CHO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN (2015-2035)

Một phần của tài liệu Hội nhập quốc tế trong quá trìnhđổi mới giáo dục đại học Việt Nam (Trang 171 - 180)

Trần Đức Cảnh

Nguyên Giám đốc ĐT&PTNNL và An sinh Xã hội cho chính quyền Bang Massachusetts

Lưu ý: Mô hình Phát triển nguồn nhân lực này chỉ là đề xuất ban đầu, cần tiếp tục nghiên cứu thêm các dữ liệu và tham khảo các Nghị định, văn bản, tài hiệu của Chính phủ và Bộ GD đã ban hành, để cập nhật số liệu chính xác hơn.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phải được gắn liền với phát triển kinh tế và xã hội theo nghĩa rộng. Thông tin, dữ liệu cần thiết phải thường xuyên được cập nhật qua các nghiên cứu, phân tích, đánh giá và tranh luận trên các diễn đàn một cách rộng rãi. Các cơ quan, trường đại học, trung tâm đào tạo sẽ tự nghiên cứu và tham khảo các tài liệu cần thiết để lập kế hoạch đào tạo cho riêng mình.

Nhằm hoạch định một kế hoạch phát triển nguồn nhân lực hiệu quả cho Việt Nam, bài toán khó hiện nay là định hướng và chiến lược phát triển kinh tế vĩ mô còn nhiều bất cập. Tuy nhiên, ở mức độ tổng quan chúng ta vẫn có thể phát họa một mô hình phát triển nguồn nhân lực trong chu kỳ 10 đến 20 năm tới. Các nghiên cứu tin cậy về nhu cầu ngành nghề phát triển trong tương lai sẽ tiếp tục cập nhật và điều chỉnh, là dự báo tốt cho các trường đại học lập kế hoạch đào tạo, sát với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tôi không tin tưởng lắm hệ thống chỉ tiêu đào tạo do Bộ GD&ĐT cấp cho các trường cao đẳng và đại học hằng năm, phản ảnh nhu cầu thực tế của xã hội.

Tôi xin đưa ra mô hình và các số liệu tính toán sau đây để làm cơ sở cho việc thảo luận.

Trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay và hướng phát triển để trở thành một nước công nghiệp trong tương lai, đây là mô hình có khả năng thực hiện, nếu Nhà nước tập trung đầu tư, xây dựng nguồn nhân lực trong thời gian tới.

Kế Hoạch Phát Triển Nguồn Nhân Lực 2015 - 2035

23 % Đào Tạo qua Công Việc

59.8 %

Lao Động Không qua Đào Tạo Nghề 4.53 % qua Đào Tạo Nghề

3.10 % Trung Cấp 2.2 % Cao Đẳng

6.7 %

19 % Đào Tạo qua Công Việc

30 %

Lao Động Không qua Đào Tạo Nghề 19 %

Đào Tạo qua Trường Nghề, Trung Học KT 10 % Cao Đẳng 17 % Cử Nhân

3.4 %

.005 % Tiến Sĩ Tiến Sĩ .2 %

.062 % Chuyên Môn Cao, Thạc Sĩ

Cử Nhân Thạc Sĩ

2015 2035

1.4 % Chuyên Môn Cao

N uồ lao độ (tuổ từ 18 – 60+): 53.360.000 ườ N uồ lao độ (tuổ từ 18 – 60+): ướ tính 70.200.000 ườ

Theo ước tính thì dân số Việt Nam năm 2035 là 117 triệu người, số người tham gia lao động từ 18 - 60+ là 70.2 triệu người, chiếm 60% dân số cả nước.

