PGS. TS. Hồ Thanh Phong Trường Đại học Quốc tế, ĐHQG-HCM
TÓM TẮT
Bài viết sẽ trả lời câu hỏi về ảnh hưởng của toàn cầu hóa và quốc tế hóa đối với việc phát triển giáo dục đại học như thế nào? Các đại học chúng ta cần làm gì để tham gia hội nhập trong thời đại toàn cầu hóa. Việc phân tích những lợi ích của toàn cầu hóa và quốc tế hóa đối với giáo dục đại học được đề cập trong tham luận này. Những điểm chính của các vấn đề trên cũng được thảo luận thông qua trường hợp lấy trường Đại học Quốc tế (ĐHQT)- Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là một ví dụ thực tiễn trong hệ thống các trường Đại học tại Việt Nam. Các nội dung trình bày xoay quanh việc tự chủ tài chính, thay đổi chính sách với Giảng viên, cán bộ, cải tiến chương trình đào tạo, cải tiến việc nghiên cứu khoa học và tham gia kiểm định chất lượng quốc tế.
TỪ KHÓA
Quốc tế hóa, toàn cầu hóa, cơ cấu tổ chức, kiểm định chất lượng nội bộ (IQA), mô hình kiểm định chất lượng toàn diện (TQM), đánh giá chất lượng.
GIỚI THIỆU
Toàn cầu hóa là một trong những ngoại lực mang lại nhiều cơ hội mới cũng như thách thức cho giáo dục Đại học. Những lợi ích to lớn mà toàn cầu hóa mang lại rất rõ ràng ở mức độ quốc tế bao gồm quốc tế hóa nền kinh tế và góp phần phân bổ hợp lý trong thị trường lao động toàn cầu. Các quốc gia được gắn kết với nhau theo tầm quốc tế và khu vực thông qua các hiệp định đã được ký kết như Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp định mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA), Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations - ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á...
Những hiệp định và thỏa thuận liên kết này nhấn mạnh tầm quan trọng của toàn cầu hóa và quốc tế hóa bao gồm những thay đổi về kinh tế và xã hội. Đối với các quốc gia đang phát triển, những cơ hội mới được mở ra để hợp tác và kế thừa những thành công từ những quốc gia phát triển.Từ đó, nền tảng kinh tế, giáo dục, khoa học của họ sẽ trở nên tốt hơn.
Cùng với sự toàn cầu hóa kinh tế, giáo dục Đại học đang đối mặt với sức cạnh tranh ngày càng lớn để đạt chuẩn quốc tế.Trong khi đối với nhiều trường đại học ở các nước phát triển, nhu cầu gia tăng giáo dục quốc tế đi kèm với sự phát triển và tăng nguồn tài chính, nâng tầm danh tiếng quốc tế đồng nghĩa với xếp hạng toàn cầu, thì giáo dục đại học tại Việt Nam đang đối mặt với vấn đề làm sao để đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng và người học để có được những trải nghiệm giáo dục toàn cầu nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội (đã tham gia một phần toàn cầu hóa) và tăng năng lực người học trong kỷ nguyên toàn cầu hóa.
Để hòa nhập vào xu hướng toàn cầu hóa, song song với việc thiết lập môi trường giáo dục đại học mang tầm quốc tế, các trường đại học tại Việt Nam phải thiết lập nghiên cứu quốc tế để chứng minh khả năng thu hút vốn và năng lực nghiên cứu. Để chuẩn bị kỹ lưỡng cho toàn cầu hóa và quốc tế hóa, giáo dục Đại học tại Việt nam phải thấu hiểu những nhu cầu
56
này; đồng thời thiết lập ra những kế hoạch chiến lược đối với việc phát triển cơ cấu tổ chức vững mạnh. Trong cơ cấu tổ chức này, các vấn đề cốt lõi nên được liên kết với nhau bao gồm chiến lược, cơ chế và phương pháp quản lý, phát triển chương trình giảng dạy, chiến lược nghiên cứu, quản trị nguồn nhân lực và kế hoạch tài chính.
