Chương 2 CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
2.1. TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN VÀ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN ĐANG PHÁT TRIỂN
2.1.3. Tại sao lập chính sách về nước là rất khó? Kinh tế và mọi sự liên quan
Nguồn nước được phản ánh thông qua điều kiện khí hậu thủy văn và bản chất của dòng chảy. Nhu cầu dùng nước lại phụ thuộc vào con người và trình độ phát triển xã hội. Quan điểm xã hội về nước cũng thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử và giai đoạn phát triển xã hội. Cuối cùng, các đặc điểm trên dẫn đến sự cần thiết phải nghiên cứu các chính sách quản lý và luật về nước.
(a) Các đặc điểm khí tượng, thủy văn và bản chất của nước
Tính chuyển động: Nước là chất lỏng có xu hướng chảy, bốc hơi và thấm, nó chuyển động theo một chu trình thủy văn. Vì thế xác định, đo lường nó là một vấn đề không đơn giản. Do tính tự nhiên của nó mà các nhà kinh tế cho rằng nước là tài nguyên có chi phí cao, có nghĩa là rất khó để thiết lập và tuân theo quyền sử dụng tài nguyên nước khi dựa vào thị trường hoặc sự trao đổi giữa các ngành kinh tế quốc dân.
Sự không chắc chắn trong cung cấp nước: nguồn cung cấp nước thường xuyên thay đổi và không dự báo được theo thời gian, không gian, về số lượng và chất lượng. Nước ở các vùng thay đổi theo mùa trong năm (cùng với sự thay đổi khí hậu) và theo chu kỳ. Dự báo sự thay đổi khí hậu toàn cầu từ tự nhiên đến con người tăng mối liên hệ về xu thế cung cấp dài hạn. Vấn đề là làm sao con người có thể đọ sức với các hiện tượng tự nhiên đặc biệt là lũ và hạn. Quá nhiều nước hoặc quá ít nước đều gây bất lợi đến xã hội con người. Lũ là thiên tai đòi hỏi chi phí rất cao cho nên Chính phủ phải đứng ra tiến hành các chương trình chống lũ. Trong khi, hạn cũng tác động tiêu cực đến kinh tế, đặc biệt là ảnh hưởng nặng nề đến ngành nông nghiệp.
Khả năng hòa tan: nước là một trong các chất dung môi hoàn hảo, nguồn tài nguyên nước dồi dào tạo ra khả năng hấp thụ chất thải, làm loãng chúng và chuyển chúng đi. Càng ngày, con người càng quan tâm đến chất lượng nước và coi nó quan trọng không kém việc tiêu dùng nước về lượng và lợi ích công cộng do nước đem lại.
Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người tiêu dùng: Nước không bị sử dụng hoàn toàn trong hoạt động sản xuất và tiêu dùng. Sau khi sử dụng, nước nói chung, lại quay trở lại nguồn hoặc sông suối. Ví dụ đối với tưới thì khoảng 50% hoặc hơn sẽ quay về theo hệ thống tiêu trở lại nguồn cấp nước (nước hồi quy). Còn đối với cấp nước sinh hoạt và công nghiệp thì lượng nước quay lại nguồn còn nhiều hơn. Ngoài ra, người sử dụng nước ở hạ lưu bị ảnh hưởng bởi số lượng, chất lượng và thời gian của dòng chảy quay trở lại do người sử dụng ở thượng nguồn. Sự phụ thuộc lẫn nhau này được gọi là tác động bên ngoài (hay ảnh hưởng ngoại lai), thường không được tính đến một cách đầy đủ. Trong trường hợp này chi phí đầy đủ đã không phản ánh hết các quyết định trong hoạt động của cả người tiêu dùng và người sản xuất, kết
quả dẫn đến thiệt hại cho
xã hội.
Tính địa phương: Nguồn cung cấp nước phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và điều kiện khí hậu của từng vùng. Nhu cầu dùng nước thì phụ thuộc và dân số và mức độ phát triển kinh tế. Mối quan hệ thực tế này dẫn đến vấn đề quản lý nước cần chú ý tới tính địa phương và chính sách cần phải phù hợp với điều kiện địa phương.
Kinh tế quy mô lớn: Sở hữu nước, chứa và phân phối nước thuộc kinh tế quy mô lớn. Kinh tế quy mô lớn, khai thác nguồn tài nguyên nước, nguồn tài nguyên thiết yếu đối với đời sống con nggười và các ngành kinh tế, thì không thể độc quyền trong khai thác, phân phối và sử dụng, mà cần phải có sự điều chỉnh và sự quản lý của Nhà nước dựa trên lợi ích của cộng đồng và của toàn xã hội.
Thuộc tính phân biệt của nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm là quan trọng trên thế giới. Tầng ngậm nước được định nghĩa như là một thông tin địa chất , nước chứa trong lỗ rỗng, khoảng rỗng trong đất có thể khai thác sử dụng như một nguồn cung cấp nước.
