Trong công cuộc cải cách hành chính của chúng ta, hệ thống thể chế bao gồm:
+ Các thể chế nhà n−ớc về kinh tế;
+ Các thể chế nhà n−ớc về xã hội;
+ Các thể chế nhà n−ớc về bản thân nền hành chính.
(Theo nghĩa rộng, hệ thống thể chế của một quốc gia còn bao quát hơn nhiều, trong các thể chế nhà n−ớc còn có thể chế văn hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại..., và ngoài các thể chế nhà nước còn có thể chế xã hội, phi chính phủ. Thuật ngữ "thể chế" đ−ợc hiểu là các chính sách, chế độ, thủ tục...
hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động của nền hành chính, dưới hình thức luật, sắc lệnh, nghị định, nghị quyết, chỉ thị, thông t−...)
Nội dung thể chế nhà nước về kinh tế và xã hội đã được trình bày trong các chương trước, có phân tích mặt được, mặt chưa được, và đề ra kiến nghị về giải pháp cho thời gian tới.
Phần thể chế nhà n−ớc về bản thân nền hành chính sẽ đ−ợc trình bày trong mục tiếp theo về tổ chức bộ máy hành chính.
ở đây chỉ chọn lựa và nhấn mạnh mấy điểm cần đổi mới về phương pháp xây dựng và thực hiện thể chế:
1. Cần có một chương trình hợp lý, thoả đáng về nghiên cứu, soạn thảo, ban hành và thực hiện hệ thống thể chế, với một tầm nhìn đủ xa để đạt đ−ợc
điều đã ghi trong nghị quyết Đại hội IX của Đảng năm 2001: "Trong 5 năm tới hình thành tương đối đồng bộ cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường định h−ớng xã hôị chủ nghĩa"5
Muốn nh− vậy, phải xác định và theo đúng tiêu chí để sắp xếp trình tự soạn thảo, bàn định và ban hành thể chế.
Tiêu chí đó là: nhu cầu của nhân dân, của đất nước, của nền kinh tế, của việc thực hiện các cam kết quốc tế, cũng tức là tính chất bức xúc và quan trọng nhiều ít của mỗi thể chế.
5 văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX .- Hà nội, NXB Chính trị quốc gia, 2001,
tr. 101.
2. Cần đảm bảo tính thống nhất, nhất quán của hệ thống thể chế, bảo đảm các thể chế tương hợp với nhau, hài hoà với nhau, ủng hộ lẫn nhau, hiệp đồng cùng nhau tác động để tăng thêm hiệu quả của từng thể chế và cả hệ thống thể chÕ.
Một lần nữa, lại thấy nổi bật đòi hỏi phải kiên trì quan điểm, phương hướng đổi mới và phát triển, không do dự, ngập ngừng, nước đôi, thiếu dứt khoát, và phải thấu suốt quan điểm hệ thống, nhìn toàn cục, tổng thể, không phiến diện, thiên lệch.
Cải cách hệ thống thể chế phải làm cho trong nội dung thể chế không lẫn lộn cái mới cái cũ, chỗ tiến chỗ lùi, không có sự tiền hậu bất nhất (tr−ớc sau trái nhau) trong một thể chế hoặc mâu thuẫn giữa thể chế này với thể chế khác.
3. Cần bảo đảm không phân tán tràn lan quyền ban hành thể chế, theo ngôn ngữ pháp lý là quyền lập quy, còn quyền lập pháp thì đã rõ là tập trung ở Quốc hội, và Quốc hội uỷ quyền cho Uỷ ban th−ờng vụ Quốc hội một phần quyền lập pháp, tức là quyền ban hành pháp lệnh, song xu h−ớng tiến tới là giảm thiểu pháp lệnh; những vấn đề đ−ợc điều chỉnh bằng nghị định của Chính phủ khi đã đủ điều kiện thì nên nâng lên thành luật của Quốc hội.
