VÀ CÁC THÀNH PHỐ LỚN CỦA CHÂU Á
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Tình hình chính trị xã hội khu vực Nam Á không ổn định.
quốc gia ở 2 bức ảnh trên trong khu vực?(Nêpan ở dãy Himalaya, Xrilanca quốc đảo).
* Nội dung hai bức ảnh:
Tiện nghi sinh hoạt, nhà ở đường xá xây dựng nghèo, thô sơ.
Diện tích canh tác nhỏ, hình thức lao động đơn giản, trình độ sản xuất nhỏ.
? Hoạt động kinh tế nào phổ biến?
Nông nghiệp lạc hậu.
? Dựa vào bảng 11.2, chia lớp 3 nhóm: nhận xét về tỉ trọng từng ngành trong cơ cấu GDP?
N1: Nông – lâm – thủy sản.
N2: Công nghiệp – xây dựng.
N3: Dịch vụ
? Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ?
? Sự chuyển dịch cơ cấu đó phản ánh xu hướng phát triển kinh tế như thế nào?
Giảm giá trị tương đối NN tăng giá trị CN và dịch vụ.
? Nền CN có những thành tựu lớn như thế nào?
(Các ngành CN đòi hỏi công nghệ cao, tinh vi chính xác như điện tử, máy tính. …)
? Nông nghiệp có sự thay đổi thế nào?
- Hs tìm hiểu trả lời, thảo luận và cử đại diện trình bày.
- GV: nhận xét và kết luận
- Các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển chủ yếu sản xuất nông nghiệp.
- Trong đó Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất, có xu hướng chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế: giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ.
+ Công nghiệp: đa dạng về cơ cấu; giá trị sản lượng CN đứng thứ 10 thế giới.
+ Nông nghiệp: phát triển với
“cách mạng xanh” và “cách mạng trắng”; giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm.
+ Dịch vụ: phát triển chiếm 48%GDP.
4. Củng cố
- Giải thích tại sao khu vực Nam á lại có sự phân bố dân cư không đồng đều?
- Các ngành CN, NN, dịch vụ phát triển như thế nào?
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và làm bài tập đầy đủ, chú ý bài tập 1 Sgk/40.
Xem lại các bài đã học từ đầu năm học. Đọc và tìm hiểu kỹ bài trước ở nhà.
V. RÚT KINH NGHIỆM
- Thời gian: ...
- Nội dung: ...
...
- Phương pháp: ...
...
Ngày soạn: 16/11/2014 Ngày dạy:
Tiết 15: ÔN TẬP HỌC KỲ I I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng:
1. Về kiến thức:
- Củng cố thêm phần kiến thức cơ bản từ bài 1 đến bài 11.
- Nắm vững kiến thức trọng tâm của chương trình để bước vào kì thi HKI đạt kết quả tốt nhất.
2. Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, đọc bản đồ.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề.
- KNS: phân tích, tổng hợp, làm chủ bản thân, giao tiếp.
3. Về thái độ:
- Ý thức tự giác trong học tập, ôn tập để kiểm tra học kì.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS
1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên châu Á và các khu vực châu Á.
2. Học sinh: bài học, sgk, vở ghi, vở bài tập.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Khai thác kiến thức từ bản đồ, đàm thoại, thuyết giảng tích cực, hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Ổn định lớp:
- SS: 8B ...
2. Kiểm tra bài cũ:
? Đặc điểm dân cư khu vực Nam Á?
- Nam Á là một trong những khu vực đông dân của châu Á.
- Khu vực Nam Á có mật độ dân số cao nhất trong các khu vực châu Á.
- Dân cư phân bố không đồng đều.
- Dân cư tập trung các vùng đồng bằng và khu vực có mưa.
- Dân cư chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
? Đặc điểm kinh tế, xã hội Nam Á có gì nổi bật?
- Tình hình chính trị xã hội khu vực Nam Á không ổn định.
- Các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển chủ yếu sản xuất NN.
- Trong đó Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất, có xu hướng chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế: giảm tỉ trọng NN, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ.
3. Bài mới
Hoạt động của GV – HS Nội dung chính
Hoạt động 1: Hệ thống các kiến thức lý thuyết đã học
- Gv: Y/c Hs nhắc lại các đơn vị kiến thức đã học từ đầu học kì?
?Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý, kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của nó đối với khí hậu?
? Biểu hiện chứng tỏ KH châu Á phân hóa rất đa dạng?