170 Phần lý giải mô hình trên

Theo mô hình đề xuất trên thì nguồn lao động không qua đào tạo sẽ giảm một nửa, từ 59.8% xuống còn 30% trong chu kỳ 20 năm; phần lớn là do sự dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, đòi hỏi đào tạo ngành nghề chuyên môn và nâng cao mặt bằng văn hóa. Nguồn lao động sản xuất nông nghiệp đã giảm đáng kể trong 2 thập niên qua nhưng vẫn còn thặng dư rất lớn, dù nông nghiệp chỉ đóng góp 17% cho GDP nhưng chiếm 52% tổng số lao động cả nước hiện nay, quá bán làm việc bán thời gian (part- time), theo vụ mùa (seasonal employment) hoặc thấp hơn (under- employment). Thặng dư lao động nông thôn không đơn thuần là kinh tế mà còn tạo ra các vấn đề lớn cho xã hội. Để giải quyết vấn đề lao động nông thôn trong tương lai, phải tập trung giải quyết bài toán phát triển công nghiệp, dịch vụ. Đồng thời, cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tăng năng xuất lao động cao hơn nhiều so với hiện nay.

Tỷ lệ lao động đào tạo qua công việc sẽ giảm từ 23% xuống 19%, nhưng về số lượng thì vẫn tăng hơn 1 triệu lao động. Do nhu cầu của công việc, đòi hỏi nguồn lao động mới phải được đào tạo tốt hơn trước khi bắt đầu công việc. Phần lớn vẫn do doanh nghiệp chủ động đào tạo và tái đào tạo. Nhà nước nên có chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanhh nghiệp cho việc đào tạo như giảm thuế, hỗ trợ tài chính… Chuyển dịch nguồn nhân lực và tái đào tạo của Việt Nam trong giai đoạn này không quá khó khăn so với các nước phát triển, vì phần lớn trình độ chuyên môn chưa chuyên sâu. Xử lý sự dịch chuyển và tái cấu trúc ngành kỹ nghệ ở Mỹ hay Nhật là cả một quá trình dài và đau đớn.

Mạng lưới đào tạo nghề cho cả nước còn yếu, hệ thống trường trung học chuyên môn chưa thật sự phát triển. Hệ thống trường trung cấp đã thành hình từ lâu, một số đã được nâng cấp lên cao đẳng, phần lớn số còn lại không thực sự đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Thay vì tiếp tục hệ trung cấp hiện nay, nên thay bằng hệ trung học chuyên môn, phân ban từ lớp 10, tiết kiệm được thời gian và đào tạo hiệu quả hơn.

Bậc trung học chia làm 2 hệ: THPT (phổ thông) và THCM (chuyên môn). Sự chọn lựa phân ban là do sở thích, năng khiếu và điều kiện cá nhân chứ không nhất thiết là học vấn. Học sinh tốt nghiệp cả hai hệ trung học có trình độ văn hóa căn bản tương đương, có khả năng nộp đơn xin vào trường cao đẳng hay đại học nếu muốn. Điển hình Hàn Quốc đặt chỉ tiêu 30% theo hệ THCM và 70% cho THPT, Thái Lan đặt mục tiêu 49% cho hệ THCM. Việt Nam có thể đặt mục tiêu 40% cho hệ THCM trong 20 năm tới.

Hệ thống trường trung cấp hiện nay nên chuyển thành hệ trường nghề, linh động đào tạo các chương trình ngành nghề từ 3 tháng đến 2 năm và được cấp chứng chỉ tốt nghiệp, theo nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội, vừa thực tiễn và hiệu quả. Tách hẳn hệ trường nghề ra khỏi hệ thống giáo dục đại học, không được phép liên thông lên cao đẳng hay đại học. Toàn bộ hệ thống trường nghề nên chuyển sang Bộ LĐTB&XH quản lý.

Số lao động có bằng cao đẳng sẽ tăng đáng kể, từ 2% đến 10%, đáp ứng nhu cầu ngành nghề kỹ thuật - chuyên môn cấp trung, trình độ dưới bậc kỹ sư hay cử nhân. Hiện nay phần lớn số sinh viên tập trung ở bậc đại học 4 năm, một phần do văn hóa và tâm lý xã hội, một phần do cấu trúc ngành nghề vẫn còn mang tính chung chung. Tỷ lệ trung cấp/công nhân có tay nghề, .49/.56/1 so với đại học thấp ở mức báo động. Tình trạng dư thầy thiếu thợ này cần phải được chấn chỉnh ngay. Mặt khác, một khi nhu cầu công việc đòi hỏi tính kỹ thuật và chuyên môn cao hơn, đào tạo bậc cao đẳng và nghề chuyên môn sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp. Nếu xây dựng cơ chế thị trường vận hành hiệu quả, thì cung - cầu sẽ tự điều chỉnh.