Là thành viên trẻ trong hệ thống Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, trường Đại học Quốc tế là trường Đại học đa ngành đầu tiên tại Việt nam sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy và nghiên cứu. Theo các nội dung cố lõi nêu trên, một số kinh nghiệm thực tế được chia sẻ với hy vọng góp phần kiến tạo mô hình chủ đạo để phát triển giáo dục đại học tại Việt Nam.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ - MỘT THÍ DỤ
Theo như tầm nhìn đã đề ra trong chiến lược phát triển của mình, trường Đại học Quốc tế - ĐHQG-HCM sẽ sớm đặt nền tảng căn bản của một trường đại học nghiên cứu với đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, kỹ năng cao và đấy nhiệt huyết cùng với đội ngũ quản lý chuyên nghiệp và tận tâm. Sinh viên tốt nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế với sự nghiệp vững chắc sẽ là mục tiêu cho của nhà trường. Thêm vào đó, những trang thiết bị hiện đại sẽ được trang bị để phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu. Những dự án chuyển giao công nghệ và nghiên cứu trọng điểm phục vụ việc phát triển khu vực và quốc gia sẽ được thực hiện tại chỗ.
Từ khi thành lập đến năm 2015, trường Đại học Quốc tế đã phát triển cơ cấu tổ chưc vững mạnh để đáp ứng toàn cầu hóa và quốc tế hóa về giáo dục và kinh tế. Cơ cấu tổ chức này bao gồm cơ chế tự chủ tài chính và quản lý rõ ràng, phát triển chương trình giảng dạy, chiến lược nghiên cứu, quản trị nguồn nhân lực và kế hoạch cơ cấu. Trong phạm vi của đề mục này, chỉ một số quan niệm quan trọng được chia sẻ trong phạm vi giới hạn để nhấn mạnh chiến lược vững mạnh đối với việc toàn cầu hóa và quốc tế hóa cho một trường Đại học.
Cơ cấu quản lý
Trường Đại học Quốc tế là một trường đại học thành viên, trực thuộc ĐHQG-HCM.
Hình1. Cơ cấu tổ chức các trường Đại học hiện nay
57
Quyết tâm vận hành tối ưu nhất là nhân tố trọng điểm góp phần vào thành công của trường đại học, trường Đại học Quốc tế đã thiết lập và vận hành theo một cơ cấu tổ chức cấp nhà trường vững bền. Cơ cấu này quan tâm đến tất cả những đóng góp từ cán bộ công/viên chức, nhân viên hành chính và các trung tâm chuyên môn.
Cơ chế tài chính
Với tầm nhìn trở thành Trường đại học định hướng nghiên cứu chất lượng giáo dục xuất sắc, việc phát triển cơ sở hạ tầng và đội ngũ nhân viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực thi nghiên cứu và giáo dục quốc tế. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc thiết lập một mô hình tài chính thích hợp cho việc phát triển một trường đại học, Ban giám hiệu Trường Đại học Quốc tế đã mạnh dạn đề xuất lên cấp trên mô hình cơ chế tự chủ tài chính và đã được phê duyệt theo Quyết định số 1101/QĐ-ĐHQG-KHTC ngày 17/10/2007 của Đại học Quốc gia TP.HCM, thời điểm giao tự chủ vào cuối năm nên năm 2008 nhà trường bắt đầu vận hành cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ và Thông tư số 71/2006/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 09/08/2006 hướng dẫn thực hiện nghị định số 43.
Tự chủ tài chính là một bước tiến thành công trong việc thúc đẩy Trường đại học phát triển và đã đạt được những kết quả tích cực như:
- Tăng thu nhập cho cán bộ giảng viên, thu hút được lực lượng cán bộ trẻ, có tài, trình độ cao được đào tạo từ nước ngoài đáp ứng yêu cầu cao của xã hội để thu hút được số lượng sinh viên ngày càng đông:
Bảng 1.
