Quá trình hình thành và phát triển t− duy về công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 64 - 72)

Theo quan điểm chính thống, công nghiệp hoá (CNH) là quá trình vận động của một nền kinh tế từ nền kinh tế nông nghiệp dựa trên nền tảng kỹ thuật thủ công, mang tính hiện vật, tự cấp tự túc, thành một nền kinh tế công nghiệp.

Quá trình CNH nh− vậy bao gồm cả việc phát triển một nền sản xuất công nghiệp quy mô lớn, xây dựng văn minh công nghiệp, và phát triển thể chế của nền kinh tế. Quá trình CNH có những đặc tr−ng sau. Thứ nhất, tỷ trọng ngành công nghiệp trong tổng sản phẩm xã hội ngày càng tăng. Thứ hai, tỷ trọng lao

động tham gia ngành công nghiệp cũng ngày càng tăng lên. Cùng với đó là thu nhập bình quân đầu người tăng. Một đặc trưng khác của quá trình CNH

được Kuznets (1966) gọi là “tăng trưởng kinh tế hiện đại”; đó là những thay

đổi liên tục về phương thức sản xuất, cho ra những sản phẩm mới, tăng tỷ lệ dân cư sống ở thành thị, thay đổi tương đối về tỷ trọng giữa tích luỹ tư bản và tiêu dùng, v.v...”

Khái niệm CNH, hiện đại hoá (HĐH) đ−ợc hình thành có tính đến bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay với hai đặc tr−ng nổi bật: (i) toàn cầu hoá kinh tế; và (ii) sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ. Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành trung −ơng khoá VII của Đảng đã khẳng

định: “công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính, sang sử dụng một cách phổ biến sức lao

động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”.

Thực tế cho thấy, không có một công thức CNH chung cho tất cả các n−ớc.

CNH và HĐH vốn là hai quá trình nối tiếp, đan xen nhau. Các n−ớc phát triển hiện nay đã có thời kỳ CNH khá lâu trước khi bước vào HĐH và quá trình HĐH liên tục diễn ra. CNH, HĐH trong thời đại ngày nay là quá trình cải biến một xã hội cổ truyền thành một xã hội hiện đại, có trình độ văn minh cao hơn, thể hiện không chỉ ở trình độ khoa học và công nghệ hiện đại, tiên tiến, có nền kinh tế phát triển cao, xã hội đ−ợc tổ chức khoa học và hợp lý, mà còn ở đời sống chính trị, văn hoá, tinh thần của xã hội, và ở sự phát triển con ng−ời.

Đối với Việt Nam, CNH đ−ợc đề cập đến ngay từ những năm đầu hoà bình lập lại ở Miền Bắc. Đại hội lần thứ III Đảng Lao động Việt nam (tháng 9 năm 1960) lần đầu tiên đã đặt ra một đường lối phát triển kinh tế lâu dài cho miền Bắc là “ Xây dựng một nền kinh tế XHCN cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, −u tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông

nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến n−ớc ta từ n−ớc nông nghiệp lạc hậu thành một nước có công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại”. Trong báo cáo về kế hoạch 5 năm 1961 - 1965 tại Đại hội III, và không lâu sau đó, tại hội nghi 5 Trung −ơng khoá III, Đảng ta đã nhấn mạnh nông nghiệp phải là cơ

sở để phát triên công nghiệp. Thông báo về hội nghị toàn thể lần thứ 5 của Trung −ơng khoá III nêu rõ: ” Hôi nghị Trung −ơng đã đề ra nhiệm vụ và ph−ơng h−ớng chung phát triển nông nghiệp trong 5 năm sắp tới, nhằm đẩy mạnh nông nghiệp tiến tới một cách nhanh mạnh, làm cho công nghiệp trở thành cơ sở vững chắc để phát triển công nghiệp. Nghị quyết 7 Trung −ơng khoá III họp từ 26 tháng 3 đến 16 tháng 4 năm 1962 đã xác định cụ thể hơn: “ Nếu công nghiệp - tr−ớc hết là công nghiệp nặng là nền tảng của nền kinh tế quốc dân thì nông nghiệp là cơ sở để phát triển công nghiệp”. Nghị quyết 8 Trung −ơng khoá III tháng 4 năm 1963 một lần nữa khẳng định: ” Phải ra sức phát triển nông nghiệp là cơ sở thuận lợi để phát triển công nghiệp”.