Hiện nay, quyền lập quy đang quá phân tán, những quyết định, chỉ thị, thông t−... của bộ và tỉnh, thành phố có tính pháp quy (bắt buộc cho mọi người) còn quá nhiều, nội dung có khi trái với luật hoặc nghị định. Theo ý kiến của doanh nghiệp và của nhân dân, chính các văn bản đó của bộ và tỉnh, thành phố mới có tác dụng trực tiếp chi phối công việc sản xuất, kinh doanh và đời sống; các văn bản của Quốc hội và Chính phủ, kể cả những quy định đủ rõ để thi hành ngay cũng chưa thể đi vào cuộc sống, vì các địa phương, cơ sở và nhân dân còn chờ văn bản h−ớng dẫn của bộ hoặc tỉnh, thành phố.
Tình hình sai trái nh− vậy cần sớm chấm dứt.
4. Cần thực sự xuất phát từ thực tế cuộc sống ở n−ớc ta, điều tra khảo sát kỹ l−ỡng, lắng nghe nguyện vọng và tìm hiểu sáng kiến của nhân dân, tiếp thu có chọn lọc kiến thức và kinh nghiệm quốc tế, nghiêm chỉnh lấy ý kiến của những ng−ời bị điều tiết bởi văn bản pháp luật hoặc pháp quy đang soạn thảo.
Cách thức trên đây đã đ−ợc chính thức hoá thành quy trình, thủ tục, rất quen thuộc với chúng ta, đ−ợc thực hiện trong mọi tr−ờng hợp soạn thảo thể chế (cũng nh− trong việc lập và thực hiện các đề án, các dự án), với mức tổn phí khá cao về công sức, thời gian và kinh phí. Nhiều khi, mất đi thực chất, chỉ còn hình thức bên ngoài. Vì vậy trong khi thực hiện, cần làm thiết thực, không làm lấy lệ.
5. Cần đổi mới tổ chức và phương pháp nghiên cứu, soạn thảo, ban hành và thực hiện thể chế, tức là đổi mới việc chuẩn bị quyết định, ra quyết định và tổ chức thi hành quyết định.
ở đây, khuyết điểm nặng là rất chậm trễ, chậm đến hàng năm, mất thời gian tính. Đã chậm trễ, lại không bảo đảm có đ−ợc những thể chế đúng đắn, có chất l−ợng cao, chủ yếu do không sát dân, không sát thực tế, không quán triệt t− duy mới, rất kém phối hợp giữa các lực l−ợng có liên quan, thiếu sự công tâm toàn cục, nhiều tính toán về địa vị, quyền lực, lợi ích, danh tiếng cục bộ và cá nhân, ch−a phát huy đ−ợc trí tuệ tập thể.
Không thể đặt thành nguyên tắc rằng thể chế thuộc trách nhiệm quản lý hành chính của bộ nào thì giao cho bộ ấy soạn thảo. Trong nhiều tr−ờng hợp, cách làm ấy dẫn đến sự lệch lạc một chiều, sự cố thủ cái cũ, có phần do nhận thức, có phần do lợi ích cục bộ. Cần coi trọng việc lập những nhóm chuyên gia chuyên ngành để giao soạn thảo những thể chế lớn.
Việc thực hiện thể chế có tầm quan trọng không kém việc soạn thảo và ban hành thể chế. Cách tổ chức thực hiện của chúng ta, theo nếp đã quen từ nhiều thập kỷ, bao gồm học tập quán triệt thể chế (khá nặng nề và tốn kém), phân công thực hiện theo chức năng vốn đã đ−ợc xác định của từng ngành, từng cấp (khiến cho việc nhắc lại sự phân công là không cần thiết), và đôn
đốc, nhắc nhở định kỳ kiểm điểm gửi báo cáo lên cho cấp trên (việc này là bổn phận đương nhiên của cấp dưới). Đó là cách tổ chức thực hiện đã quá cũ, kém hiệu quả và không còn cả ý nghĩa.
Tổ chức thực hiện quyết định đã thành một công nghệ hiện đại, vận dụng nhiều công cụ khoa học, hơn thế nữa, đó là một nghệ thuật hiện đại. Chúng ta cần học tập, sớm chiếm lĩnh đ−ợc công nghệ và nghệ thuật hiện đại này.
Năm điểm vừa trình bày tóm tắt trên đây là cả một cuộc cải cách, không dễ dàng, nhưng chúng ta phải tiến hành khẩn trương và đạt kết quả tốt.