm quan trọng nữa là sinh viên tham gia chương trình này được hỗ trợ kinh phí. Thành tựu của các chương trình này là nâng cao trình độ giảng viên, hàng trăm giảng viên ở các chuyên ngành khác nhau được tập huấn ở nước ngoài, tham gia cùng với giảng viên nước ngoài thực hiện việc giảng dạy các chương trình đào tạo mới. Thứ hai, đào tạo được hàng nghìn kỹ sư giỏi. Hạn chế của chương trình này là tỷ lệ tham gia thực hiện chương trình từ phía các trường nước ngoài, sự trợ giúp chuyên môn, tài trợ kinh phí còn lớn, triển khai mô hình đào tạo nước ngoài trên cơ sở ở các trường đại học trong nước nên một số điều kiện như khuôn viên, sân bãi, các dịch vụ xã hội, tổ chức hoạt động ngoại khóa cho sinh viên còn hạn chế. Vì vậy, khi chương trình dự án kết thúc thì việc mô hình tự vận hành gặp nhiều khó khăn.
Chương trình dịch vụ giáo dục (Mô hình của GATS, WTO)
Nhiều chương trình liên kết khác đang được tổ chức ở nhiều trường đại học theo Quy định hợp tác đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục2; Bộ GD&ĐT phê duyệt chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài. Chương trình đào tạo được trường đại học Việt Nam và trường bạn phối hợp xây dựng trên cơ sở chương trình đào tạo của trường đại học nước ngoài, được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Việc tuyển sinh, tổ chức đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp thể hiện trong chương trình được phê duyệt trước khi thực hiện.
Về tuyển sinh, cơ bản xét tuyển đối với thí sinh đã trúng tuyển vào một trường đại học ở Việt Nam có chương trình liên kết, và có đủ trình độ ngoại ngữ để tham gia học chương trình. Tổ chức đào tạo theo quy chế đào tạo đại học của trường. Việc giám sát quá trình đào tạo chủ yếu do trường đại học Việt Nam, phối hợp với trường liên kết thực hiện. Công tác giảng dạy,
93
phần lớn các phòng học lý thuyết được trang bị phấn bảng, máy chiếu, điều hòa. Phần thực hành thí nghiệm chủ yếu sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của trường đại học Việt Nam. Đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình phối hợp giữa giảng viên nước ngoài và giảng viên của trường đại học sở tại thực hiện. Sinh viên theo học chương trình liên kết này được học chương trình đào tạo của nước ngoài tại Việt Nam (hình thức du học tại chỗ), được học tập với giảng viên trong nước có trình độ cao và giảng viên nước ngoài. Khả năng ngoại ngữ của nhiều sinh viên là tiến bộ nhanh. Tuy nhiên, điểm hạn chế là học phí cao.
Chất lượng tuyển sinh đầu vào vừa phải. Thời gian học ban đầu, rào cản ngôn ngữ lớn, phần nào hạn chế đáng kể đến chất lượng đào tạo.
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ
Chất lượng đào tạo nói chung và chất lượng đào tạo đại học nói riêng được đảm bảo bởi 4 yếu tố chính: 1) Đội ngũ giảng viên; 2) Cơ sở vật chất; 3) Chương trình đào tạo; và 4) Tổ chức quản lý quá trình đào tạo. Trong đó, quá trình đổi mới giáo dục đại học và hội nhập quốc tế hiện nay để thích ứng và phát triển, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tăng sức cạnh tranh của giáo dục đại học có hai yếu tố cần được đặc biệt quan tâm là: Chương trình và Tổ chức quản lý đào tạo.
Chương trình đào tạo
Một số nguyên tắc chuyển đổi chương trình đào tạo
Đổi mới chương trình giáo dục đại học và hội nhập quốc tế là một trong những nội dung lớn nhất của việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Theo tinh thần đổi mới căn bản1, việc thay đổi chương trình lần này là nhằm khắc phục sự quá tải đối với khối kiến thức cơ sở, nội dung trùng lắp ở các khối kiến thức chuyên sâu (Hình 1), thực hiện chuyển mô hình từ truyền thụ kiến thức sang hình thành năng lực cho người học, đào tạo nguồn nhân lực hội nhập thị trường lao động quốc tế. Giảm kiến thức hàn lâm, tăng kiến thức gắn với thực tiễn, ứng dụng. Khi thiết kế chương trình thể hiện được sự chuyển đổi từ dạy kiến thức khoa học sang dạy cho sinh viên tự học, cách tự học, tự nghiên cứu. GV hướng dẫn cho SV phương pháp, truyền thụ các kỹ năng qua đó giúp SV biết chủ động chiếm lĩnh kiến thức, biết độc lập suy nghĩ, tìm tòi kiến thức. Quá trình học được thay đổi từ việc luyện cho SV kỹ năng làm bài tập sang hướng dẫn các em phân tích, vận dụng, sáng tạo. Chuyển từ phương pháp xây dựng chương trình theo hướng tiếp cận nội dung (SV học được bao nhiêu kiến thức) sang hướng tiếp cận năng lực (SV làm được những gì sau khi học xong chương trình).