Chiến l−ợc −u tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ tiếp tục đ−ợc khẳng định tại Đại hội IV năm 1976. Đây là đại hội sau chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh thống nhất đất nước, là “chất men say” để những người cộng sản tin tưởng và hình dung về một n−ớc Việt nam CNH sau khoảng 20 năm. Tại Đại hội, quan hệ công - nông nghiệp, đ−ờng lối kinh tế đ−ợc chính thức điều chỉnh là: “ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”

Từ Đại hội III đến trước Đại hộ VII, Đảng ta mới chỉ nói đến CNH mà chưa

đề cập đến HĐH. Tại Đại hội VII, trong cương lĩnh bắt đầu nêu ý: Công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại”. Đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII, tháng 1 năm 1994, Đảng ta mới quyết định rõ chủ trương “ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” và giải thích nội dung chủ trương này.

Những điều kiện chính trị - xã hội và tự nhiên không thuận lợi cùng với sự nóng vội trong cải tạo XHCN, sự cắt giảm nguồn viện trợ n−ớc ngoài và sai lầm tổ chức thực hiện đường lối phát triển kinh tế, CNH đất nước đã gây ra những khó khăn khá trầm trọng trong những năm tiếp theo. Những khó khăn này đã dẫn đến một sự đổi mới về t− duy CNH. Năm 1982, Đại hội V của

Đảng đã xác định mặt trận hàng đầu trong phát triển kinh tế ở nước ta là nông

nghiệp. Nh−ng các ngành công nghiệp nặng quan trọng vẫn tiếp tục đ−ợc xây dùng.

Tuy nhiên, những cải cách nửa vời cùng với những khó khăn của toàn bộ hệ thống XHCN đã khiến tình hình kinh tế xã hội và đời sống nhân dân không những không được ổn định, cải thiện, mà còn trở nên khó khăn hơn. Trước thực tế này, Đại hội VI năm 1986 của Đảng đã đánh giá nghiêm túc và thẳng thắn những sai lầm, khuyết điểm trong hoạt động của Đảng và Nhà nước trực tiếp liên quan đến đường lối CNH, Nghị quyết Đại hội VI kiểm điểm 5 năm 1976-1980 và 5 năm 1981-1985, tiếp đó vạch rõ: “nông nghiệp ch−a thật sự

đ−ợc coi là mặt trận hàng đầu, không đ−ợc bảo đảm những điều kiện cần thiết để phát triển, nhất là vật t−, tiền vốn và các chính sách khuyến khích.

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, kể cả tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, vẫn bị coi nhẹ về tổ chức, đầu t−, chính sách. Công nghiệp nặng không phục vụ kịp thời nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Một khuyết điểm lớn là đã hầu nh− không sắp xếp lại các cơ sở sản xuất để khắc phục sự chồng chéo, bất hợp lý, không tập trung đ−ợc nguồn năng l−ợng, nguyên liệu, vật t−

có hạn vào những cơ sở trọng điểm nhằm khai thác tốt nhất năng lực sản xuất hiện có. Mặt khác, trong xây dựng cơ bản, tuy đã đình, hoãn một số công trình tương đối lớn, tập trung hơn cho các trọng điểm, nhưng về căn bản, vẫn chưa

điều chỉnh hợp lý, không kiên quyết đình, hoãn những công trình ch−a thật cấp bách và kém hiệu quả, còn ham xây dựng nhiều công trình quy mô lớn.

Khối l−ợng xây dựng dở dang quá nhiều, khiến cho vốn bị đọng quá lâu”. Đại hội tiếp tục khẳng định vai trò hàng đầu của mặt trận nông nghiệp trong việc phát triển kinh tế và tạo tiền đề triển khai và đẩy mạnh CNH. Những nhu cầu của ng−ời dân đ−ợc quan tâm hơn qua 3 ch−ơng trình kinh tế lớn là ch−ơng trình l−ơng thực, thực phẩm, ch−ơng trình hàng tiêu dùng và ch−ơng trình hàng xuất khẩu.

