HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hội nhập quốc tế trong quá trìnhđổi mới giáo dục đại học Việt Nam (Trang 113 - 128)

PGS.TS. Võ Văn Sen, TS. Nguyễn Ngọc Thơ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM

ĐẶT VẤN ĐỀ

Quốc tế hoá giáo dục đại học là quá trình hội nhập quốc tế trong đó các yếu tố quốc tế và liên văn hoá được tích hợp vào chức năng, nhiệm vụ, cách cung ứng và tiến trình tổ chức thực hiện giáo dục bậc đại học. Theo tác giả Phạm Đỗ Nhật Tiến (2009), quá trình này hiện đang diễn ra ở Việt Nam, chủ yếu thông qua sự tương tác xuyên quốc gia của bốn nhân tố:

người học, đội ngũ giảng viên, chương trình giáo dục và nhà cung ứng giáo dục.

Ở Việt Nam, quá trình đổi mới kinh tế sâu rộng trong hơn 20 năm qua đã tạo tiền đề quan trọng và tạo đà cho việc đổi mới các mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có giáo dục đại học. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, lấy giáo dục đại học làm tiên phong, từng bước đưa ngành giáo dục Việt Nam vào guồng quay chung của thế giới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X cho rằng đổi mới giáo dục ở nước ta nói chung còn mang tính chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu kế hoạch đồng bộ. Do đó, Hội nghị Trung ương 4 (khoá X) đã đề ra yêu cầu: “Khẩn trương xây dựng đề án tổng thể cải cách giáo dục - đào tạo nghề, từ nội dung, chương trình đến phương pháp dạy và học, chế độ thi cử; chú trọng đào tạo ngoại ngữ, tin học, luật pháp quốc tế, kiến thức và kỹ năng hành chính; đào tạo và đào tạo lại giáo viên đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu và có chất lượng cao”.

Còn trong Thông báo 242/TB-TW ngày 15/4/2009, Bộ Chính trị tái khẳng định sự cần thiết thực hiện chủ trương cải cách giáo dục như đã nêu tại các Nghị quyết Trung ương 4, 7 và 9 (khoá X). Theo đó, nhà nước chủ trương chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở, xây dựng xã hội học tập, phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong bối cảnh hội nhập quốc tế... Tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, Ban chấp hàng Trung ương Đảng khoá XI đã đưa ra quyết định đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hệ thống giáo dục nước nhà. Có thể thấy, Nhà nước đang quyết tâm xây dựng nền giáo dục Việt Nam hiện đại, hiệu quả.

Quá trình hội nhập quốc tế của giáo dục Việt Nam đã trải qua giai đoạn hình thành và đang trên đà phát triển, cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Đặc biệt là từ đầu cải cách mở cửa 1986 cho đến nay, giáo dục đại học ở Việt Nam đã “đa phương hoá” trong tiếp cận hội nhập khu vực và thế giới, trọng tâm định hướng giáo dục đã có dấu hiệu chuyển đổi từ khối Nga - Đông Âu sang khu vực Tây Âu - Bắc Mỹ - Châu Đại Dương. Có thể chia quá trình hội nhập ấy làm ba giai đoạn, bao gồm giai đoạn mở cửa giáo dục đại học (1986-1991); giai đoạn tăng tốc (1991-2006); và giai đoạn phát triển (2006 – nay).

Trên thực tế, giáo dục đại học Việt Nam đang thực hiện một chương trình đổi mới căn bản và toàn diện bắt đầu từ năm 2006, và sẽ kéo dài đến năm 2020. Mục tiêu căn bản là (1) làm cho giáo dục đại học Việt Nam đạt chuyển biến cơ bản về chất lượng và quy mô, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, (2) nâng cao trí lực của dân tộc, tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, (3) nâng một số trường đại học lên đẳng cấp quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực và nền kinh tế đất nước.

