NĂNG LỰC TRONG ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Hội nhập quốc tế trong quá trìnhđổi mới giáo dục đại học Việt Nam (Trang 104 - 113)

Ban Khoa học và Công nghệ, ĐHQG TP.HCM

Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) Việt Nam khẳng định một trong những giải pháp giúp nhanh chóng tiếp cận nghiên cứu khoa học đỉnh cao là tăng cường năng lực thông qua hợp tác với các đối tác có tiềm lực khoa học mạnh của những quốc gia có nền KH&CN tiên tiến trên thế giới, qua đó đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong các lĩnh vực ưu tiên để hình thành các nhóm, tập thể KH&CN mạnh có đủ năng lực giải quyết các nhiệm vụ quốc gia ở tầm quốc tế.

Nhằm tạo ra các cơ sở nghiên cứu - đào tạo xuất sắc bên trong các đại học, từ lâu nhiều nước trên thế giới đã đầu tư vào các chương trình trung tâm xuất sắc (Center of Excellence - CoE). Tại châu Á, từ năm 2000 Nhật bản đã khởi động chương trình xây dựng các Trung tâm nghiên cứu xuất sắc cho thế kỷ 21 “Twenty-first Century Centre of Excellence Programme” và 8 năm sau chương trình này được phát triển thành Sáng kiến xây dựng các Trung tâm nghiên cứu quốc tế hàng đầu thế giới. Hàn Quốc thúc đẩy kế hoạch xây dựng đại học đẳng cấp quốc tế thông qua việc thực hiện chương trình BK21 “Brain Korea 21” từ năm 1999 và từ năm 2008 triển khai Chương trình WCUs. Trung Quốc có dự án 985 với tổng kinh phí đầu tư lên tới hàng tỉ USD nhằm mục tiêu xây dựng các trung tâm xuất sắc (TTXS) để đưa các trường đại học của Trung Quốc trở thành các đại học nghiên cứu tầm cỡ quốc tế.

Đối với nước ta, việc hình thành các trung tâm xuất sắc (TTXS) có thể xem như một bước đi đúng đắn nhằm thay đổi tình trạng nghiên cứu khoa học và đào tạo, nhất là đào tạo sau đại học hiện nay, đồng thời hội nhập quốc tế. Nhằm tạo ra các cơ sở nghiên cứu - đào tạo xuất sắc bên trong các đại học, cần thực hiện ba giải pháp cơ bản. Trước hết, Nhà nước cần có một quyết sách cho phép một số cơ chế và chính sách nghiên cứu khoa học có tính đột phá.

Thứ hai, cần có các mô hình tổ chức nghiên cứu khoa học mới để áp dụng các cơ chế và chính sách đặc biệt đó. Thứ ba, việc đột phá cần tập trung vào một số đơn vị với một số lĩnh vực mũi nhọn cụ thể để có thể tạo nên một hiệu quả ban đầu. Mô hình tổ chức nghiên cứu khoa học mới mà Nhà nước có thể áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt nhằm tạo đột phá ở đây chính là các TTXS.

KHÁI NIỆM TRUNG TÂM XUẤT SẮC

TTXS là tổ chức nghiên cứu, phát triển và đào tạo về KH&CN đạt trình độ tiên tiến trên thế giới, với nghĩa là tạo ra sản phẩm khoa học và đổi mới công nghệ (kể cả đào tạo) theo các chuẩn mực quốc tế.

Một TTXS có thể là một tổ chức KH&CN hoạt động tại một địa điểm nhất định dựa vào một đơn vị KH&CN hoặc đơn vị đào tạo đại học có tư cách pháp nhân, nhưng cũng có thể là một mạng lưới mà mỗi thành viên dựa vào một đơn vị KH&CN hoặc đơn vị đào tạo có tư cách pháp nhân. Chính TTXS cũng có thể (nhưng không nhất thiết) là một đơn vị KH&CN có tư cách pháp nhân (ví dụ là một trường đại học hoặc viện nghiên cứu).