Những t− duy mới và quyết liệt hơn về vai trò của nông nghiệp trong quá trình phát triển và tạo tiền đề cho CNH đã giúp Việt nam có đ−ợc cơ sở vững chắc v−ợt qua khủng hoảng xảy ra cùng với sự sụp đổ của hệ thống XHCN cuối những năm 1980. Đại hội VII của Đảng năm 1991 tiếp tục khẳng định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, đề cao vai trò của nông nghiệp và phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

Đường lối phát triển của Đại hội Đảng lần thứ VI và VII đã được chứng minh là đúng đắn bằng những thành tựu đ−ợc ghi nhận trong ổn định kinh tế - xã

hội, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, và giữ vững an ninh chính trị, ổn định xã hội. Do đó, Đại hội VIII của Đảng diễn ra trong bối cảnh thuận lợi hơn nhiều so với những Đại hội trước đó. Trên nền tảng những thành tựu đã đạt được, Đại hội đã nhận định rằng nước ta đã cơ bản hoàn thành việc chuẩn bị tiền đề cho CNH. Đại hội cũng đã xác định, nước ta đã chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh CNH đất nước để về cơ bản trở thành một n−ớc công nghiệp sau 25 năm, vào năm 2020. T− duy về CNH một lần nữa đ−ợc đổi mới bằng việc xác định nội dung cơ bản đầu tiên của CNH, HĐH đất nước là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; CNH, HHĐ gắn với cải cách, mở cửa nền kinh tế; CNH, HĐH dựa trên nội lực kết hợp với ngoại lực, phù hợp với xu h−ớng toàn cầu hoá về kinh tế, cũng nh− sự phát triển nh− vũ bão của khoa học, công nghệ, và hội nhập kinh tế kinh tế quốc tế, khu vực trở thành tất yếu và ngày càng sâu sắc.

Đại hội IX của Đảng đã khẳng định những thành tựu đạt đ−ợc trong những năm đổi mới, đồng thời tái khẳng định đường lối đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Mục tiêu đ−ợc xác định là đến năm 2010 đ−a nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển để về cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020.

Nh− vậy, có thể thấy t− duy về CNH, HĐH đã đ−ợc xác định, điều chỉnh và hoàn thiện dần qua các kỳ đại hội phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước và bối cảnh quốc tế, khu vực trong từng thời kỳ.

Ưu tiên công nghiệp nặng là khuynh h−ớng xuyên suốt trong t− duy CNH trong thời kỳ 1960-1980. Điều này bắt nguồn từ bản thân hệ t− t−ởng chính thống về chủ nghĩa cộng sản (Kornai, 1993) và từ hậu quả của chiến tranh lạnh khiến phân công lao động và liên kết kinh tế giữa các nước XHCN lúc đó chỉ giới hạn trong khuôn khổ Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). Kinh tế chính trị Marxist có sự −u tiên đặc biệt đối với sản phẩm khu vực I (các t− liệu sản xuất) so với các sản phẩm khu vực II (các t− liệu tiêu dùng). Ưu tiên công nghiệp nặng cũng phù hợp với t− duy phát triển khi đó của hệ thống XHCN, bởi hầu hết các n−ớc tiến hành xây dựng CNXH là các n−ớc nghèo. Hứa hẹn lớn nhất của các n−ớc khi xây dựng CNXH là họ sẽ nhanh chóng xoá bỏ tình trạng lạc hậu và đuổi kịp các n−ớc phát triển. Niềm tin này dựa vào tính −u

việt của CNXH và đ−ợc thực hiện thông qua −u tiên công nghiệp nặng, theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung.

