Định h−ớng tiếp tục phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 61 - 64)

Để thị tr−ờng khoa học và công nghệ có thể phát triển nhanh thì điều quan trọng đầu tiên là phải hoàn thiện môi tr−ờng pháp lý và hệ thống chính sách có liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho thị tr−ờng này vận hành. Việc hoàn thiện này cần đ−ợc tiến hành theo hai h−ớng là ban hành những văn bản mới và sửa đổi, bổ sung các văn bản đã ban hành.

Các văn bản mới chủ yếu liên quan đến các hoạt động mua, bán, góp vốn bằng sản phẩm khoa học, công nghệ. Việc sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành chủ yếu liên quan đến việc tuân thủ các nguyên tắc của cơ chế thị trường trong các hoạt động khoa học, công nghệ.

Trong hệ thống các văn bản pháp luật, pháp quy liên quan đến thị trường khoa học và công nghệ thì các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là nội dung cốt lõi; do vậy cần nhanh chóng tổ chức nghiên cứu để xây dựng và ban hành Luật về sở hữu trí tuệ; trong đó những quy định về quyền sở hữu trí tuệ và việc phân bổ lợi ích đối với hàng hoá khoa học, công nghệ, về mua bán, chuyển giao công nghệ, chuyển giao tri thức, về hình thành tổ chức quản lý nhà nước đối với quyền sở hữu trí tuệ, về nâng cao năng lực của toà án trong giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ... cần đ−ợc quy định cụ thể, rõ ràng. Ngoài ra Luật về sở hữu trí tuệ của n−ớc ta phải phù hợp với thông lệ quốc tế và phải bảo đảm thực hiện có kết quả các cam kết quốc tế của nước ta trong lĩnh vực này.

Tạo lập môi tr−ờng kinh doanh có tính cạnh tranh cao nhằm tăng cầu

đối với hàng hoá khoa học, công nghệ là vấn đề cực kỳ quan trọng. Muốn vậy, cần bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp; xoá bỏ bao cấp đối với doanh nghiệp nhà nước, xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, xoá bỏ độc quyền doanh nghiệp hoặc độc quyền nhóm doanh nghiệp; thực hiện nghiêm túc nguyên tắc các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường.

Song song với việc nêu trên, Nhà n−ớc cần có các chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp một cách có thời hạn, có điều kiện, nhất là các doanh nghiệp có triển vọng phát triển, trong ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, trong đổi mới công nghệ, nhằm tăng cầu về hàng hoá khoa học, công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và của cả

nÒn kinh tÕ.

Để giải phóng sức sáng tạo, nâng cao chất l−ợng, hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ nhằm tăng cung trên thị tr−ờng khoa học và công nghệ, cần tạo môi trường bình đẳng cho mọi tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và xoá bỏ bao cấp, xây dựng chính sách đãi ngộ thoả

đáng theo kết quả nghiên cứu, sáng tạo, tạo không khí dân chủ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Tháo gỡ các trói buộc có tính chất hành chính trong quản lý hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển các tổ chức khoa học và công nghệ nghiên cứu ứng dụng sang chế độ tự chủ, tự trang trải kinh phí, hoạt động dưới áp lực cạnh tranh của cơ chế thị tr−ờng. Việc tháo gỡ những trói buộc hành chính có thể tiến hành nhanh, nh−ng do hoạt động khoa học, công nghệ có tính đặc thù nên việc chuyển đổi các tổ chức khoa học, công nghệ cần đ−ợc tiến hành theo một lộ trình đ−ợc thiết kế một cách khoa học, có căn cứ thực tiễn, đồng bộ với những cải cách khác... để một mặt có thể đẩy nhanh tốc độ thực hiện, mặt khác tránh tạo ra những rối loạn không cần thiết dẫn đến việc thực hiện nửa vêi.

Để xây dựng lộ trình chuyển đổi, trước hết cần phân loại các tổ chức khoa học và công nghệ do Nhà n−ớc thành lập. Có thể phân ra: các tổ chức phục vụ trực tiếp công tác quản lý của Nhà n−ớc, thí dụ nh− các viện nghiên cứu chiến l−ợc, viện nghiên cứu chính sách; các tổ chức nghiên cứu cơ bản và các tổ chức nghiên cứu ứng dụng. Hai loại đầu hiện có trong hầu hết các Bộ và một số địa phương với số lượng không nhiều. Xét theo tính chất hoạt động các tổ chức loại này hầu nh− không thể chuyển đổi hoàn toàn sang chế độ tự trang trải kinh phí. Với những tổ chức này, Nhà n−ớc cần có chính sách đầu t− hợp lý, nhất là đầu t− vào phát triển một số ngành công nghệ cao, vào một số trường, viện trọng điểm về khoa học, công nghệ... để từng bước nâng cao năng lực sáng tao công nghệ ở nước ta. Loại thứ ba có số lượng tương đối lớn, hoàn toàn có thể chuyển đổi đ−ợc.

