Kể từ Đại hội VI của Đảng năm 1986, công cuộc đổi mới kinh tế
đ−ợc coi là trọng tâm và có thuận lợi lớn ở chỗ lực l−ợng đổi mới chính là nhân dân; có chính sách đổi mới đúng là nhân dân hăng hái thực hiện, có khi
đạt thành quả v−ợt cả dự tính. Tuy vậy, cũng phải trải qua 3 - 4 năm sau, đến 1989 - 1990, mới có bước tiến đáng gọi là đột phá về đổi mới kinh tế. Trái lại, công cuộc cải cách hành chính, do bản thân cơ quan và cán bộ hành chính phải tự cải cách mình, nên không có thuận lợi ấy, do đó diễn ra chậm trễ hơn.
Đại hội VII của Đảng năm 1997 khi nói về cải cách bộ máy nhà n−ớc
đã xác định “trọng tâm cải cách nhằm vào hệ thống hành chính3”. Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII năm 1994 lần đầu tiên nêu rõ nhiệm vụ
“xây dựng nhà n−ớc pháp quyền Việt nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” và đề ra yêu cầu “xúc tiến cải cách hành chính; đổi mới và tăng cường hệ thống hành pháp cả về tổ chức, cán bộ, cơ chế hoạt động4”.
Từ đó nhiệm vụ “cải cách hành chính” đ−ợc nhấn mạnh, đòi hỏi phải tìm hiểu, xác định khái niệm "nền hành chính" (hoặc "nền hành pháp"), vạch ra mục tiêu và yêu cầu cải cách, nội dung các công việc cải cách, khâu đột phá, lực l−ợng và ph−ơng pháp tiến hành cải cách hành chính.
Nhìn lại quá trình nhận thức và xúc tiến công cuộc cải cách hành chính trong thêi gian ®Çu, cã thÓ rót ra mÊy nhËn xÐt:
• Nhận thức đ−ợc mối quan hệ chặt chẽ giữa cải cách hành chính với cải cách lập pháp và cải cách t− pháp, đặc biệt là giữa cải
3Chiến l−ợc ổn định và phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2000.- NXB Sự thật, Hà nội, 1981, tr. 43
4Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII, tr,56,58.
cách hành chính với đổi mới hệ thống chính trị, trước hết là đổi mới Đảng. Tuy nhiên, trong thời gian đầu này, nội dung cải cách lập pháp, cải cách t− pháp, cũng nh− nội dung đổi mới hệ thống chính trị ch−a đ−ợc xác định cụ thể, nên thiếu sự kết hợp với cải cách hành chính. Riêng về đổi mới Đảng, cách đặt vấn đề cũng không nhất quán qua các kỳ đại hội Đảng (Đại hội VI năm 1986
đề ra “đổi mới Đảng”, Đại hội VII năm 1991: “đổi mới và chỉnh
đốn Đảng”, Đại hội VIII năm 1996: “xây dựng Đảng”, Đại hội IX năm 2001: “xây dựng, chỉnh đốn Đảng”).
• Ch−a nhận thức rõ đặc tr−ng của nền kinh tế mới (Hội nghị TW khoá VI năm 1989 xác định là “nền kinh tế có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội”; đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII năm 1994 điều chỉnh là “nền kinh tế kế hoạch hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN”; đến
Đại hội IX năm 2001 mới xác định là nền kinh tế thị trường định h−ớng XHCN, nh−ng ch−a phải mọi tính chất của nền kinh tế mới đã đ−ợc làm sáng tỏ); chậm xác định chức năng mới của nhà nước phù hợp với nền kinh tế mới; do đó chưa thấy được đầy đủ mối quan hệ và ch−a kết hợp tốt giữa đổi mới kinh tế với cải cách hành chính.
Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII năm 1994, chức năng quản lý kinh tế-xã hội của nhà nước được xác định là:
"định hướng và chỉ đạo sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế - xã hội, tạo môi trường kinh tế và khuôn khổ pháp lý cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát huy mặt tích cực, ngăn ngừa và khống chế những hoạt
động tự phát, tiêu cực, khắc phục những khiếm khuyết vốn có của cơ
chế thị tr−ờng, làm cho thị tr−ờng thực sự trở thành công cụ quan trọng trong việc phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân, bảo đảm quan hệ tích luỹ tiêu dùng,
điều tiết lợi ích giữa các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân c−, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh hơn, ổn định và vững chắc hơn, công bằng xã hội nhiều hơn". Quan niệm nh− vậy về chức năng quản lý kinh tế- xã hội của nhà nước đã có nét mới và đã chỉ đạo công cuộc cải cách hành chính trong nhiều năm, cả cho đến nay; những năm gần đây quan niệm ấy có đ−ợc điều chỉnh và bổ sung thêm, song từ quan niệm đến thực tế luôn có khoảng cách, cái mới khó thực hiện và cái cũ còn dai dẳng.
.Về nội dung cải cách hành chính, đã thấy đ−ợc 3 bộ phận: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy, cải cách đội ngũ công chức, song yêu cầu và nội dung cải cách đối với từng bộ phận thì
ch−a nhận thức và xác định đ−ợc rõ ràng.
