PHỐI HỢP ĐÀO TẠO GIỮA VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Hội nhập quốc tế trong quá trìnhđổi mới giáo dục đại học Việt Nam (Trang 192 - 199)

Dương Minh Đức

Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT

Phối hợp đào tạo giữa Việt Nam và quốc tế sẽ tạo nguồn nhân lực cho các nhóm nghiên cứu mạnh và các đại học nghiên cứu. Nguồn nhân lực này tương thích cho nhu cầu giải quyết các vấn đề thực tiển Việt Nam với chất lương tiên tiến quốc tế. Chúng tôi giới thiệu kinh nghiệm và thành quả hợp tác đào tạo trong chương trình Thạc sỹ Pháp-Việt về Toán học ứng dụng phối hợp đào tạo giữa Đại học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh và các trường đại học Pháp Ecole Polytechniques Paris, Đại học Paris 13, Đại học Orléans và Đại học Tours.

Chúng tôi cũng nêu ra các thuận lợi và bất cập của chương trình này và các kiến nghị các giải pháp hoàn thiện dạng hợp tác này.

TỪ KHOÁ

Hợp tác đào tạo, toán ứng dụng, nhóm nghiên cứu mạnh.

TÁC ĐỘNG CỦA PHỐI HỢP ĐÀO TẠO QUỐC TẾ VÀO VIỆC TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO VIỆT NAM

Hiện nay Việt Nam có các vấn đề thực tiễn bức xúc cần giải quyết, mặc dù đã có quyết tâm và đầu tư rất nhiều nhưng kết quả không đạt bao nhiêu. Một lý do là những người tham gia giải quyết các vấn đề đó rất tâm quyết nhưng đa số rơi vào các trường hợp sau:

 Là các nhà khoa học đầu ngành nhưng không chuyên sâu về vấn đề cần giải quyết hoặc chỉ biết một phần của vấn đề.

 Là các chuyên gia giỏi, được đào tạo có bài bản trong nước và ngoài nước về một phần vấn đề cần giải quyết, nhưng không tìm ra đủ các chuyên gia hợp tác để giải quyết các phần việc không chuyên, nhất là rất đặc thù cho trường hợp Việt Nam.

Các vấn đề lớn của Việt Nam mang tính chất đa ngành và các giải pháp phải tiên tiến hiện đại và có những yếu tố rất chuyên biệt chỉ gặp ở Việt Nam. Vì thế cách đào tạo truyền thống của đại học Việt Nam và cách mời gọi Việt kiều hoặc hợp tác của các chuyên gia nước ngoài đều chưa thích ứng với các vấn đề lớn này.

Việc các sinh viên Việt Nam du học nước ngoài giúp chúng ta có các chuyên gia Việt Nam không thể đào tạo trong nước.

Tuy nhiên chúng ta vẫn không có nhiều nhóm nghiên cứu mạnh có thể giải quyết các vấn đề bức xúc của Việt Nam, mặc dù rất nhiều người được đào tạo ở nước ngoài trở về nước làm việc. Một nguyên nhân chủ yếu của việc này là: các sinh viên Việt Nam du học nước ngoài theo các ngành rất tản mạn, không có định hướng thành lập các nhóm nghiên cứu mạnh giải quyết các vấn đề thực ở Việt Nam.

191

Chương trình Thạc sỹ Pháp-Việt về Toán học ứng dụng phối hợp đào tạo giữa Đại học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh và các trường đại học Pháp Ecole Polytechniques Paris, Đại học Paris 13, Đại học Orléans và Đại học Tours chỉ ra một hướng giải quyết vấn đề này. Các ý tưởng của loại hình hội nhập này như sau:

 Với một chương trình đào tạo phối hợp chúng ta có thể định hướng nội dung đào tạo theo nhu cầu của Việt Nam nhưng chất lượng quốc tế.

 Khi các giảng viên nước ngoài đến Việt Nam dạy một phần chương trình, họ sẽ tìm ra các sinh viên xuất sắc để cho học bổng du học đúng ngành chúng ta muốn. Việc này giảm nhẹ mức đầu tư của Việt Nam.