Chương trình cao đẳng nên thiết kế 2 năm, ngoại trừ một số nhỏ ngành, thay vì 3 năm như hiện nay, vừa mang tình thực tiễn và vừa tiết kiệm thời gian.

171

Số lao động có bằng cử nhân tăng từ 6,7% đến 17%, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi một nguồn nhân lực lớn có trình độ bậc đại học.

Nguồn lao động có bằng thạc sĩ sẽ tăng đáng kể từ .26% lên 3.4%, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi trình độ kỹ thuật, chuyên môn và quản lý cấp cao, cả trong quản lý nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Một số sẽ tham gia giảng dạy ở các trường cao đẳng và đại học.

Nguồn nhân lực có chuyên môn cao như Bác sĩ, Nha sĩ, Dược sĩ, Luật sư... còn rất thiếu so với nhu cầu bình thường của một nước phát triển, ước tính hiện nay có khoảng .36% và kế hoạch tăng đến 1.4% . Số này được chia ra ít nhất 4 ngành nghề chuyên môn khác nhau.

Số có bằng tiến sĩ chiếm .005%, khoảng 26.000 tiến sĩ, trong số này có khoảng 9.500 tiến sĩ đang tham gia nghiên cứu và giảng dạy ở các trường cao đẳng và đại học, phần lớn còn lại làm công tác quản lý, chuyên môn tại các cơ quan, công ty nhà nước. Nhu cầu đào tạo bậc tiến sĩ rất lớn cho công tác nghiên cứu và giảng dạy tại các đại học, số lượng tiến sĩ cần tăng lên .20% tương đương 140.400 tiến sĩ trong thời gian 20 năm tới, nếu như 82% số tiến sĩ này tham gia công tác nghiên cứu và giảng dạy, cũng chỉ đạt 50% lực lượng giảng viên cao đẳng và đại học. Tuy nhiên, cần phải xem xét và chuẩn chỉnh chương trình, nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ trong nước hiện nay. Cần đưa một số lượng lớn nhân lực có khả năng đi đào tạo tiến sĩ ở các nước tiên tiến. Các tổ chức khoa học, hàn lâm trong và ngoài nước có thể giúp chuẩn hóa lại chương trình đào tạo tiến sĩ trong nước. Mục tiêu đào tạo tiến sĩ là để làm công tác nghiên cứu và giảng dạy, chứ không phải tập trung làm quản lý.

Dưới đây là bản tính toán theo mô hình trên

Theo bản Kế hoạch Nguồn Nhân lực dưới được chia thành 3 cột mốc thời gian 2015, 2025 và 2035, ước tính dân số của Việt Nam năm 2035 là 117 triêu người và lực lượng tham gia lao động (18 tuổi đến 60+) là 70.2 triêu người, chiếm 60% dân số. Trong đó tỷ lệ dân số tham gia lao động thì số người có trình độ cao đẳng là 32% và đại học trở lên 22%, mức tăng đáng kể so với cột mốc năm 2015 là 5.6% và 4.3% nhưng tỷ lệ này chỉ ở mức trung bình của một nước phát triển công nghiệp. Do đó, để đào tạo nguồn nhân lực theo mô hình trên, mức đầu tư cho giáo dục và đào tạo từ phía Nhà nước và trong xã hội phải rất lớn và quyết liệt mới có được mức tăng như vậy. Theo tính toán dưới thì mức tăng trung bình/năm ở các bậc: tiến sĩ: 9%; Chuyên môn cao: 9%; Thạc sĩ: 16%; Cử nhân: 7%, Cao Đẳng: 9%;

trường nghề và Trung học chuyên môn: 5%.

Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực

172

Theo Nghị Quyết 14/2005/NG-CP, mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 450 sinh viên CĐ/ĐH trên một vạn dân, sau đó Bộ GD&ĐT điều chỉnh còn 400 SV/10.000 dân. Theo tôi thì cả hai chỉ tiêu trên điều không thực tế so với điều kiện và nhu cầu phát triển với mốc thời gian 2020.