Tế bào của TTXS là nhóm nghiên cứu (NNC). Mỗi NNC gồm một số nhà khoa học có cùng mục tiêu, ý chí, khát vọng và hoạt động theo cùng một hoặc một vài hướng nghiên cứu. Thủ lĩnh NNC là người nhiệt tâm, chịu trách nhiệm chính về định hướng nghiên cứu, có năng lực chuyên môn, có khả năng tổ chức (bao gồm cả khả năng tạo dựng các mối quan hệ, tìm

103

kiếm nguồn kinh phí hoạt động cho nhóm và được cả nhóm tín nhiệm).

Những đặc điểm then chốt mà TTXS bắt buộc phải có là:

1) “Số lượng tới hạn” các nhà khoa học và/hoặc các nhà phát triển công nghệ;

2) Kết cấu được định dạng tốt (hầu hết dựa trên các kết cấu đã có sẵn) có chương trình nghiên cứu riêng;

3) Khả năng tích hợp các lĩnh vực liên thông và kết hợp các kỹ năng bổ trợ;

4) Khả năng duy trì tỉ lệ trao đổi nguồn nhân lực có chất lượng cao;

5) Có vai trò động lực trong hệ thống đổi mới bao quanh (tăng giá trị kiến thức);

6) Mức cao về tầm nhìn quốc tế và kết nối khoa học với công nghiệp;

7) Sự ổn định hợp lý về nguồn trợ cấp và các điều kiện hoạt động theo thời gian (cơ sở để đầu tư nhân lực và xây dựng các quan hệ đối tác);

8) Nguồn tài chính đủ để hoạt động, không phụ thuộc trợ cấp của chính phủ;

Việc định lượng mức độ xuất sắc của TTXS được đo bởi các chỉ báo sau đây (không nhất thiết tất cả):

1) Số công bố khoa học, hệ số tác động (Impact Factor), chỉ số trích dẫn;

2) Số sản phẩm quốc gia;

3) Số bằng sáng chế phát minh;

4) Số tiến sỹ, thạc sỹ được đào tạo, số chỗ dành cho sau tiến sĩ;

5) Số lượng người nghiên cứu tại chỗ và số lượng các nhà khoa học được mời đến làm việc;

6) Số lượng và quy mô các hợp đồng ký kết;

7) Số các công ty spin-off được thành lập

XÂY DỰNG CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU VÀ TRUNG TÂM XUẤT SẮC TẠI ĐHQG-HCM Với mục tiêu trở thành một Đại học nghiên cứu, nhiều năm qua ĐHQG-HCM đã kiên trì thực hiện một chiến lược tổng thể nhằm xây dựng và phát triển tiềm lực KH&CN, hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh và các trung tâm nghiên cứu xuất sắc có khả năng tạo ra các đột phá trong KH&CN. Chiến lược này gồm 4 bước: (1) Xây dựng nền tảng KH&CN, (2) Hình thành các mũi nhọn nghiên cứu, (3) Xây dựng các trung tâm nghiên cứu xuất sắc, và (4) Đưa các kết quả nghiên cứu phục vụ nhu cầu xã hội.

Trong quá trình thực hiện kế hoạch chiến lược nói trên, ĐHQG-HCM đã phân cấp, giao quyền chủ động cao cho các đơn vị căn cứ theo kế hoạch chiến lược của toàn ĐHQG và các đơn vị. Ở cấp ĐHQG chỉ tập trung vào: (i) Xây dựng kế hoạch chiến lược; (ii) Điều phối, liên kết các đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả và tạo nên các giá trị gia tăng nhờ hợp lực: (iii) Triển khai một số chương trình KH&CN mang tính liên ngành cao, có tầm ảnh hưởng lớn; (iv) Phát hiện và xây dựng các nhóm nghiên cứu có tiềm năng tạo nên đột phá; và (v) Hình thành những hướng nghiên cứu mới, những đơn vị mới (trung tâm xuất sắc, doanh nghiệp KH&CN).