112

Kết quả cho thấy giáo dục đại học Việt Nam đang dần dà thu hẹp khoảng cách với giáo dục đại học khu vực và thế giới, bước đầu gặt hái một số thành công quan trọng, đồng thời cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định. Bài viết này căn cứ thực trạng hội nhập quốc tế trong giáo dục đại học ở Việt Nam, tiến hành phân tích các thành tựu cơ bản và các hạn chế tiêu biểu của quá trình ấy để làm cơ sở đề xuất các nhóm giải pháp phù hợp.

NHỮNG THÀNH TỰU CƠ BẢN

Trong hơn 20 năm mở cửa hội nhập quốc tế trong giáo dục đại học, lĩnh vực này đã bước đầu hình thành nền tảng tốt đảm bảo cho mục tiêu hoà nhập ổn định với thế giới trong tương lai không xa. Nhiều bước chuyển biến rõ rệt trên các bình diện đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản trị đại học đã chứng minh cho xu thế ấy. Theo bảng xếp hạng của QS Asia (Quacquarelli Symond), Việt Nam có 3 đơn vị được xếp và nhóm 500 các trường đại học tiên tiến ở châu Á, bao gồm Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Trước đó, năm 2011, ĐHQG Hà Nội có 4 lĩnh vực lọt vào nhóm 200 các trường ĐH châu Á, bao gồm: Khoa học tự nhiên (xếp thứ 146), Kỹ thuật và Công nghệ - (xếp thứ 147), Khoa học xã hội và Quản lý (xếp thứ 157), Khoa học sự sống và Y sinh (xếp thứ 173); trong khi đó Lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ của ĐHQG-HCM xếp thứ 171. Các thành tựu này hình thành từ nền tảng nỗ lực của cả hệ thống các đại học cùng với quá trình hợp tác quốc tế hiệu quả trong thời gian qua.

Trong lĩnh vực đào tạo, xét theo bốn phương thức mang tính tiêu chí của tổ chức GATS thì giáo dục đại học Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, bao gồm:

Cung ứng xuyên biên giới, bao gồm đào tạo theo chương trình liên kết, đào tạo theo chương trình nhượng quyền (franchise), và đào tạo qua mạng. Loại hình đào tạo theo chương trình liên kết đã phát triển mạnh và rộng khắp trong mạng lưới đại học ở Việt Nam trong thời gian qua; đào tạo theo chương trình nhượng quyền bước đầu được thực hiện qua các chương trình tiên tiến tại nhiều trường đại học ở Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và một số địa phương khác. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa thể hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện và đánh giá, kiểm định chất lượng các chương trình liên kết này. Nhiều chương trình giáo dục tiên tiến nước ngoài được tiếp nhận, kèm theo nó là sách giáo khoa, giáo trình và phương thức đánh giá kết quả giáo dục đi kèm.

Tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, một trong số các trường có nền tảng hợp tác quốc tế tốt tại Việt Nam, nhiều chương trình đào tạo của nhiều đơn vị được cải tiến và dần dà đạt đến chuẩn khu vực. Trong đó có thể kể Khoa Nhân học, nhờ sự hỗ trợ của Ford Foundation và lợi ích từ việc hợp tác với các trường Đại học Toronto (Canada) và Đại học Washington (Mỹ), chương trình đào tạo và đội ngũ giảng viên của khoa này không ngừng được nâng cao. Tương tự, với sự hợp tác của Quỹ Rosa Luxembourg (Bỉ), các đơn vị Khoa Xã hội học và Khoa Công tác Xã hội không ngừng hoàn thiện chương trình đào tạo theo hướng gắn liền với thực tế và nhích gần hơn với các chương trình đào tạo tại tiên tiến của thế giới. Trong khi đó chính các hợp tác quốc tế qua cầu nối là Đại sứ quán Tây Ban Nha, số giảng viên thiện nguyện người bản xứ đã đến làm việc và giảng dạy tại Bộ môn Tây Ban Nha, góp phần rất lớn trong việc khẳng định hiệu quả đào tạo và thúc đẩy phát triển ngành khoa học này tại trường.