Hiện nay chúng ta mới chỉ đạt khoảng 230 sinh viên/vạn dân.

Theo kế hoạch đề xuất trên thì đến năm 2035, Việt Nam mới đạt được được 400 sinh viên/1 vạn dân, con số này vừa thực tế với khả năng, thời gian thực hiện, hoàn thiện quy trình đổi mới toàn diện giáo dục, và xây dựng chuẩn chất lượng đào tạo.

TÁI CẤU TRÚC MÔ HÌNH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG CÔNG

Theo thống kê thì hiện nay có khoảng 412 trường cao đẳng và đại học đang hoạt động, chưa tính số đang xin phép thành lập hoặc trường đã được cấp phép nhưng chưa hoạt động. Đề xuất tăng lên 480 trường đến 2035, đồng thời có phương án tái cấu trúc đại học công và cho phép tăng số trường ngoài công lập theo mô hình dưới.

Đề xuất nghiên cứu và lập kế hoạch sáp nhập phần lớn các trường công lập chuyên ngành thành trường đa ngành, tập trung nguồn lực và quản lý hiệu quả hơn so với hiện nay. Ước tính có khoảng 320 trường cao đẳng và đại học công đang hoạt động, số không nhỏ hoạt động theo chuyên ngành như luật, y dược, kinh tế - tài chính... Nếu so với chuẩn của đại học lớn ở Mỹ thì phần lớn số trường chuyên ngành chỉ bằng 1 trường (con) hay 1 khoa. Ví dụ đại học UCLA có 11 trường, 109 khoa, 125 ngành học; đại học Texas – Austin có 17 trường, 170 ngành học. Nhưng để thức hiện được mô hình ĐH đa ngành này, cần phải có kế hoạch tái cấu trúc mạnh mẽ và quyết liệt, đồng thời phải xây dựng một không gian và môi trường sống - học tập tốt, thông thoáng, việc di dời số lớn các trường ra khỏi trung tâm hiện nay là điều tất yếu.

Đa số đại học ngoài công lập (NCL) phát triển theo hướng đa ngành và vì không lệ thuộc ngân sách Nhà nước nên các trường NCL phải tự sắp xếp, tính toán hiệu quả để tồn tại và phát triền. Tình hình chung của hệ thống trường NCL non trẻ, sẽ còn rất nhiều thay đổi và điều chỉnh trong thời gian tới, trước khi bước sang chu kỳ tương đối ổn định và phát triển.

Tuy nhiên, lượng trường NCL tăng nhanh là điều tất yếu, không những giải quyết bài toán tài chính công mà là xu thế và hướng phát triển giáo dục tương lai.

Số lượng sinh viên năm 2035 ước tính có khoảng 4.600.000 người (khoảng 400 sinh viên trên một vạn dân), số sinh viên trường công giảm từ 86% xuống 51%, ngược lại trường NCL tăng thị phần từ 14% hiện nay lên 49%. Tuy là giảm tỷ lệ, nhưng hệ thống trường công vẫn có hơn 400.000 sinh viên so với hiện nay, như vậy ngân sách Nhà nước mới có khả năng đầu tư tài chính và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học lâu dài.

Số SV trường công, NCL và các loại trường 2035

Sinh viên trường CL Sinh viên NCL Tổng số SV

ĐH Nghiên cứu 450.000 240.000 690.000

ĐH vùng và 4-năm 1.500.000 1.250.000 2.750.000

Cao đẳng 400.000 760.000 1.160.000

Tổng số 2.350.000 2.250.000 4.600.000

Tỳ lệ 51% 49% 100%

Số lượng sinh viên đại học hiện nay khoảng 2.250.000 sinh viên, với mức tăng trung bình 3.5% năm, sẽ đạt số 4.600.000 sinh viên vào năm 2035. Số sinh viên trường công chiếm

173 51% và NCL 49%.