Kiên trì thực hiện chiến lược trên, đến nay tại ĐHQG-HCM đã hình thành một hệ thống gồm trên 60 phòng thí nghiệm (PTN) phục vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo mà hạt nhân là các nhóm nghiên cứu. Hoạt động hiệu quả của các nhóm nghiên cứu cũng chính là một trong những nguyên nhân làm tăng đáng kể số lượng đào tạo sau đại học, số đề tài, dự án và kinh phí KH&CN từ mọi nguồn. Giai đoạn 2006-2010 tổng kinh phí KH&CN Nhà nước cấp cho ĐHQG-HCM đạt 672.049 triệu đồng, tăng 2,3 lần so với giai đoạn 2001-2005. Kinh phí KH&CN năm 2011 là 161,4 tỷ và 2012 là 220,063 tỷ đồng (tăng 37,7% so với năm 2011). Chất lượng đào tạo sau đại học không ngừng được nâng cao thể hiện qua các tiêu chí sau: tỷ lệ người học sau đại học trên tổng số sinh viên tốt nghiệp hệ đại

104

học chính quy là 11% (1.194/10.741); số học viên cao học, nghiên cứu sinh tham gia vào các đề tài/dự án nghiên cứu khoa học nghiệm thu trong giai đoạn 2012-6/2013 là 432 người, trong đó có 60 NCS. Số bài báo trong các tạp chí quốc tế ISI tăng không ngừng những năm qua. Trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, ĐHQG-HCM đã công bố 2234 bài báo trên tất cả các lĩnh vực. Riêng số bài báo được đăng trên các tạp chí trong và ngoài nước là 902 trong đó có 434 bài trên tạp chí quốc tế uy tín chiếm tỷ lệ 48 % và số bài báo đăng trên các tạp chí thuộc danh sách ISI là 264 (29 %). Trong số 264 bài ISI thì 92 bài có điểm IF lớn hơn 2 (35%); đặc biệt có 02 bài báo có IF lớn hơn 20; số bài báo mà tất cả các tác giả là người của ĐHQG-HCM là 117 (44%). Kết quả này cho thấy năng lực nghiên cứu nội tại của thầy trò ĐHQG-HCM ngày càng tăng lên đồng thời bước đầu chuyển từ số lượng sang nâng cao chất lượng các công trình công bố.

Căn cứ tiêu chí của TTXS trình bày ở trên có thể nói rằng tại ĐHQG-HCM khó có đơn vị nghiên cứu nào hội đủ các điều kiện bắt buộc của một TTXS. Tuy nhiên sau nhiều năm kiên trì theo đuổi chiến lược phát triển tiềm lực KH&CN, cho đến nay tại ĐHQG-HCM đã hình thành khoảng 25 nhóm mũi nhọn, trong số đó nhiều nhóm đã đi thẳng vào những hướng nghiên cứu hiện đại hoặc giải quyết những vấn đề thực tiễn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, có những nhóm đã đạt chuẩn quốc tế về hiệu suất công bố khoa học. Trong số này đã xuất hiện một số tập thể có thể xem như các đơn vị tiềm năng để trở thành TTXS nếu được đầu tư xứng đáng.

Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC) được thành lập năm 2005 với sứ mạng làm hạt nhân trong hoạt động nghiên cứu và đào tạo về thiết kế vi mạch tại ĐHQG- HCM. Tuy nhiên có thể nói đến nay ICDREC đã trở thành trung tâm hàng đầu cả nước trong lĩnh vực công nghệ mới mẻ này.

Từ chip SigmaK3 công nghệ 0.25um - chip vi xử lý đầu tiên của Việt Nam được công nhận là một trong 10 sự kiện khoa học công nghệ tiêu biểu Việt Nam 2008, đến nay hàng loạt chip đã được ICDREC thiết kế và đưa đi chế tạo để rồi đưa vào các sản phẩm công nghệ cao ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: chip VN8-01, chip thương mại 8bit SG-8V1, chip quản lý năng lượng TH7150. Đặc biệt chip VN16-32 đã đánh dấu một bước tiến mới của công nghệ vi mạch Việt Nam khi lần đầu tiên thiết kế thành công chip vi xử lý 32-bit với công nghệ IBM 0,13um, được công nhận là một trong 10 sự kiện khoa học công nghệ tiêu biểu Việt Nam 2010.