(b) Nhu cầu dùng nước - Đặc điểm phụ thuộc vào người sử dụng
Con người nhận nhiều loại giá trị và lợi ích từ nước. Đó là: (1) lợi ích hàng hóa, (2) lợi ích tiêu chất thải, (3) lợi ích giải trí, cá nhân và công cộng, (4) bảo tồn hệ sinh thái và các loài sinh vật, (5) giá trị văn hóa xã hội. Ba loại đầu thuộc lĩnh vực kinh tế, bởi chúng có đặc điểm của hàng hóa và liên quan đến vấn đề sử dụng có cạnh tranh và tối đa lợi nhuận. Hai loại cuối thuộc lĩnh vực bảo tồn và duy trì văn hóa được nhìn nhận riêng như những giá trị phi kinh tế.
Đặc điểm kinh tế của nhu cầu dùng nước là thay đổi liên tục từ hàng hóa cạnh tranh đến hàng hóa không cạnh tranh. Một loại hàng hóa hoặc một dịch vụ có thể được coi là cạnh tranh trong tiêu dùng, nếu sự sử dụng của một cá nhân bị ngăn cản bằng sự sử dụng bởi cá nhân hoặc dịch vụ khác. Hàng hóa tiêu dùng cạnh tranh là loại hàng hóa tuân theo sự cung cấp và phân phối bởi thị trường hoặc quá trình kiểu thị trường, và thường được gọi là hàng hóa.
Còn hàng hóa phi cạnh tranh được gọi là hàng hóa công cộng hoặc tập thể.
Hàng hóa công cộng là hàng hóa mà khi tăng thêm một người tiêu dùng, không làm giảm lượng tiêu dùng của người khác, tức là tăng thêm số lượng người tiêu dùng không làm ảnh hưởng tới lượng tiêu dùng của mỗi người.
Đường giao thông, cầu cống, công viên, cây xanh... là những ví dụ về hàng hóa công cộng. Nước sử dụng cho công nghiệp và nông nghiệp là hàng hóa cạnh tranh, trong khi giá trị thẩm mỹ của những dòng sông xinh đẹp thì lại là phi cạnh tranh hay là hàng hóa công cộng.
Sự thay đổi và đặc điểm kinh tế khi sử dụng nước: Loại giá trị thứ nhất là lợi ích từ hàng hóa, xuất phát từ nước uống, sinh hoạt vệ sinh, các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp, công nghiệp và thương mại. Đây là sự sử dụng cạnh tranh và có xu hướng là hàng hóa tư hữu hoặc dịch vụ. Đây là loại lấy nước từ các hệ thống thủy lợi, nước bị lấy đi từ các hệ thống cung cấp nước gọi là hàng hóa tiêu thụ, có nghĩa là nước bị hao phí. Một loại khác cũng sử dụng nước nhưng không cần phải lấy mất đi từ các hệ thống cung cấp nước như là trạm thủy điện, giao thông thủy, gọi là hàng hóa không bị tiêu thụ. Loại giá trị thứ hai là lợi ích lấy từ chất thải, nước sẽ vận chuyển các chất thải để làm loãng chúng, đưa và xử lý theo ý muốn và quay trở lại sẽ trở nên giá trị công cộng hoặc giá trị tập thể. Loại thứ ba là lợi ích giải trí cá nhân, thủy sản và động vật hoang dã. Người dân ở các nước phát triển chọn loại lợi ích này.
Còn ở các nước đang phát triển thì việc dùng nước cho các mục tiêu này ngày càng tăng.
Nước là hàng hóa có giá trị thấp: Giá trị kinh tế của nước có xu hướng tương đối thấp. Vốn và chi phí năng lượng cho giao thông thủy, trữ nước có xu hướng tương đối cao.
Thay đổi nhu cầu: Nhu cầu nông nghiệp dao động do nhiệt độ, mưa ở các mùa trong năm. Nước sinh hoạt công nghiệp thay đổi theo ngày, tuần, mùa.
Cả việc trữ nước, vận chuyển nước và cả thể chế về quản lý cần phải được chuẩn bị để thỏa mãn điểm nhu cầu cao nhất trong thời kỳ có nhu cầu dùng nước cao.
(c) Quan điểm xã hội đối với tài nguyên nước
Mâu thuẫn văn hóa xã hội: Bởi vì nước cần thiết cho sự sống, và bởi nước sạch và vệ sinh cần thiết cho sức khỏe và sự sống, nên cơ chế phân phối nước theo thị trường thường khó được chấp nhận. Theo một trong số các nguyên tắc của Dublin thì con người có quyền được sử dụng nước sạch và vệ sinh với một cái giá mà họ có thể trả được.
Hơn nữa quan điểm đó cho rằng nước có giá trị xã hội văn hóa đặc biệt và không nên coi là hàng hóa kinh tế.
(d) Chính sách và luật về nước: các vấn đề có liên quan là:
Chi phí giao dịch và sự khan hiếm nước
Thị trường chung của tài nguyên nước
Chính sách quản lý nước
Luật về nước