. Chuyên gia quốc tế, theo kinh nghiệm cải cách hành chính ở nhiều nước trên thế giới, đã khuyến nghị chúng ta đề ra nội dung cải cách thứ t−, là cải cách tài chính công. Chúng ta quan niệm đó là một phần của việc đổi mới chính sách tài khoá, thuộc về đổi mới kinh tế. Tuy nhiên, do mối quan hệ chặt chẽ giữa đổi mới kinh tế và cải cách hành chính, nên “Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà n−ớc giai đoạn 2001 - 2010",
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 9 năm 2001, đã đưa cải cách tài chính công thành một nội dung của cải cách hành chÝnh.
. Khâu đột phá trong thời gian đầu này đ−ợc xác định là cải cách các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp và
đến người dân (loại bỏ cái không cần và đơn giản hoá cái cần).
. Khâu đột phá lúc đó đ−ợc quan niệm là khâu "đột vào thì phá
ra", làm bộc lộ những sai sót về thể chế, về tổ chức, về cán bộ
để đ−a công cuộc cải cách hành chính đi vào chiều sâu.
. Chống tham nhũng ngày càng trở thành vấn đề quan trọng, bức xúc và cơ bản, song quốc nạn ấy, sau hàng chục năm đấu tranh,
đến nay vẫn ch−a giảm bớt. Trong nghị quyết Đại hội VI năm 1986 của Đảng, chống tham nhũng đ−ợc đặt ở phần xây dựng
Đảng, là một trong nhiều việc đ−ợc đ−a ra trong mục "nâng cao chất l−ợng Đảng viên, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực".
Trong nghị quyết Đại hội VII năm 1991, chống tham nhũng
được đặt thành một điểm ở mục cải cách nhà nước, cải cách hành chính, với ph−ơng h−ớng cơ bản là “xây dựng và hoàn chỉnh bộ máy, cơ chế quản lý và pháp luật; xử lý nghiêm minh những điều vi phạm, đồng thời tăng cường giáo dục tư tưởng, quản lý chặt chẽ nội bộ". Trong nghị quyết Đại hội VIII năm 1986 và nghị quyết Đại hội IX năm 2001, chống tham nhũng
đ−ợc đặt thành một mục khá dài (chứ không phải chỉ là một
điểm), ở phần cải cách nhà n−ớc, cải cách hành chính với các giải pháp khá chi tiết.
Đại hội IX của Đảng năm 2001 đánh giá rằng: "Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên là rất ngiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta".
Nhìn lại quá trình cải cách hành chính đến trước Đại hội IX năm 2001, có thể ghi nhận một bước biến đổi về thể chế và thủ tục hành chính tạo môi
trường pháp lý thuận lợi cho công cuộc đổi mới kinh tế- xã hội; song về tổ chức bộ máy hành chính và đội ngũ cán bộ công chức thì sự chuyển biến rất kém, nhất là trong quan hệ với doanh nghiệp và nhân dân. Những cải cách thực sự về hành chính chủ yếu được tạo ra từ những tác động của những bước tiến về đổi mới kinh tế. Cải cách hành chính vẫn ở thế bị động, lúc tiến, lúc thoái; bộ máy hành chính ch−a thật sự thúc đẩy đổi mới kinh tế, mà nhiều khi còn là lực cản. Nghị quyết Đại hội VII năm 1991 nhận định rằng: "Tóm lại, khuyết điểm lớn nhất là đến nay ch−a thực hiện đ−ợc cuộc cải cách cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước như Đại hội VI đã đề ra". Năm năm sau, Nghị quyết
Đại hội VIII năm 1996 đánh giá rằng: "Quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội còn yếu. Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách ch−a đồng bộ và nhất quán, thực hiện ch−a nghiêm… Bộ máy Đảng, Nhà n−ớc, Đoàn thể ch−a đ−ợc sắp xếp lại, tinh giản và nâng cao chất l−ợng, còn nhiều biểu hiện quan liêu, vi phạm nghiêm trọng quyền dân chủ của nhân dân”.
Trong gần 3 năm từ sau Đại hội IX đến nay, công cuộc cải cách hành chính có tích cực hơn với một số nét mới:
1. Tiến hành đồng bộ hơn, cả về chiều ngang (các bộ phận công việc cải cách) và chiều dọc (từ cấp trung ương đến cấp cơ sở xã, phường; thời gian trước cải cách chủ yếu diễn ra ở cấp trung ương, rồi đến cấp tỉnh thành, chỉ chừng nào ở cấp huyện, quận và càng rất ít ở cấp xã, ph−ờng).
Trong khi tiến hành cải cách hành chính đồng bộ nh− vậy, tập trung cố gắng cải cách hệ thống thể chế, chống quay lại thể chế và cách làm cũ.