Nhà n−ớc cần có chính sách tạo thuận lợi cho việc phát triển hệ thống dịch vụ thông tin, môi giới sản phẩm khoa học, công nghệ, tổ chức các hội chợ

không chỉ nhằm mục tiêu giới thiệu mà quan trọng hơn là để mua bán trao đổi các sản phẩm khoa học, công nghệ; khuyến khích đa dạng hoá các kênh đầu t−, thành lập quỹ đầu t− mạo hiểm cho hoạt động khoa học, công nghệ; hỗ trợ về hạ tầng cơ sở cho phát triển khoa học, công nghệ; đổi mới cơ chế cấp phát tài chính và quản lý chi tiêu đối với các tổ chức nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước; đổi mới chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực khoa học, công nghệ...

6-KÕt luËn

Về phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường

định hướng XHCN ở nước ta, ở thời điểm cuối năm 2003, có thể rút ra một số nhận định sau đây:

- Phát triển đồng bộ các loại thị trường để phát huy tác động của từng loại thị trường trong tổng thể nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Việc bàn luận về hình thành và phát triển các loại thị tr−ờng một cách tách bạch như chúng ta đề cập dưới dạng thị trường này hay thị trường khác là

để có một cách tiếp cận phân tích, giúp làm rõ đặc điểm của từng loại thị trường, tạo cơ sở đi đến cách tiếp cận tổng hợp toàn bộ nền kinh tế. Trong thực tế, không thể tách bạch nh− vậy. Các thị tr−ờng chúng ta xem xét là những bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị tr−ờng; giữa thị tr−ờng này với thị tr−ờng khác thật sự rất khó tách bạch. Chẳng hạn, việc mua một ngôi nhà theo ph−ơng thức thanh toán qua ngân hàng, có sử dụng dịch vụ vay tín dụng của ngân hàng (nh− một số giao dịch lớn qua Trung tâm địa ốc ACB, có vay tín dụng của Ngân hàng ACB) thì thuộc vào thị trường bất động sản hay thị tr−ờng tài chính?

Các thị tr−ờng bộ phận chỉ có thể phát huy hết tính năng của mình trong tổng thể nền kinh tế thị tr−ờng. Mặt khác, khi các thị tr−ờng bộ phận phát triển

đồng bộ thì nền kinh tế thị trường sẽ phát huy được hết tác động theo nguyên tắc tính trồi hệ thống. Nguồn lực lúc này không chỉ đ−ợc sử dụng trong từng thị trường bộ phận (đất đai được phân bổ đến những chủ thể sử dụng hiệu quả

hơn trong thị trường bất động sản), mà còn luân chuyển một cách hiệu quả

giữa các thị tr−ờng bộ phận với nhau (nguồn tài chính khi không phát huy hiệu quả cao trong thị tr−ờng tài chính, ví dụ, thị tr−ờng chứng khoán, sẽ chuyển qua đầu t− vào thị tr−ờng hiệu quả hơn, chẳng hạn nh− đầu t− vào thị tr−ờng bất động sản và ng−ợc lại).

- Phát triển đồng bộ các loại thị trường là một quá trình thử nghiệm, rút kinh nghiệm để làm tiếp

Để hình thành và phát triển thị tr−ờng hàng hoá, có thể cần ít thời gian hơn, có thể phải trả chi phí học hỏi ít, có thể mất mát ít. Nh−ng đối với những thị trường đòi hỏi cao về trình độ và liên quan đến nhiều vấn đề nhậy cảm như

thị trường bất động sản, thị trường lao động thì việc hình thành và phát triển nó đòi hỏi nhiều thời gian hơn, chi phí có thể cao hơn và không loại trừ có

những mất mát ban đầu. Tuy nhiên, không thể có những thành công hiển nhiên, cũng không thể có những bài học mà không phải trả chi phí (thời gian, sức lực, tiền của). Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở n−ớc ta, xây dựng các loại thị tr−ờng trong nền kinh tế này là nhiệm vụ hoàn toàn mới mẻ; vì vậy việc học hỏi, thử nghiệm, vấp váp, rút kinh nghiệm để tiếp tục làm là tất yếu.

- Phải dứt khoát hơn, tích cực hơn, đạt hiệu quả nhanh và bền vững hơn trong việc thực hiện nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng về hình thành và phát triển các loại thị tr−ờng.

Về công cuộc rất quan trọng này, Nghị quyết Đại hội IX có hai đoạn nổi bất, đ−ợc in bằng chữ nghiêng, tức là đ−ợc gạch d−ới cho đậm nét. Đó là:

Đoạn thứ nhất: “Thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng b−ớc hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt quan tâm các loại thị tr−ờng quan trọng nh−ng hiện ch−a có hoặc còn sơ khai nh−: thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ” (Văn kiện Đại hội IX, trang 100).

Đoạn thứ hai: “Trong 5 năm tới hình thành tương đối đồng bộ cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục những yếu kém, tháo gỡ những v−ớng mắc” (Văn kiện Đại hội IX, trang 101).

Từ Đại hội lần thứ IX của Đảng, gần 3 năm đã trôi qua. Thực tế cuộc sống và đòi hỏi của nhân dân cho thấy việc thực hiện những chủ trương đã đề ra trong 2 đoạn vừa trích dẫn là chậm trễ, ngập ngừng. Đây chính là nhận định quan trọng nhất, bao trùm nhất.

Phải kiên quyết khắc phục sự chậm trễ, ngập ngừng, thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại thị trường, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để thực hiện dân giầu, n−ớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

ch−ơng III

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên cơ sở phát huy nội lực và chủ động hội nhập

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)