Ở một thí dụ khác, Đại học Quốc gia Hà Nội đã thành lập Khoa Quốc tế Việt Nga, nay là Khoa Quốc tế vào năm 2002. Trải qua hơn 10 năm phát triển, đơn vị này đã thông qua hợp tác quốc tế sâu và rộng trong công tác đào tạo, đảm bảo mục tiêu của các chương trình đào tạo của đơn vị này đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Ở bậc đại học, đơn vị có các chương trình đào tạo: Kinh doanh quốc tế; Kế toán, Phân tích và Kiểm toán (Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng); Kế toán chất lượng cao (liên kết với Trường Đại học HELP, Malaysia); Kế toán – Tài chính (liên kết với Trường Đại học East London, Vương Quốc Anh); Quản lý (liên kết với

113

Trường Đại học Keuka, Hoa Kỳ) (đào tạo bằng tiếng Anh); Kế toán, Phân tích và Kiểm toán (đào tạo bằng tiếng Nga); Kinh tế và Quản lý (liên kết với Trường Đại học Paris Sud, CH.

Pháp) (đào tạo bằng tiếng Pháp); các chương trình du học bán phần bằng tiếng Trung Quốc.

Ở bậc sau đại học, Khoa đào tạo chuyên ngành truyền thống là Quản trị kinh doanh (MBA (liên kết với Trường Đại học HELP, Malaysia); 3 chuyên ngành và liên ngành hoàn toàn mới ở Việt Nam bao gồm: Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm (Việt Nam và Đông Nam Á) (FBA), Marketing & Dự báo (MKT) (liên kết với Trường Đại học Nantes, CH. Pháp); Khoa học Quản lý thông tin (MIM) (liên kết với Trường Đại học Long Hoa, Đài Loan) v.v..

Có thể nói, chính bằng con đường tăng cường hợp tác quốc tế và vận hành có hiệu quả, giáo dục đại học Việt Nam đang dần dà hoàn thiện, nhất là chương trình đào tạo được cập nhật theo hướng đạt chuẩn khu vực và thế giới, đội ngũ cán bộ giảng viên có động lực vươn lên, chất lượng đào tạo được kiểm soát.

Tiêu thụ ngoài nước: Việt Nam dần dà tham gia sâu rộng trong quá trình hội nhập đào tạo quốc tế thông qua các hoạt động du học, và dần nâng cao tỷ lệ lưu học sinh1. Tiêu chí này tiềm ẩn hai hệ quả trái ngược nhau là du nhập tri thức tiên tiến bổ sung cho đào tạo trong nước và chảy máu chất xám – chảy máu ngoại tệ. Một hiện tượng gần đây nhiều trường đại học tại nước ta áp dụng là kiến lập các chương trình liên kết đào tạo hai nước, chẳng hạn các chương trình 3+1, 3+2, 2+2. Các trường quốc tế tham gia chương trình này có thể kể Trường Đại học James Cook (Australia), Trường Đại học Kaplan (Hoa Kỳ), Học viện Phát triển Quản lý Singapore (MDIS), Đại học Châu Á - Thái Bình Ritsumeikan (Nhật Bản), Đại học Saxion (Hà Lan), Đại học Ngoại ngữ Busan (Hàn Quốc), Trường Đại học Dục Đạt (Đài Loan) và Trường Đại học Khoa học và Kỹ thuật điện tử Quế Lâm, Đại học Dân tộc Quảng Tây (Trung Quốc), Đại học Leeds Metropolitan, Đại học Gloucestershire, Đại học Troy v.v..

Các đại học Việt Nam đi đầu trong các hoạt động liên kết này có thể kể Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Đại học Cần Thơ v.v.. Để tham gia các chương trình liên kết này, các trường bắt buộc phải cập nhật và nâng cấp chương trình đào tạo của mình cho bắt kịp đối tác để được chuyển đổi credit, nhờ vậy sinh viên vừa có thể tiết kiệm chi phí mà vẫn được tiếp cận giáo dục thế giới và nhận bằng quốc tế.