Số lõi IP đã được ICDREC đăng ký tham gia trên các sàn giao dịch Design & Reuse và Chip Estimate.com trị giá khoảng 34 triệu USD. Các sản phẩm của ICDREC đã được chuyển giao cho nhiều đơn vị ứng dụng như Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn, Tập đoàn Vietsovpetro, Tổng Công ty bảo đảm hàng hải, Công ty TADA, Công ty Cổ phần Á Đông, Ban Cơ yếu Chính phủ, Học viện Kỹ thuật quân sự … với doanh thu ban đầu khoảng 12 tỷ. Trên cơ sở các sản phẩm của mình, ICDREC hợp tác với các doanh nghiệp thành lập 2 công ty spin-off là Saigon Track và Saigon ID.

Năm 2011, ICDREC được Nhà nước giao thực hiện dự án “Thiết kế và chế tạo chip, thẻ, đầu đọc RFID và xây dựng hệ thống ứng dụng” với kinh phí 145,756 tỷ. Kết quả dự án này có thể ứng dụng trong các lĩnh vực: an ninh quốc phòng (hộ chiếu, chứng minh thư điện tử, quản lý vũ khí), kinh tế (quản lý kho hàng, xuất nhập khẩu hàng hóa, quản lý an toàn thực phẩm).

Thông qua hợp tác quốc tế với các tập đoàn vi mạch hàng đầu thế giới và hợp tác với các địa phương, doanh nghiệp trong nước, ICDREC đã huy động được nguồn vốn đáng kể để tăng cường cơ sở vật chất (phòng thí nghiệm, phần mềm) và đào tạo nguồn nhân lực.

Cho đến nay ICDREC đã được đầu tư trên 172 tỷ trong đó 150 tỷ từ Bộ KH&CN, 32 tỷ từ ĐHQG-HCM, 22 tỷ từ TP. HCM. Bên cạnh đó đã huy động trên 2 triệu USD từ các doanh

105

nghiệp nước ngoài giúp trang bị trang thiết bị và các phần mềm đặc chủng.

Sau 5 năm hình thành và phát triển, ICDREC đã xây dựng được một mô hình điển hình của ĐHQG-HCM và cả nước về một tổ chức nghiên cứu - ứng dụng và chuyển giao công nghệ gắn với công nghiệp, với đội ngũ 80 nhân viên thiết kế vi mạch, có hoạt động hợp tác hiệu quả trong nước và quốc tế, có khả năng tạo ra các sản phẩm đột phá, đóng vai trò đầu tầu cả nước trong lĩnh vực công nghệ vi mạch.

Phòng Thí nghiệm nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc (gọi tắt là PTN Tế bào gốc) được thành lập năm 2007 với nhiệm vụ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc, đào tạo nguồn nhân lực cho TP.Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam. PTN Tế bào gốc được hình thành trên cơ sở dự án đầu tư chiều sâu năm 2008 trị giá 40 tỷ đồng và đội ngũ các nhà khoa học từ Khoa Sinh học của Trường ĐHKH Tự nhiên thuộc ĐHQG-HCM.

Đây là nơi đầu tiên ở VN cho ra đời các động vật trong ống nghiệm, là đơn vị tiên phong cả nước về thu nhận biệt hóa tế bào gốc, cho ra đời động vật chuyển gen đầu tiên ở VN. Đã kết hợp với các bệnh viện tái tạo mô giác mạc mắt cho bệnh nhân, dùng tế bào gốc da để ghép và tái tạo mô da cho bệnh nhân bị bỏng. Biệt hóa thành công nhiều loại tế bào gốc, tế bào mầm, chuyển gen thành công tế bào gốc người, biệt hóa và tái tạo tế bào tiết insulin … Hai năm 2007 và 2008 các kết quả nghiên cứu của PTN Tế bào gốc đều được bình chọn trong danh sách 10 thành tựu KH&CN tiêu biểu của VN.