Thực tế cho thấy, giai đoạn đầu thực hiện chiến l−ợc phát triển −u tiên công nghiệp nặng đã đem lại những bước nhảy vọt của công nghiệp Việt nam. Với sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, nền tảng công nghiệp được xây dựng bằng việc hình thành các ngành công nghiệp cơ bản, nh− luyện kim,

điện lực, khai khoáng, cơ khí chế tạo, đóng tàu, phân bón và hoá chất, vật liệu xây dựng... Kết quả của giai đoạn chú trọng phát triển công nghiệp nặng là đã

hình thành một nền công nghiệp dàn trải trên mọi ngành, phát triển công nghiệp thay thế nhập khẩu bằng mọi giá, thiếu đồng bộ về công nghệ do phụ thuộc vào sự trợ giúp của các nước XHCN lúc đó và không có điều kiện để mở rộng quan hệ kinh tế với thị tr−ờng ngoài khối SEV.

Khuynh hướng ưu tiên công nghiệp nặng đã được xem xét lại vào những năm cuối thập kỷ 70. Sự trì trệ của hệ thống XHCN với những hiện t−ợng nh− “đói

đầu tư”, “bành trướng theo chiều rộng” (Kornai, 1993) đòi hỏi phải xem xét lại chiến l−ợc CNH. Trong thời kỳ này, sự phát triển công nghiệp nặng ở Việt nam có những b−ớc thụt lùi. Sau chiến tranh, hệ thống cơ sở công nghiệp ở miền Bắc bị chiến tranh tàn phá nặng nề. ở miền Nam, hầu nh− không có các cơ sở công nghiệp nặng; trong khi công nghiệp nhẹ đ−ợc phát triển theo h−ớng h−ớng phục vụ chiến tranh nên cơ cấu rất thiên lệch. Do vậy, Đảng và Nhà nước đã thừa nhận những “sáng kiến phá rào” bắt đầu từ nhân dân và cơ sở, tiến hành những cải cách vi mô đầu tiên nh− “khoán sản phẩm” trong nông nghiệp, “kế hoạch ba” trong công nghiệp.

Thực tế nói trên đã dẫn đến sự đổi mới t− duy và chuyển đổi thực tế về chiến l−ợc phát triển. Đại hội V năm 1982 của Đảng đã hình thành 2 điểm quan trọng trong t− duy về phát triển kinh tế. Thứ nhất, xác định rõ thời kỳ quá độ lên CNXH phải trải qua giai đoạn phát triển một nền nông nghiệp thịnh v−ợng làm cơ sở cho CNH. Muốn vậy, đ−ơng nhiên phải tập trung chuyển các nguồn

đầu t− sang lĩnh vực nông nghiệp; đồng thời phát triển hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu; và kết quả đi liền với đó tất yếu sẽ là sự lành mạnh hoá và ổn định những cân đối kinh tế vĩ mô. Thứ hai, xác định rõ 3 loại lợi ích trong xã hội và khẳng định các loại lợi ích này đều chính đáng và phải đ−ợc tôn trọng. Các loại lợi ích trong xã hội bao gồm: lợi ích nhà n−ớc - lợi ích tập thể - lợi ích gia

đình/cá nhân. Quan điểm này đồng nghĩa với việc các quyết sách kinh tế phải

kết hợp một cách hài hoà các lợi ích nêu trên, tránh tình trạng “thắt l−ng buộc bụng” phát triển công nghiệp nặng và hy sinh tiêu dùng cá nhân để đầu t−.

Có thể thấy tác động của chính sách công nghiệp trong từng giai đoạn phát triển gắn liền với đường lối CNH đối với sự phát triển của lĩnh vực công nghiệp trong bảng 1 dưới đây. Điều đáng ngạc nhiên là trong các giai đoạn mà nông nghiệp được coi là “mặt trận hàng đầu”, tốc độ tăng trưởng công nghiệp

đạt mức khá cao so với thời kỳ công nghiệp đ−ợc −u tiên nh− thời kỳ 1976- 1980. Điều này nói lên mức độ tương tác giữa nông nghiệp và công nghiệp của Việt nam. Nhìn vào cơ cấu phát triển của ngành công nghiệp cũng có thể rút ra một số kết luận. Thứ nhất, các cơ sở công nghiệp quốc doanh trung

ương ngày càng chiếm ưu thế so với công nghiệp địa phương. Thứ hai, khu vực kinh tế t− nhân chiếm −u thế trong lĩnh vực công nghiệp quy mô nhỏ có tốc độ tăng trưởng ngày càng cao hơn. Thứ ba, tốc độ tăng trưởng hàng tiêu dùng ngày càng cao hơn tốc độ tăng trưởng tư liệu sản xuất. Điều này phản

ánh thực tế là công nghiệp đã dần chú trọng đến việc thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của ng−ời dân.

