Chương 2 CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
2.2. CHẤT LƯỢNG NƯỚC, LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI
Nguồn nước sạch đầy đủ là sự cần thiết cơ bản đối với sức khỏe con người và hệ sinh thái, đối với thực phẩm, dịch vụ... Các chỉ số về chất lượng nước thường phản ánh gián tiếp thu nhập hay tổng sản lượng nội địa. Chỉ số về sự nghèo nàn của con người HPI-I (Human Poverty index - HPI-I), chỉ số này không đánh giá về điều kiện của nước mà đánh giá chất lượng sống của con người, nó phản ánh sức
khỏe, kinh tế... Các chỉ số liên quan đến nước là các chỉ số về nguồn nước sẵn có, quyền sử dụng nước sạch và vệ sinh an toàn, nước sinh hoạt, chi phí và giá nước, hệ thống thủy lợi làm thay đổi khí hậu... ở đây sẽ tập trung vào các chỉ số về chất lượng con người và hệ sinh thái.
Một trong các chỉ số phản ánh đến lượng nước cho con người là chỉ số sức khỏe do tổ chức sức khỏe thế giới đưa ra bao gồm: sức khỏe tốt được đo bởi tuổi thọ, phân bố sức khỏe tốt được đo bởi chỉ số phần trăm sống của trẻ sơ sinh, chỉ số về hệ thống chăm sóc sức khỏe và sự phân bố hệ thống sức khỏe, chỉ số về tài chính dành cho sức khỏe được thể hiện qua tỉ số giữa sự tiêu dùng cho sức khỏe và thu nhập của họ.
Sau đây sẽ giới thiệu một số các chỉ số được sử dụng trên thế giới (Gleick et.
al., 2002):
Chỉ số dùng nước uống và dịch vụ vệ sinh do tổ chức sức khỏe thế giới đưa ra.
Chỉ số cạnh tranh nước do chuyên gia nguồn nước Thuỵ Điển Falkenmark đưa ra. Chỉ số được đo dựa vào tổng lượng nước có trong quốc gia là hàm số của tổng dân số nước này, nó thể hiện có bao nhiêu người được cung cấp nước tự nhiên trong vùng.
Chỉ số về sự cần nước tối thiểu của con người cho uống, nấu ăn, tắm và vệ sinh là 50 lít một người một ngày. Theo con số thống kê năm 1990 thì có gần 1 tỷ người trên thế giới không có đủ nước dùng có nghĩa là lượng nước dùng của họ ít hơn 50 lít/ngày.
Chỉ số phát triển con người bao gồm: tuổi thọ, tri thức, và tiêu chuẩn sống. Đó là sự tổng hợp của các điều kiện như là tuổi thọ, số người biết đọc biết viết, số người đến trường, và tổng sản lượng nội địa GDP. Chỉ số này không có thành phần của nước nhưng nó liên quan đến nước ví dụ như tuổi thọ liên quan đến chất lượng của hệ sinh thái.
Chỉ số nghèo nàn về nước: phản ánh nguồn nước sẵn có và mức độ được sử dụng nước của con người.
Tóm lại, các chỉ số trên phản ánh mối quan hệ giữa chất lượng nước và con người. Chúng giúp mọi người tăng sự nhận thức của cộng đồng về giá trị của nước, cơ sở để phát triển chính sách về nước... Các chỉ số liên quan về nước cần phải được nghiên cứu và phát triển hơn nữa.