PTN đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển công nghệ tế bào gốc tại TP.Hồ Chí Minh. Từ năm 2009 đến nay PTN đã đào tạo hơn 200 sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh về công nghệ sinh học động vật, tế bào gốc phục vụ các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và các bệnh viện. Một trong những thế mạnh của PTN tế bào gốc là các chương trình hợp tác rất rộng rãi và hiệu quả với các bệnh viện, cơ sở y tế nhằm triển khai các ứng dụng của công nghệ tế bào gốc được tạo ra tại PTN. Hợp tác quốc tế được đẩy mạnh theo các hướng nghiên cứu chuyên sâu.

Công bố quốc tế của PTN đã tăng đáng kể thời gian gần đây. Nếu giai đoạn mới thành lập các kết quả nghiên cứu của PTN chủ yếu đăng trên các tạp chí trong nước (17 bài giai đoạn 2007-2009) thì bắt đầu từ năm 2011 đến nay đã đăng được 11 bài báo quốc tế ISI (có bài IF=4,86). Viết 3 sách tham khảo (2 Việt Nam, 1 quốc tế). Tham gia viết 2 sách chuyên khảo quốc tế.

Sau 5 năm thành lập, PTN Tế bào gốc đã khẳng định vị trí của mình trong nước và quốc tế, có đóng góp đáng kể cho việc phát triển ngành tế bào gốc của đất nước. Trung thành với tầm nhìn được xác định từ ban đầu, PTN hướng tới mục tiêu năm 2020 có tên trên bản đồ tế bào gốc thế giới.

Phòng Thí Nghiệm Công Nghệ Nano (Laboratory for Nanotechnology - LNT) là đơn vị trực thuộc ĐHQG-HCM được thành lập từ năm 2004. Đây là đơn vị hoạt động theo mô hình tổ chức nghiên cứu cơ bản theo Nghị định 115. LNT hiện sở hữu cơ sở vật chất trị giá trên 100 tỉ VNĐ, trong đó có 200 m2 phòng sạch tiêu chuẩn quốc tế (class 100.000-1.000) và các thiết bị nghiên cứu hiện đại và đồng bộ của ngành vật liệu và công nghệ nano.

Về nhân lực, hiện nay LNT có 50 CB-CNV, trong đó có 1 PGS, 6 TS và đa số còn lại là nghiên cứu sinh và học viên cao học. Ngoài ra LNT còn có trên 10 PGS, TS làm việc bán thời gian thông qua hệ thống các nhóm nghiên cứu vệ tinh hay các đơn vị có hợp tác khoa học trực tiếp.

Các hướng nghiên cứu chính của LNT là: chế tạo LED dùng trong công nghiệp chiếu sáng, pin năng lượng mặt trời, thẻ nhận dạng dùng sóng radio (RFID), cảm biến nano sinh học, thiết bị y sinh phục vụ chữa trị bệnh và công nghệ in phun (inkjet printing) dùng cho chế tạo

106

các vi linh kiện. Mỗi năm LNT thực hiện trung bình 6-8 đề tài NCKH các cấp (ĐHQG, Thành phố, Bộ và Nhà nước). Đây cũng là điều kiện thuận lợi để tiếp nhận các nghiên cứu sinh và đào tạo nguồn lực trong nước.

Cho đến nay LNT đã có 30 bài báo đăng trên các tạp chí SCI, 21 bài trong các tạp chí khoa học quốc tế, được Cục SHTT cấp 4 bằng độc quyền, có 15 sản phẩm / Prototype được phát triển dựa trên các kết quả nghiên cứu từ các đề tài NCKH. LNT đã chế tạo thành công điốt phát sáng dùng trong công nghiệp chiếu sáng, các loại cảm biến nano sinh học, máy sinh hoá bán tự động, thẻ nhận dạng sử dụng sóng radio.

LNT có quan hệ hợp tác với trên 30 trường ĐH, viện nghiên cứu nước ngoài trong đó đối tác chiến lược là MINATEC và INPG (CH Pháp). Các đối tác này đóng vài trò quan trọng trong việc hỗ trợ LNT định hướng nghiên cứu, thiết kế phòng sạch, xác định danh mục trang thiết bị chính cần đầu tư, tổ chức các hội thảo khoa học và nhất là đào tạo nguồn nhân lực.