Số lượng cán bộ 2004 – 2007
Cán bộ - giảng viên ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số lượng giảng viên Người 17 23 31 39
Mức lương trung bình Triệu/ tháng 2.1 2.4 5.3 9.3
Số lượng cán bộ hành chính Người 27 34 55 55
Mức lương trung bình Triệu/ tháng 2.4 3.1 3.7 7.5
Bảng 2.
Số lượng cán bộ 2008 – 2014 Cán bộ - giảng viên ĐVT Năm
2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Số lượng giảng viên Người 61 79 97 126 142 141 141
Mức lương trung bình Triệu/
tháng 11.4 13.5 17.5 19.8 27.5 24.5 29.0 Số lượng cán bộ hành
chính Người 82 94 108 135 124 130 138
Mức lương trung bình Triệu/
tháng 7.7 7.8 8.4 10.6 16.6 14.8 16.0
- Sử dụng kinh phí để đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm, mua sắm tài sản, trang thiết bị nhằm phục vụ công tác giảng dạy và học tập ngày càng tốt hơn: Đầu tư xây dựng KLH-TN1 với tổng mức đầu tư: 112.988 triệu đồng, Dự án PTN Kỹ thuật Y sinh: 17.000 triệu đồng, Dự án đầu tư chiều sâu PTN Vi mạch Siêu cao tần và Ứng dụng hệ thống nhúng: 27.263 triệu đồng,
58
- Sử dụng hợp lý và phân bổ có hiệu quả các nguồn tài chính để duy trì hoạt động chung của trường, phát triển về con người, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất.
- Áp dụng quy chế chi tiêu nội bộ tạo ra sự chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính của nhà trường.
Xây dựng đội ngũ:
Từ những ngày đầu thành lập, trường Đại học Quốc tế - ĐHQG-HCM đã xác định yếu tố nguồn nhân lực là một trong những nhân tố then chốt, quyết định vào chất lượng đào tạo, hoạt động và sự phát triển chung của trường. Kế hoạch xây dựng đội ngũ của trường Đại học Quốc tế dựa trên việc triển khai Đề án “Xây dựng đội ngũ ĐHQG-HCM giai đoạn 2002- 2007”, theo đó:
- Về số lượng, phấn đấu đến năm 2008 tổng số giảng viên cơ hữu của trường sẽ là 30 người và đạt số lượng 80 người vào năm 2020.
- Về học vị, vào năm 2008 số giảng viên có trình độ trên đại học đạt tỷ lệ trên 80%, trong đó có 65% có trình độ Tiến sĩ.
Trong thời đại hội nhập và toàn cầu hóa ở thế kỷ 21, việc thu hút chất xám và xây dựng được nguồn nhân lực có chất lượng cao thật sự là một thách thức. Sự phát triển các chương trình đại học liên kết, các trường đại học có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, các trường đại học tư thục tạo ra một nhu cầu rất lớn về đội ngũ giảng dạy có trình độ cao, đi kèm theo đó là mức đãi ngộ tương xứng với năng lực. Với cơ chế tự chủ tài chính, trường Đại học Quốc tế có thể áp dụng chính sách đãi ngộ hiện đại, cạnh tranh, bình đẳng để thu hút, duy trì và phát triển đội ngũ cán bộ viên chức thật sự có tâm, có tài, phần lớn tốt nghiệp từ các trường đại học có uy tín ở các nước tiên tiến trên thế giới, sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ giảng dạy chính thức và duy nhất trong môi trường đào tạo tại trường. Đến tháng 04/2014, trường Đại học Quốc tế đã thu hút tổng cộng 321 cán bộ viên chức, trong đó đội ngũ giảng viên là 141 (100% có trình độ sau đại học trở lên, tỷ lệ giảng viên có học hàm, học vị Tiến sĩ, Phó Giáo sư và Giáo sư là 60%). Hỗ trợ công việc chuyên môn cho các giảng viên là đội ngũ nghiên cứu viên và trợ giảng (43 người, trong đó 60% có trình độ sau đại học).
Đội ngũ chuyên viên và nhân viên các phòng ban, trung tâm được tuyển dụng theo tiêu chí tinh về lượng, mạnh về chất, có trình độ, am hiểu chuyên môn và kĩ năng công việc, sẵn sàng công tác tham mưu cho Ban Giám Hiệu và thực hiện các công việc chức năng được phân công.