2.2.2. Lợi ích kinh tế nước và phúc lợi xã hội của nước 1. Lợi ích kinh tế nước
Nước là lợi ích kinh tế và xã hội được thể hiện thông qua giá trị của nước ở các ngành sử dụng nước khác nhau. Sau đây sẽ trình bày sự phân tích giá trị của nước qua mối quan hệ giữa chi phí cấp nước và chi phí cơ hội của hai ngành cung cấp cho đô thị và ngành cung cấp nước tưới.
a. Mối quan hệ giữa chi phí cấp nước và chi phí cơ hội của ngành cấp nước cho đô thị
Cấp nước cho đô thị thường có khối lượng cấp nhỏ nhưng giá trị cao, trên thế giới giá nước trung bình từ 10 đến 100 US cents tức là khoảng 1500 VNĐ đến 15000 VNĐ/1m3 nước (Briscoe, 1997). Chi phí cấp nước phải gánh chịu bao gồm chi phí vốn đầu tư, vận hành và bảo dưỡng và các loại chi phí khác của cả hệ thống, là tương đối cao, trong khi đó chi phí cơ hội chỉ phải chịu các chi phí khác như là kết quả của việc sử dụng nước thì tương đối thấp. Trong quản lý kinh tế của ngành cung cấp nước thì chi phí cấp nước tương quan với chi phí cơ hội (hình 2.1).
Hình 2.1 chỉ ra rằng người sử dụng nước phải trả phí nước bằng giá cận biên tại vị trí IV. Nhưng trong thực tế ở các nước đang phát triển thì giá nước không cao như vậy. Như vậy trong ngành cấp nước sinh hoạt để tính giá nước phải dự định hai vấn đề như sau:
- Tập trung và tính giá nước
- Tăng giá nước từ mức II lên đến mức thứ III
A: B: C: D:
IV:
III:
II:
I:
phÝ kinh tÕ Toàn bộ chi
Chi phÝ cÊp n−íc
Chi phí cơ hội
Sử dụng n−ớc sinh hoạt trong
các n−ớc quốc gia
đang phát triển
Hình 2.1. Chi phí cấp nước, chi phí cơ hội và giá nước cho cấp nước đô thị
b. Mối quan hệ giữa chi phí cấp nước và chi phí cơ hội của ngành cấp nước tưới Trong các nước đang phát triển thì đến 90% các dự án tưới của ngân hàng thế giới là cho lúa gạo. Đặc điểm của tưới là khối lượng cung cấp nước là lớn nhưng thủy lợi phí thì thấp, thường là ít hơn 150 VNĐ/1m3 nước đối với lúa, còn đối với rau và cây ăn quả thì khoảng 800 VNĐ đến 2200 VNĐ/1m3 (Briscoe, 1997). Thủy lợi phí thường là thấp nhưng khi cạnh tranh với các ngành sử dụng nước đô thị thì chi phí cơ hội sẽ rất cao. Ở lưu vực Limari Chi Lê, thủy lợi phí khoảng 0,5 US cents/1m3 trong khi giá nước là 5 US cents/1m3. Ở California thì thủy lợi phí khoảng 0,4 US cents/1m3 trong khi giá nước bán ra là 12 US cents/1m3 (Briscoe, J., 1997).
IV:
III:
II:
I:
A: B: C: D:
N−íc t−íi trong quèc gia
Toàn bộ chi phÝ kinh tÕ
Chi phí cơ hội
Chi phÝ cÊp n−íc
Hình 2.2. Thủy lợi phí, chi phí cơ hội và giá nước cho cấp nước tưới
Để quan điểm nước là lợi ích kinh tế thì thử thách lớn đối với ngành tưới là phải làm cho người nông dân nhận biết chi phí cơ hội, hay giá trị của nước là cao hơn rất nhiều thủy lợi phí mà họ đang phải trả, đồng thời thủy lợi phí sẽ đang tăng dần lên giá trị sử dụng của chúng. Hình 2.2 chỉ mối quan hệ giữa chi phí cấp nước tưới và chi phí cơ hội trong quản lý tưới. Như vậy trong ngành tưới nước cần tập trung vào chi phí cơ hội chứ không phải là chi phí cấp nước tưới nữa. Kinh nghiệm các nước cho thấy, biện pháp đảm bảo nguồn tài nguyên nước khan hiếm là phải tuyên truyền đến người sử dụng nước làm cho họ hiểu rõ quyền lợi trong việc sở hữu tài nguyên nước.
c. Quản lý tài nguyên nước là lợi ích xã hội và phúc lợi kinh tế
Quản lý nước là lợi ích xã hội: Nước cần cho sự sống, vì vậy người dân sống trong vùng được cung cấp nước phải được đảm bảo lượng nước tối thiểu để sinh sống.