Sự hiện diện thương mại: Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp lý khuyến khích sự hiện diện thương mại của các nhà cung ứng giáo dục nước ngoài theo cơ chế vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận, dưới các hình thức văn phòng đại diện, cơ sở liên kết và cơ sở 100%

vốn nước ngoài từ năm 2000 (xem Phạm Đỗ Nhật Tiến 2009). Sự có mặt của các trường nước ngoài như RMIT (tại Tp. Hồ Chí Minh) hay các cơ sở liên kết như ĐH Pháp tại ĐHQG- HCM, ĐH Việt - Đức (Bình Dương), các chương trình liên kết với các đại học Mỹ của ĐHQG -Hà Nội v.v.. đã và đang chứng minh tính hiệu quả của nó, không những thể hiện ở chất lượng đào tạo, mà còn ở khía cạnh kích thích, cạnh tranh đổi mới giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta. Trường Đại học Quốc tế, ĐHQG-HCM là một ví dụ điển hình, dưới áp lực cạnh tranh của các đơn vị đào tạo có yếu tố nước ngoài mãnh liệt như hiện nay đã buộc phải hoàn thiện chính mình để phát triển. Nhiều trường thành viên của ĐHQG-HCM cũng đang làm như vậy (dù ở cấp độ ngành/chuyên ngành).

Sự hiện diện thể nhân: luật pháp Việt Nam đã thông thoáng trong việc khuyến khích và tạo điều kiện cho công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu, trao đổi học thuật;

đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện để người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài giảng dạy, hợp tác, chuyển giao công nghệ giáo dục ở Việt Nam. Với cách tiếp

1 Theo thống kê năm 2009, Châu Á hiện là khu vực gửi sinh viên du học nước ngoài nhiều nhất (43%

tổng số), tiếp đến châu Âu (34%), châu Phi (12%), Bắc Mỹ (7%), Nam Mỹ (3%), châu Đại Dương (1%). Trung Quốc, kể cả Hồng Kông, có số sinh viên du học nhiều nhất (10%), rồi đến Hàn Quốc (5%), Ấn Độ (4%), Nhật (4%), Thổ Nhĩ Kỳ (3%), Malayxia (2%); du học sinh của Indonesia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam gộp lại chiếm 5% tổng số (Đỗ Phan Ngọc Chiến 2009).

114

cận thể nhân trực tiếp, các nhà khoa học, giảng viên Việt Nam đã trực tiếp chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của giáo dục đại học thế giới, đã chủ động tiếp cận và mang về Việt Nam những phương pháp, cách thức tổ chức hiện đại, hữu hiệu. Trong khi đó, sự hiện diện của các nhà giáo dục nước ngoài và Việt kiều đã trực tiếp đóng góp quan trọng cho quá trình tiến trình đổi mới giáo dục ở Việt Nam. Trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn tại khu vực phía Nam, dưới sự tài trợ của nhiều nguồn quỹ quốc tế như Ford Foundation, DAAD, Japan Foundation, Korea Foundation, SIDA, Rosa Luxembourg v.v., nhiều chương trình nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học đang triển khai, chẳng hạn như chương trình service-learning, chương trình nâng cao hiệu quả đào tạo Hàn Quốc học, chương trình nâng cao hợp tác Việt-Nhật trong đào tạo và nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, các chương trình tương tự cũng đang triển khai tại Đại học Cần Thơ, Đại học Trà Vinh v.v..

Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học

Không thể phủ nhận hiệu quả và chất lượng của hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học.