Bảng 1. Tăng trởng sản lợng công nghiệp: tỷ lệ tăng trởng hàng năm (%)

1976-80 1980-85 1985-89 1989-93 1993-

02

Toàn bộ 0,6 10,0 6,6 10,6 13,9

Quèc doanh -1,5 6,8 6,9 12,8 12,4

Trong đó: Trung −ơng -3,5 4,7 7,6 16,9 11,8 Địa ph−ơng 2,9 11,1 5,8 3,9 12,2

CN quy mô nhỏ 3,9 14,9 6,2a 6,2 13,1

Trong đó: Tập thể 11,0 20,5 -5,9 -25,1 2,8c Cá thể -6,8 6,1 18,7 15,8 7,6c T− liệu sản xuất (nhóm

A)

1,1 6,4 5,8b Na Na

Hàng tiêu dùng (nhóm B)

-0,6 11,2 7,0b Na Na

Nguồn: TCTK, trích có bổ sung bảng 5,7, Adam Fforde và Stefan de Vylder (1997)

Ghi chú: a) Từ năm 1986 trở đi đ−ợc gọi là “ngoài quốc doanh”

b) Nguồn khác

c) Tính bình quân với số liệu đến năm 2000

Trên cơ sở những thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội đã đạt đ−ợc, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và những bài học về những sai lầm, khuyết

điểm trong thực tế hành động, Đảng và Nhà nước ta đã đặt lại vấn đề tiếp tục thực hiện mục tiêu CNH, HĐH với những đổi mới cả về mô hình lẫn cơ chế và chủ thể CNH, HĐH.

Là một n−ớc đang phát triển, thuộc nhóm n−ớc nghèo nhất thế giới với 76%

dân số sống ở nông thôn nên CNH, HĐH bắt đầu từ nông nghiệp và nông thôn

được coi là mô hình và bước đi đúng đắn để có thể nhanh chóng đạt được mục tiêu cơ bản CNH, HĐH vào năm 2020. Quá trình CNH, HĐH ở n−ớc ta hiện nay diễn ra khi thế giới đã có nhiều nước CNH, HĐH đi trước và toàn cầu hoá

về kinh tế là một xu thế tất yếu của thời đại. Do vậy, CNH, HĐH ở Việt nam không thể tiến hành một cách tuần tự, CNH rồi mới HĐH mà phải biết kết hợp giữa tuần tự rút ngắn với đi tắt, đón đầu; CNH bao hàm những nội dung của HĐH, gắn liền với HĐH, với mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế.

Xét trên giác độ chủ thể tiến hành CNH, t− duy về CNH, HĐH cũng đã có sự

đổi mới quan trọng. Trước Đại hội VI chỉ có Nhà nước, DNNN, HTX mới là những chủ thể đích thực của quá trình CNH, HĐH đất nước. Nhưng từ năm 1986 đến nay, đồng thời với việc thực hiện đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần, không chỉ nhà n−ớc, DNNN, HTX, mà toàn dân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả các chủ thể kinh tế có vốn

đầu tư nước ngoài đều được tham gia CNH, HĐH đất nước. Mọi người dân vừa được động viên tham gia vừa là người hưởng lợi của sự nghiệp CNH, H§H.

Cơ chế thực hiện CNH, HĐH cũng đã có sự thay đổi về cơ bản. Nếu như trước

đây, CNH, HĐH đ−ợc thực hiện bằng cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, khép kín trong khuôn khổ nền kinh tế quốc dân và sự hợp tác có nhiều hạn chế trong khuôn khổ SEV, thì sau đó, đặc biệt là từ Đại hội IX đã dựa theo cơ chế mở của thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở trong cả nước và với thị tr−ờng thế giới và khu vực.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)