Nước cần thiết cho hệ sinh thái. Hệ sinh thái tự nhiên phải được bảo đảm một lượng nước theo nhu cầu.
Nước cần phải bảo đảm cho người sử dụng với chi phí thấp hơn đối với khu vực có mức sống thấp. Trợ cấp là cần thiết và cần được thực hiện hợp lý đối với một nhóm người đặc biệt hoặc cho một loại hình công nghiệp nào đó. Ví dụ trợ cấp một số lượng nước tối thiểu để đảm bảo nhu cầu dùng nước cho người dân thuộc diện quá nghèo.
Kinh tế trong quản lý nước: Nước và dịch vụ nước phải được cung cấp một cách công bằng và hợp lý. Nước và dịch vụ nước không thể miễn phí, còn việc trợ giá nước cần phải nghiên cứu kỹ càng. Giá nước cần phải khuyến khích việc sử dụng nước có hiệu quả.
Khi giá nước tăng thì đồng nghĩa với việc cải thiện dịch vụ cấp nước. Kinh nghiệm cho thấy người sử dụng nước thường sẵn sàng trả phí nước cao hơn khi có sự cải thiện dịch vụ cấp nước, thể hiện bằng sự tham gia đóng góp của họ để nâng cao dịch vụ cấp nước.
Trợ cấp (nếu cần thiết) phải hợp lý về kinh tế và xã hội. Trợ giá nước chỉ cho những người có thu nhập thấp.
Khi các công trình cấp nước được tư nhân hóa, phải chứng tỏ vốn đầu
tư các công trình xây mới không nhiều hơn vốn bỏ ra để nâng cấp công trình có sẵn.
2. Nước là phúc lợi xã hội
Nước là phúc lợi xã hội, đây là một khái niệm có ý nghĩa lớn. Thật vậy, ví dụ như biết đọc biết viết là một lợi ích của xã hội, nó không chỉ là lợi ích của mỗi cá nhân mà còn nâng cao văn hóa của xã hội. Cung cấp nước sạch cho con người, đó là phúc lợi xã hội, không những cá nhân được hưởng lợi mà nó còn có ý nghĩa nâng cao chất lượng sống của xã hội. Cải thiện chất lượng nước có nghĩa là nâng cao chất lượng nước phục vụ mọi người và cùng nhau chia sẻ nước trong một hệ thống cấp nước. Như vậy, nước mang tính hàng hóa xã hội và có đặc tính là nếu cấp nước nhiều hơn cho một người thì phải giảm bớt lượng nước cấp cho người khác cùng dùng chung hệ thống cấp nước đó.
Sử dụng nước sạch là cơ sở và điều kiện tồn tại, để giảm sự lan truyền của các bệnh truyền nhiễm cho con người. Thựt tế, cấp nước bằng đường ống là một trong những dịch vụ để phát triển cộng đồng thậm chí cần được thực hiện trước cả việc cấp điện, vệ sinh và các dịch vụ khác. Để đảm bảo cho người dân nhận được nước đầy đủ như là một hàng hóa xã hội thì cần phải có các chương trình hành động của nhà nước nhằm hoàn thiện thị trường tự do không có lợi nhuận để cung
cấp loại hàng hóa này. Ví dụ chất lượng nước tác động lên y tế cộng đồng cả thời gian ngắn hạn và dài hạn. Như vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng nước và sức sản xuất trong xã hội, có thể sẽ làm giảm lợi nhuận của người bán nước. Vậy hoàn thiện thị trường tự do sẽ không khuyến khích những nhà cấp nước, không nâng cao chất lượng nước, cũng như hiệu quả sử dụng nước.