Trên thực tế, đặc biệt từ năm 2008 trở đi, có thể thấy bước nhảy vọt về số lượng cán bộ viên chức tại trường so với những năm trước đó có 61 giảng viên cơ hữu. Chính sách tự chủ về tài chính, cụ thể là chính sách đãi ngộ, trả lương cạnh tranh, bình đẳng theo quy chế tự chủ thu - chi được áp dụng và thật sự phát huy hiệu quả kể từ năm 2008, giúp thu hút một lượng lớn cán bộ và giảng viên trình độ cao về làm việc tại trường Đại học Quốc tế.
Bảng 3.
Thống kê Cán bộ viên chức theo trình độ
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng số CBVC 44 57 86 94 153 188 225 283 302 312 322
trong đó
Khối giảng viên 17 23 31 39 61 78 95 126 141 141 141
Đại học 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Thạc sĩ 7 12 19 26 33 36 39 52 58 58 58
59
Tiến sĩ 5 4 5 7 20 32 46 64 72 68 68
Phó Giáo Sư 4 5 5 4 6 7 7 6 6 10 10
Giáo sư 1 2 2 2 2 3 3 4 5 5 5
Tỉ lệ GV Tiến sĩ trở lên 59% 48% 39% 33% 46% 54% 59% 59% 59% 59% 59%
Phát triển chương trình giảng dạy
Thiết kế chương trình giảng dạy
Phát triển và biên soạn chương trình/ giáo trình giảng dạy là nội dung cốt lõi đối với sự phát triển của một trường đại học. Nhận thức yêu cầu hội nhập quốc tế trong đào tạo, nhà trường xác lập chương trình đào tạo phải thỏa mãn: hiện đại, hội nhập quốc tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế xã hội Việt Nam và thích hợp với người học. Từ đó trường và khoa tham khảo chương trình đào tạo các trường đại học tiên tiến, tiến hành tìm hiểu nhu cầu xã hội, xem xét tính đáp ứng và liên thông khi so sánh với chương trình phổ thông và các chương trình đào tạo khác để xây dựng chương trình đào tạo của mình. Sau khi hoàn tất, các chuyên gia sẽ đánh giá các chương trình giảng dạy đã được đề xuất. Với mong muốn mang lại một chương trình hoàn hảo cho sinh viên, từng môn học đều được xem xét phương cách truyền thụ trước khi bắt đầu. Chương trình giảng dạy phải được cấp phép bởi ĐHQG-HCM trước khi đưa vào giảng dạy.
Hợp tác quốc tế luôn được tập trung và phát triển trong khuôn khổ của trường Đại học Quốc tế. Việc này tác động to lớn đến việc phát triển và biên soạn chương trình giảng dạy. Tính đến thời điểm hiện tại, trường Đại học Quốc tế có hai loại chương trình giảng dạy chính:
chương trình do trường Đại học Quốc tế cấp bằng và chương trình liên kết do đối tác cấp bằng. Các chương trình giảng dạy được biên soạn thích hợp theo tiêu chuẩn quốc tế nhờ vào hợp tác quốc tế theo hình thức chương trình liên kết. Việc thiết lập một chương trình liên kết được xem là thành công khi chương trình giảng dạy nhận được sự chấp thuận từ cả hai phía.Trong quá trình này, biên soạn chương trình giảng dạy hoàn toàn thích hợp để đáp ứng yêu cầu đề ra về mặt học thuật. Đó là lý do vì sao việc biên soạn cần đến sự hợp tác từ những chuyên gia giáo dục từ trường Đại học Quốc tế và trường Đại học đối tác.
Từ năm 2005, trường Đại học Quốc tế đã hợp tác với nhiều trường Đại học danh tiếng trên toàn thế giới.Điều này thể hiện rõ qua số lượng chương trình liên kết giữa trường Đại học Quốc tế và các trường đối tác. Bảng tổng kết các chương trình lien kết đang được vận hành với các đối tác tại trường Đại học Quốc tế được thể hiện ở Bảng A2 trong phần phụ lục.