Tỷ lệ giảng viên/sinh viên sẽ giảm từ 1/28 hiện nay xuống còn 1/20, các đại học nghiên cứu nên giữ tỷ lệ ở khoảng 1/12 – 1/16 là hợp lý. Tỷ lệ này nên hiểu là chỉ áp dụng cho giảng viên chính thức của trường, không tính số thỉnh giảng…

Số giảng viên có học vị Tiến sĩ chiếm 50%, phần còn lại là Thạc sĩ và Chuyên môn cao. Sử dụng lực lượng Nghiên cứu sinh làm công tác trợ giảng ở đại học nghiên cứu... hay giảng dạy ở các trường thấp hơn.

Đề xuất mô hình trên rất đa dạng, phân loại trường khác nhau, đáp ứng nhu cầu ngành nghề, công việc ở từng cấp độ, từ đại học nghiên cứu (ưu tú) đào tạo đến bậc tiến sĩ, đến các trường cao đẳng 2 năm, có lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, theo tinh thần học suốt đời.

Đề xuất tái cấu trúc, tổ chức có thể chia ra thành các nhóm trường như sau:

Nhóm I: Đại học nghiên cứu (15 trường) Đại học nghiên cứu (8 trường) Nhóm II: Đại học (60 trường) Đại học (60 trường) Nhóm III: Đại học 4 năm (40 trường) Đại học 4 năm (65 trường)

Nhóm IV: Đại học 2 năm (80 trường Cao Đẳng) Đại học 2 năm (152 trường Cao Đẳng)

Đại Học Công Đại Học Tư

Mô Hình Tổ Chức Đại Học

Nhóm I: Phân loại 15 đại học công lớn ở các vùng trung tâm như Tp. HCM, Hà Nội và các tỉnh có tiềm năng cho nghiên cứu và 8 đại học ngoài Công lập (NCL), bao gồm các đại học quốc tế hay liên kết, làm nghiên cứu, và cả hai công tác nghiên cứu và giảng dạy. Đại học nghiên cứu không nhất thiết là tất cả các ngành học đều tham gia nghiên cứu mà nên tập trung đầu tư vào lĩnh vực có thế mạnh, ít nhất ở giai đoạn đầu. Ví dụ như ĐH Nha Trang có thể kết hợp với Viện Hải Dương Học nghiên cứu sâu về biển và ngành hải sản, ĐH Cần Thơ đã có lợi thế về nông nghiệp và công nghiệp chế biến...

Đầu tư nâng cấp vài trường đại học trong số này, ngang tầm với khu vực và quốc tế (như Thái Lan hiện nay có 3 trong số 100 trường hàng đầu của châu Á và hai trong số 300 trường trên thế giới). Tuy nhiên cách nhanh và hiệu quả nhất là đầu tư phát triển ngành mũi nhọn, khai thác có lợi thế có sẵn của một số trường đại học nghiên cứu, từ đó sẽ kéo theo và san bằng dần sự khác biệt của các ngành khác cùng trường. Điển hình như ĐH UC Davis (Mỹ) trước kia là một trường thuần túy về nông nghiệp nhưng nay là một trường đa ngành, xếp hạng thứ 39 trong số các trường danh tiếng nhất nước Mỹ.

Nhóm II: 120 đại học công và NCL cấp vùng. Nhiệm vụ chính là giảng dạy các quản lý, công nghệ ứng dụng, khoa học tự nhiên, xã hội, sư phạm, nhân văn, kinh tế... đáp ứng nhu cầu phát triển ngành nghề cấp vùng hay địa phương, hay chuẩn bị cho sinh viên bước học cao hơn. Các trường trong nhóm II chỉ nên đào tạo đến bậc Thạc sĩ, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt mang tính chuyện ngành, có thể đào tạo bậc tiến sĩ.

Nhóm III: 105 đại học công và NCL đào tạo bậc Cử nhân (4 năm) về một hay nhiều lãnh vực: Khoa học xã hội nhân văn, kỹ thuật ứng dụng, sư phạm, kinh doanh... Một số trường có thể kết hợp đào tạo bậc cao đẳng. Đây là loại trường nhỏ nhưng đa dạng và linh động, đáp

Một phần của tài liệu Hội nhập quốc tế trong quá trìnhđổi mới giáo dục đại học Việt Nam (Trang 171 - 180)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(282 trang)