Thí dụ Đại học Quốc gia tài trợ lối một tỉ đồng mỗi năm cho chương trình Thạc sỹ Pháp-Việt về Toán học ứng dụng, nhưng mỗi năm có trên 20 sinh viên của chương trình này được học bổng toàn phần sang Pháp làm luận án Thạc sĩ, sau đó trên 10 sinh viên được nhận học bổng toàn phần làm luận án tiến sĩ tại Pháp. Trong khi đó học bổng chúng ta cấp cho 2 sinh viên làm tiến sĩ tại Pháp vượt xa một tỉ đồng.

CHƯƠNG TRÌNH THẠC SỸ PHÁP-VIỆT VỀ TOÁN HỌC ỨNG DỤNG

Đây là chương trình hợp tác đào tạo giữa đại học Khoa học Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh và bốn trường đại học Phỏp : Đại học Orlộans, Đại học Franỗois Rabelais de Tours, Đại học Paris XIII và L’Ecole Polytechnique. Chương này được Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tài trợ khoảng 1 tỉ đồng một năm từ năm 2011 đến 2015.

Đây là một chương trình thạc sĩ (Master 2) về Ứng dụng Toán học, thời gian học một năm.

Với một phần lý thuyết diễn ra tại Đại học Khoa học Tự nhiên ở thành phố Hồ Chí Minh trong học kỳ 1 và làm luận văn thạc sĩ tại các đại học Pháp ở học kỳ 2. Các đại học Pháp tổ chức bảo vệ và cấp bằng thạc sĩ cho các sinh viên đạt yêu cầu.

Vì bốn đại học Pháp nêu trên công nhận năm thứ 4 chuyên ngành Toán của đại học Khoa học tự nhiên Tp Hồ Chí Minh tương đương với Master 1 ngành Toán của Pháp, nên chương trình cao học này chỉ kéo dài một năm.

Danh sách và nội dung các môn học do hai phía Việt và Pháp thảo luận và nhất trí. Phía Việt Nam tài trợ vé máy bay và một phần phụ cấp giảng dạy cho các giảng viên người Pháp (5 giảng viên Pháp/năm). Phía Pháp tài trợ một phần phụ cấp giảng dạy cho các giảng viên người Pháp và học bổng (vé máy bay, ăn ở và học phí) cho các sinh viên Việt Nam sang Pháp thực tập và viết luận văn thạc sĩ (trên 20 sinh viên/năm).

Học phí toàn bộ chương trình này là 275 Euro/ một sinh viên. Đây là lệ phí ghi danh để trở thành sinh viên thạc sĩ chính thức của bốn đại học Pháp nêu trên. Anh Văn là ngôn ngữ chính thức của toàn bộ chương trình này: bài giảng, thi và luận văn thạc sĩ.

KINH NGHIỆM VÀ THÀNH QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH THẠC SỸ PHÁP-VIỆT VỀ TOÁN HỌC ỨNG DỤNG

Quá trình xây dựng chương trình thạc sỹ Pháp-Việt về toán học ứng dụng

Cần có các thăm dò, thử nghiệm cẩn thận để có một chương trình phối hợp đào tạo quốc tế tốt. Các nội dung chương trình sẽ rõ nét qua các chuẩn bị đó.

Không nên chỉ thăm dò qua một hai lần thăm viếng giữa các trường.

192

Để tiến đến chương trình thạc sĩ Pháp - Việt về Toán học ứng dụng, chúng tôi trãi qua gần 10 năm thăm dò: từ các viếng thăm, các seminars và các mini cours của các giáo sư Pháp và các trường hè. Nhờ vậy chúng ta có thể có một số qui chế đặc biệt, thí dụ, các đại học Pháp công nhận năm thứ tư cử nhân ở khoa Toán - Tin tương đương với Master 1 của Âu châu.

Hợp tác với nhiều trường nước ngoài trong một chương trình

Việc này tạo sự cạnh tranh giữa các trường đối tác cũng như gia tăng số lượng học bổng cho sinh viên ra nước ngoài du học.

Mở rộng việc tuyển sinh viên cho chương trình ra cả nước

Việc này mới cung cấp đủ số sinh viên giỏi cho chương trình. Việc có nhiều sinh viên giỏi sẽ thu hút các giáo sư giỏi đến dạy và tạo nguồn sinh viên cho số học bổng lớn.