Trường Đại học Quốc tế đang trên con đường hội nhập với các nước có nền giáo dục tiên tiến. Để đạt được mục tiêu này, các chương trình đào tạo của trường phải được sự công nhận trong khu vực và trên thế giới. Điều này đòi hỏi Đại học Quốc tế cần thực hiện việc học và hành trong quá trình xây dựng và điều chỉnh các chương trình đào tạo. Để xây dựng chương trình đào tạo, các khoa đã liên tục tham khảo chương trình đào tạo từ các trường đối tác. Từ đó xây dựng cho mình các chương trình học đáp ứng chuẩn đào tạo quốc tế và vẫn phù hợp với môi trường làm việc, nhu cầu doanh nghiệp và xã hội Việt Nam. Trong quá trình vận hành, các khoa thường xuyên tổ chức các cuộc khảo sát lấy ý kiến người học và công nghiệp, tham khảo các chương trình cập nhật để điều chỉnh chương trình đào tạo và xây dựng các chương trình mới đáp ứng nhu cầu thực tế luôn thay đổi.
Đến nay, trường đã và đang đào tạo các ngành học với sự công nhận của các trường đối tác, được thể hiện ở bảng 4 như sau:
60 Bảng 4.
Danh mục các ngành đào tạo do trường Đại học Quốc tế cấp bằng STT Tên ngành Tổng số
tín chỉ Được công nhận bởi Bậc Đại học
1 Công nghệ thông tin 143 Binghamton University, Rutgers University, University of Nottingham, University of the West of England, University of Auckland
2 Quản trị kinh doanh 138 University of Houston, University of Nottingham, University of the West of England, Auckland University of Technology, University of New South Wales
3 Công nghệ sinh học 140 Binghamton University,University of Nottingham, University of the West of England
4 Kỹ thuật điện tử,
truyền thông 144 Binghamton University, Rutgers University, University of Nottingham, University of the West of England,University of Auckland, University of New South Wales, Asian Institute of Technology
5 Kỹ thuật hệ thống
công nghiệp 143 Binghamton University, Rutgers University 6 Kỹ thuật y sinh 144
7 Quản lý nguồn lợi
thủy sản 138
8 Công nghệ thực phẩm 139 9 Tài chính – Ngân
hàng
138 University of Houston, University of Nottingham, University of the West of England, Auckland University of Technology, University of New South Wales
10 Kỹ thuật xây dựng 142 11 Kỹ thuật tài chính và
Quản trị rủi ro
141
12 Hóa sinh 138
13 Kỹ thuật điều khiển và
Tự động hóa 144
14 Logistics và Quản lý
chuỗi cung ứng 139 Reulingent University, Munich University of Applied Science.
Bậc Thạc sĩ
15 Quản trị kinh doanh 50 University of Hawaii at Manoa, Northeastern University 16 Công nghệ sinh học 45
17 Quản lý Công nghệ thông tin
50 18 Kỹ thuật điện tử 45 19 Kỹ thuật hệ thống
công nghiệp
45 Munich University of Applied Science.
20 Kỹ thuật y sinh 45 21 Toán ứng dụng 45 Bậc Tiến sĩ
22 Công nghệ sinh học 135 Kiểm định chất lượng (QA)
Để thành công trong việc đạt được những mục tiêu và thực hiện những yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế, trường Đại học Quốc tế đã áp dụng mô hính quản lý chất lượng toàn diện (TQM) được phân loại thành 3 mô hình: kiểm định chất lượng bậc Đại học, kiểm định chất lượng nội bộ và kiểm định chất lượng chương trình.
Mô hình quản lý chất lượng toàn diện của trường Đại học Quốc tế (TQM): TQM được kiến tạo và nhận được ý kiến đóng góp từ các cán bộ của trường vào năm 2005 và áp dụng trên hệ thống toàn trường Đại học vào năm 2007. Hệ thống TQM được vận hành theo hai cấp