2. Thấy thấm thía hơn tình trạng yếu kém, thiếu hiệu quả và hiệu lực của sự chỉ đạo, điều hành hệ thống hành chính, sự lơi lỏng và coi thường kỷ luật hành chính và phép nước. Do đó, trong vài năm gần đây, đã đẩy mạnh việc
đổi mới và tăng cường chỉ đạo, điều hành, nêu cao và đòi hỏi nghiêm ngặt về kỷ cương, phép nước, coi đó là một khâu quyết định của cải cách hành chÝnh.
3. Đặt cải cách hành chính là một trong 3 khâu đột phá để thực hiện chiến l−ợc phát triển kinh tế, xã hội 10 năm 2001 - 2010. (đ−ợc thông qua tại Đại héi IX n¨m 2001).
Theo tinh thần đó, Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai
đoạn 2001 – 2010 đã đ−ợc xây dựng và đang triển khai thực hiện.
Chương trình đó đã nêu ra 5 bài học chính như sau:
. Cải cách hành chính là nhiệm vụ rộng lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, phải đ−ợc tiến hành đồng bộ trong tổng thể đổi mới hệ thống chính trị, gắn
với xây dựng và chỉnh đốn Đảng, gắn với cải cách bộ máy nhà nước nói chung;
. Kết hợp chặt chẽ cải cách hành chính với cải cách kinh tế trong từng b−ớc
đi và trong từng lĩnh vực, trên từng điạ bàn, tạo ra sự ăn khớp và thúc đẩy lẫn nhau giữa cải cách hành chính và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế;
.Cải cách hành chính là công việc nhạy cảm, khó khăn, đòi hỏi các cơ quan chỉ đạo có quan điểm, nguyên tắc nhất quán, có chương trình hành động thiết thực trong từng thời gian; sự lãnh đạo, chỉ đạo cuộc cải cách phải tập trung, thống nhất với quyết tâm và ý chí mạnh mẽ;
. Cải cách hành chính phải được triển khai đồng bộ từ trên xuống, từ dưới lên, coi trọng, khuyến khích những sáng kiến, thử nghiệm của địa phương và cơ sở, xác định đ−ợc khâu đột phá trong từng giai đoạn, tìm ra đ−ợc động lực cụ thể thúc đẩy các hoạt động cải cách;
. Cải cách hành chính phải xuất phát từ thực tiễn Việt Nam với đặc điểm truyền thống, bản sắc Việt Nam; đồng thời tham khảo, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm của các nước về hoạt động quản lý để vận dụng thích hợp.
Những bài học đúng và tốt trên đây tuy đã đ−ợc nêu từng nội dung trong thời gian trước, song đến cuối năm 2001 mới được tổng hợp đầy đủ trong một văn kiện chính thức. Nếu việc này đ−ợc thực hiện sớm hơn và những bài học đ−ợc quán triệt trong hoạt động thực tế thì kết quả cải cách
đã khá hơn nhiều.
4. Cùng với việc tập trung vào cải cách thể chế, đã coi trọng triển khai mấy loại việc nh− sau:
.Thúc đẩy dân chủ ở cơ sở, đ−a cải cách hành chính vào sâu ở cấp xã, ph−ờng, thị trấn.
. Thực hiện công khai, minh bạch chính sách, luật pháp và hoạt động của các cấp chính quyền, nhất là về tài chính, từ cấp cơ cở.
. Bắt đầu xem xét nghiêm túc vai trò của các tổ chức phi chính phủ, mối quan hệ đối tác giữa các tổ chức ấy với cơ quan hành chính.
. Tiếp tục hoàn thiện thủ tục "một cửa" trong việc cơ quan hành chính tiếp xúc và giải quyết công việc của doanh nghiệp và nhân dân. Coi trọng cải cách dịch vụ hành chính công và dịch vụ công.
. Thúc đẩy xã hội hoá (cả điều kiện vật chất, kinh phí hoạt động và quan hệ của gia đình, xã hội với các tổ chức dịch vụ công trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao.
Vài năm gần đây, công cuộc cải cách hành chính tiến triển khá hơn trước, song vẫn chưa đi kịp yêu cầu, chưa đáp ứng được đòi hỏi của công cuộc đổi mới kinh tế- xã hội và nguyện vọng của nhân dân.
Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã đánh giá: "Cải cách hành chính tiến hành chậm, thiếu kiên quyết, hiệu quả thấp. Tổ chức bộ máy nhà n−ớc cồng kềnh, trùng lặp chức năng với nhiều tầng lớp trung gian và những thủ tục hành chính phiền hà, không ít trường hợp trên và dưới, trung ương và địa phương hành động không thống nhất, gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội và làm giảm động lực phát triển." Những mặt yếu kém đó cho đến nay vẫn ch−a đ−ợc khắc phục.
Tóm lại, trong công cuộc cải cách hành chính, chúng ta có liên tục cố gắng và đạt đ−ợc một số kết quả, gần đây có khá hơn, song đến nay vẫn ch−a thực sự tạo đ−ợc chuyển biến có ý nghĩa đột phá. Có lẽ kết quả quý nhất là một số kinh nghiệm và bài học cho những năm sắp tới.