Coi trọng năng lực cốt lõi, khả năng chủ yếu giúp các em có thể thành công trong nhiều lĩnh vực. Chương trình phù hợp với thực tiễn biến động: kinh tế xã hội liên tục thay đổi, yêu cầu con người, nguồn nhân lực cũng phải thay đổi để thích ứng vì vậy chương trình cần có nhiều môn học tự chọn, có tính mở. Công tác phát triển chương trình hàng năm ở các trường đại học sẽ gồm hai việc đó là điều chỉnh nội dung cho tương thích với nhu cầu của thị trường lao động và cập nhật kiến thức khoa học mới.
Kiến thức, kỹ năng gần gũi với cuộc sống; Tích hợp
Phân hóa cao Kiến thức
khoa học
Hình 1. Mô tả chuyển đổi nội dung các khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành
94
Cấu trúc chương trình chuyển đổi từ mô hình chuyên nghiệp (cứng) sang mô hình năng lực (mềm). Mục tiêu về năng lực thực hiện quy định nội dung chương trình thông qua các bộ chuẩn năng lực4. Từ bộ chuẩn năng lực của chương trình cho phép GV được linh hoạt và chủ động trong tổ chức dạy học, giúp người học đạt được các mục tiêu năng lực, cũng như thuận lợi trong đánh giá kết quả học tập. Với cách thức tổ chức dạy học ở thành phố, nông thôn, các tỉnh thành, vùng miền là khác nhau, năng lực của người học, đặc điểm văn hóa, kinh tế xã hội ở từng địa phương, vì vậy, GV và nhà trường căn cứ vào bộ chuẩn năng lực, tham khảo tài liệu hướng dẫn giảng dạy để thiết kế nội dung chi tiết, kiến thức gần với cuộc sống thực. Điều này phát huy tính sáng tạo của GV, gắn hoạt động nghiên cứu với giảng dạy. Nên chương trình được thiết kế theo mô hình tiếp cận năng lực phù hợp khi sử dụng ở các địa phương, vùng miền khác nhau.
Kiến thức hội nhập quốc tế trong chương trình đào tạo
Ngoài việc đổi mới chương trình đào tạo theo tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học như nội dung trao đổi trên đây, khối kiến thức hội nhập quốc tế đóng vai trò quan trọng và cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa vào chương trình đào tạo. Mối tương quan giữa khối lượng kiến thức thuộc các chương trình đào tạo đại học ở các trường trên thế giới, khu vực và ở Việt Nam được mô tả ở Hình 2.
Với mục đích nâng cao năng lực hội nhập quốc tế cho người học, chương trình được xây dựng trên cơ sở phân tích nhu cầu thực tiễn về kiến thức hội nhập quốc tế. Trong đó, phần kiến thức chung được chú trọng, các môn học như ngoại ngữ, môn thực tập ở nước ngoài.
Nhằm trang bị cho SV kỹ năng độc lập đi lại, tuân thủ luật pháp quốc tế, cũng như những quy định ở nước sở tại. Biết cách trao đổi, chia sẻ thông tin với người nước ngoài cùng phối hợp làm việc, biết và trân trọng nét đẹp văn hoá của đất nước, con người nơi SV đến thực tập. Với những môn học này, SV được trang bị kỹ năng, kiến thức cơ bản và trở thành người lao động Việt Nam mới, có khả năng hội nhập quốc tế. Do đó khả năng tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp được mở rộng. Lòng yêu nước, ý thức về dân tộc, tự hào hơn về đất nước Việt Nam được thể hiện rõ.
Khối kiến thức địa phương giúp SV hiểu rõ hơn về tiềm năng, thế mạnh về điều kiện kinh tế, xã hội của vùng miền nơi trường đóng, như một ví dụ cụ thể về nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước thông qua việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, kiến thức kinh doanh, quản lý để phát triển kinh tế địa phương. Xây dựng ý thức cho SV có thể sản xuất ra của cải vật chất, tạo ra các dịch vụ và làm giàu trên chính địa phương. Trên cơ sở năng lực của từng SV, có thể giúp các em định hình rõ khả năng lao động chất lượng cao của bản thân. Từ mức cơ bản, khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thuộc lĩnh vực chuyên ngành được đào Hình 2. Mô tả tương quan giữa các khối kiến thức trong chương trình: phần chung, phần riêng, đặc thù, khối lượng; a) Kiến thức ở các chương trình đào tạo đại học; b) Phần kiến
thức chung về hội nhập quốc tế; c) Chương trình đại học ở mỗi quốc gia;
95
tạo. Đến các mức cao hơn, đó là tự tạo ra được việc làm cho chính mình, sản xuất ra của cải vật chất, tạo ra các dịch vụ. Hoặc khả năng cao nhất mà SV và Nhà trường mong muốn đó là sau khi tốt nghiệp SV có thể trở thành người tạo ra được nhiều việc làm cho chính bản thân và nhiều người khác nữa. Việc làm này là hành động cụ thể xây dựng phát triển kinh tế xã hội tại địa phương và góp phần phát triển đất nước. Thực hiện mục tiêu đào tạo người lao động Việt Nam mới có tư tưởng toàn cầu và hiểu rất rõ địa phương, với khả năng hội nhập quốc tế tốt.