Hiện nay, hợp tác của LNT với các đối tác nước ngoài (đặc biệt là các đối tác Pháp) đã bước sang giai đoạn đi vào chiều sâu (cùng thực hiện các dự án nghiên cứu chung) và cả chiều rộng (gởi SV nước ngoài đến thực tập tại LNT và các giáo sư nước ngoài nhận hướng dẫn NCS Việt Nam làm luận án tiến sĩ tại LNT).

Đến nay, LNT đã từng bước khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực KH&CN Nano tại Việt Nam, đồng thời phấn đấu trở thành một TTXS.

Viện John Von Neumann (JVN) được thành lập năm 2010 từ ý tưởng về triển khai mô hình tam giác tri thức (knowledge triangle) tại ĐHQG-HCM theo đó, đào tạo sau đại học chất lượng cao được bổ sung cho nghiên cứu khoa học và cách tân công nghiệp.

Với 4 lĩnh vực chính là Toán ứng dụng, Khoa học hệ thống, Khoa học tri thức và Khoa học thông tin, chiến lược phát triển JVN trong giai đoạn 3 năm đầu được tiến hành theo mô hình xoắn ốc (spiral). Ưu tiên đầu bao gồm các chương trình đào tạo sau ĐH chất lượng cao liên kết với các trường ĐH hàng đầu trên thế giới, qua các quan hệ quốc tế được xây dựng bởi các GS phụ trách trong quá trình hoạt động khoa học của các GS tại nước ngoài. Đồng thời thiết lập môi trường khoa học để đáp ứng nhu cầu trong đào tạo và thu hút tài năng trẻ từ bên ngoài qua chương trình Affiliate Program. Trung tâm triển khai tiên phong mô hình hợp tác chiến lược doanh nghiệp và đại học nhằm thúc đẩy cách tân (promote innovation) cho các doanh nghiệp. Đây cũng là tiền đề cho nghiên cứu khoa học của JVN với trọng tâm thiên về cách tân và ý nghĩa thực tiễn trong nghiên cứu.

Cùng với việc được trao các quyền tự chủ cao trong mọi hoạt động, đến nay Trung tâm đã được ĐHQG-HCM đã đầu tư trên 8 tỷ đồng nhằm tăng cường năng lực nghiên cứu và triển khai các nhiệm vụ KH&CN. Sau 2 năm thành lập, Trung tâm JVN đã triển khai thành công các chương trình thạc sỹ chất lượng quốc tế, được sự công nhận của các đối tác hàng đầu trên thế giới như Paris-Tech và trường đại học Stanford. Bước đầu thu hút được chất xám Việt Nam ở nước ngoài tham gia, trở thành một địa chỉ tin cậy để các nhà khoa học người Việt có nguyện vọng đóng góp tài năng và trí tuệ cho đất nước. Từng bước tạo được sự quan tâm, đầu tư và hợp tác nghiên cứu cách tân với các doanh nghiệp trong nước. Xây dựng được cơ bản một môi trường làm việc tiên tiến như ở nước ngoài.

Trung tâm nghiên cứu vật liệu kích thước phân tử và nano (MANAR) được thành lập năm 2011 trên cơ sở chương trình hợp tác giữa ĐHQG-HCM và Đại học California, Los Angeles, Hoa Kỳ (UCLA) – một trong những Đại học hàng đầu của Hoa Kỳ. So với các đơn vị thành lập trước đây, Trung tâm MANAR có một đặc điểm khác hẳn là đây là một tổ chức KH&CN liên kết giữa ĐHQG-HCM và đối tác nước ngoài trong mọi công việc từ quản lý, điều hành, tới tổ chức nghiên cứu và đào tạo. Mô hình này đã được Tạp chí Science giới thiệu trong bài

Satellite Labs Extend Sciencengày 28/9/2012 (Vol 337, p. 1600-1603)

Một phần của tài liệu Hội nhập quốc tế trong quá trìnhđổi mới giáo dục đại học Việt Nam (Trang 104 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(282 trang)