Phi lợi nhuận và học phí thấp

Khi không chạy theo lợi nhuận và không hoạt dộng dựa vào học phí, chất lượng lớp học sẽ không phải hạ thấp để có số lượng sinh viên đông. Việc này đưa đến chất lượng sinh viên cao thu hút các giáo sư giỏi nước ngoài đến dạy.

Toàn bộ học phí của mổi sinh viên trong chương trình thạc sĩ Pháp - Việt về Toán học ứng dụng là 275 euro  7.770.000$.

Chương trình dài hạn

Với một chương trình dài hạn, việc tổ chức có nề nếp và ta có thể đào tạo ra hẳn những nhóm nghiên cứ mạnh.

Chương trình thạc sĩ Pháp - Việt về Toán học ứng dụng thuộc một đề án kéo dài trong 5 năm.

Thành quả của Chương trình thạc sĩ Pháp - Việt về Toán học ứng dụng

Ngoài các sinh viên đang làm tiến sĩ ở Âu châu và Bắc Mỹ, sinh viên tốt nghiệp chương trình thạc sĩ Pháp - Việt về Toán học ứng dụng đang làm ở các công ty và giảng dạy ở các đại học Việt Nam. Xin tham khảo các bảng thông tin trong báo cáo này hoặc trên webpage http://server.math.hcmus.edu.vn:81/puf/contacts.php

Các thông tin này còn thiếu vì không liên lạc được một số sinh viên của chương trình thạc sĩ Pháp - Việt về Toán học ứng dụng

Đặc biệt một nhóm nghiên cứu mạnh về giải tích số đang thành hình với các tiến sĩ tốt nghiệp chương trình thạc sĩ Pháp - Việt về Toán học ứng dụng và đang làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh

CÁC ĐỀ NGHỊ

Đẩy mạnh việc tạo nguồn cho các chương trình hợp tác đào tạo

Tài trợ các giảng viên trong nước và nước ngoài đến dạy các môn học trong chương trình cử nhân cần cho các chương trình hợp tác đào tạo mà cơ sở không có các giảng viên tương thích.

193 Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho sinh viên giỏi

Cần có các chương trình cụ thể và có tài trợ cho các sinh viên giỏi học ngoại ngữ.

Xem các chương trình phối họp đào tạo như là một công tác nghiên cứu khoa học Chúng ta nên cho phép sử dụng các quỹ nghiên cứu khoa học và công nghệ tài trợ cho các chương trình phối hợp đào tạo có định hướng tạo nguồn nhân lực cho các nhóm nghiên cứu mạnh. Việc này giúp chúng ta giải quyết nhanh các vấn đề thực tiễn của Việt Nam.

Bảng 1

Việc làm hiện nay của sinh viên Chương trình Thạc sỹ Pháp-Việt về Toán học ứng dụng khoá 2007

Bảng 2

Việc làm hiện nay của sinh viên Chương trình Thạc sỹ Pháp-Việt về Toán học ứng dụng khoá 2008

194 Bảng 3

Việc làm hiện nay của sinh viên Chương trình Thạc sỹ Pháp-Việt về Toán học ứng dụng khoá 2009

195 Bảng 4

Việc làm hiện nay của sinh viên Chương trình Thạc sỹ Pháp-Việt về Toán học ứng dụng khoá 2010

Bảng 5

Việc làm hiện nay của sinh viên Chương trình Thạc sỹ Pháp-Việt về Toán học ứng dụng khoá 2011

196 Bảng 6

Việc làm hiện nay của sinh viên Chương trình Thạc sỹ Pháp-Việt về Toán học ứng dụng khoá 2012

Thông tin về tác giả GS.TS Dương Minh Đức Khoa Toán Tin

Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh ĐT : 08-38996484

Email : dmduc@hcmus.edu.vn

Website: https://sites.google.com/site/duongminhducmathematics/

197

Một phần của tài liệu Hội nhập quốc tế trong quá trìnhđổi mới giáo dục đại học Việt Nam (Trang 192 - 199)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(282 trang)