Một số lưu ý đối với chương trình liên kết, hợp tác quốc tế đào tạo trình độ đại học
Thực hiện nội dung Quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, chương trình đào tạo của nước ngoài giảng dạy tại Việt Nam phải là chương trình đã được kiểm định chất lượng ở nước ngoài hoặc là chương trình của cơ sở giáo dục đã được tổ chức kiểm định chất lượng hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận về chất lượng. Tuỳ thuộc vào chức năng nhiệm vụ của từng trường đại học mà cần điều chỉnh chương trình cho phù hợp với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực quốc gia cũng như nguồn lực tại địa phương. Đặc biệt khối kiến thức về văn hoá Việt Nam và hội nhập quốc tế cần được chú trọng, đảm bảo việc gìn giữ và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, những giá trị văn hoá truyền thống và lợi ích của người học. Các môn học mang bản sắc Việt Nam, nên được giảng dạy bằng Tiếng Việt. Ngoại trừ một số môn học mang tính chất kỹ thuật công nghệ thuần túy liên quan đến máy móc, thiết bị có thể nhập nguyên nội dung để giảng dạy.
Còn lại, phần lớn nội dung các môn học trong chương trình cần được xem xét kỹ lưỡng, điều chỉnh cho phù hợp và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, chịu trách nhiệm trước khi triển khai thực hiện.
Tổ chức quản lý đào tạo
Nếu như chương trình đào tạo được ví như một bản kế hoạch chi tiết với mục tiêu, nội dung và các tiêu chuẩn đánh giá cụ thể thì khâu tổ chức quản lý đào tạo là đảm bảo việc thực hiện thành công mục tiêu đã đề ra. Nếu không thực hiện được mục tiêu chương trình đào tạo, SV tốt nghiệp ra trường không có đủ năng lực tối thiểu được nêu trong chương trình, thì mọi sự nghiên cứu chuẩn bị về đội ngũ GV, cơ sở vật chất, thiết bị, chương trình tài liệu, kinh phí đào tạo nói trên là rất ít ý nghĩa. Đặc biệt là chi phí cơ hội về thời gian của GV, SV; cơ hội tuổi trẻ của SV tại trường đại học bị trôi qua một cách lãng phí. Vì vậy đây là một trong hai nội dung cơ bản, mang tính đột phá của Nghị quyết, được ưu tiên thực hiện trước.
Kiểm soát quá trình dạy và học
Việc tổ chức quản lý đào tạo đại học ở các nước được thực hiện thông qua hệ thống quản lý giáo dục của nhà trường và các cơ sở kiểm định chất lượng độc lập. Hệ thống quản lý đào tạo của nhà trường được thực hiện chủ yếu thông qua GV, SV, đội ngũ CB phục vụ và hệ thống thông tin của Trường. Chất lượng đào tạo và việc thực hiện mục tiêu của chương trình đào tạo được hình thành từ hoạt động dạy của GV và hoạt động học của SV. Thông tin về chương trình, tài liệu giảng dạy có sẵn trên trang web của Nhà trường. GV, SV có tài khoản thông tin trên hệ thống của Trường. Việc phân lớp, chia nhóm SV là do máy tính thực hiện.
Ngoài những giảng đường lớn để học các môn chung, thì phòng học, thư viện, sách vở và các tài nguyên khác của Nhà trường sẽ được khai thác thông qua việc GV, SV đăng ký lịch làm việc, trong đó xác định thời gian, địa điểm, nội dung, và các yêu cầu khác. Về nội dung giảng dạy môn học là quyền chủ động của GV, tuy nhiên các nội dung cốt lõi cần được đảm bảo thông qua kỳ thi hết môn học do bộ phận khảo thí thực hiện độc lập. Sau khi hết môn, SV điền thông tin vào phiếu phản hồi cho GV biết quá trình giảng dạy có những điểm nào cần nâng cấp để hiệu quả đào tạo được tốt lên. Hoạt động dạy học của GV và SV có thể thực hiện trên lớp học chung, lớp nhỏ làm bài tập theo các chủ đề ở trường, qua mạng (kể cả các bài kiểm tra định kỳ và những câu hỏi liên quan đến nội dung môn học). Đặc biệt sự gian lận trong học tập, thi cử là điều tối kị, đây là lỗi rất nặng. Nếu GV vi phạm, lỗi sẽ ghi vào