Trong các tiêu chí của GATS, tiêu chí sự hiện diện thể nhân là một kênh quan trọng trong việc kết nối các nhà khoa học xuyên quốc gia. Trong thời gian dài, giới khoa học phương Tây gần như làm chủ diễn đàn khoa học, thì nay xu hướng mở rộng toàn cầu đang là thế chủ đạo. Chính vì vậy, thành quả nghiên cứu khoa học, các lý thuyết, định luật, phương pháp và cách tiếp cận tiên tiến của khoa học thế giới (chủ đạo là phương Tây) là hết sức có giá trị cho sự trưởng thành của nghiên cứu khoa học ở Việt Nam. Các hoạt động trao đổi học giả, nhà nghiên cứu, hoạt động thỉnh giảng các giáo sư đầu ngành hay hoạt động liên kết nghiên cứu - thí nghiệm giữa các nhà khoa học Việt Nam và thế giới sẽ tạo tiền đề mang tính kích thích cho việc giới thiệu công nghệ và phương pháp tiên tiến, nhờ vậy tập thể cán bộ giảng viên các trường đại học được cọ sát, học hỏi và tiến hành triển khai nhiều công trình nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa học hiện đại.

Thêm vào đó, công bố khoa học quốc tế trên các tạp chí chuyên ngành được xếp vào danh mục ISI hay Scopus được coi là thước đo của tri thức. Trong những năm gần nhất, nhiều trường đại học Việt Nam đang thực hiện các chính sách tích cực nhằm khuyến khích các nhà khoa học liên kết quốc tế trong nghiên cứu và công bố quốc tế. Trên tinh thần ấy, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM đang thí điểm thực hiện chính sách chi hỗ trợ công cố khoa học, trong đó ưu tiên cao nhất cho công bố khoa học quốc tế, từ chi trả chi phí xuất bản (nếu có yêu cầu), chi hỗ trợ công bố với mức tiền cao và cộng giờ nghiên cứu khoa học. Với tính đặc thù vốn có của khối khoa học xã hội và nhân văn, nhà trường đã bắt đầu gặt hái các kết quả tốt đẹp: đã có 3 công trình đăng trên các tạp chí ISI, thậm chí có tạp chí có điểm IF cao đến 6-7 điểm. Đơn cử, trường hợp TS. Phạm Gia Trân (Khoa Địa lý), người có đến 2 bài ISI, đã biết tận dụng quan hệ quốc tế với các nhà khoa học nước ngoài, vận dụng phương pháp tiên tiến tiến hành nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam và mạnh dạn công bố quốc tế qua kênh hợp tác quốc tế với đồng nghiệp nước ngoài. Có thể nói đây là một hướng đi đúng đắn và đầy triển vọng vì giới khoa học Việt Nam vẫn đủ tầm để tạo ra các sản phẩm khoa học có chất lượng, phù hợp với chuẩn công bố quốc tế.

Một trong những mặt tích cực nữa của liên kết quốc tế trong nghiên cứu khoa học là tính tích cực trong việc kích thích nâng cao trình độ ngoại ngữ - phương tiện giao tiếp quốc tế và công bố khoa học quốc tế.

Trong công tác đội ngũ khoa học và đào tạo, nhà nước đã và đang triển khai nhiều chương trình chuẩn hóa đội ngũ, đã và đang tiến hành chính sách gửi cán bộ đào tạo ở nước ngoài, bước đầu gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp. Nhiều tiến sĩ, thạc sĩ giỏi chuyên môn thạo ngoại ngữ được đào tạo bài bản ở các trường đại học uy tín ở các nước tiên tiến đang quay về làm giàu thêm và đa dạng hóa hơn đội ngũ cán bộ đào tạo và nghiên cứu khoa học tại các đại học Việt Nam. Lực lượng này sẽ là những chiếc cầu nối để mang khoa học thế giới về Việt Nam và kéo Việt Nam gần hơn với thế giới.

Một phần của tài liệu Hội nhập quốc tế trong quá trìnhđổi mới giáo dục đại học Việt Nam (Trang 113 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(282 trang)