Xây dựng đội ngũ công chức

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 147 - 150)

Công việc này từ nhiều năm nay đã đ−ợc tiến hành với quy mô ngày càng lớn, tổ chức ngày càng chặt chẽ và hình thức ngày càng đa dạng. Vậy từ khi cải cách hành chính đến nay, công việc này đã có gì mới và hiện nay chúng ta

đang đứng trước những vấn đề gì?

5.1.1. Đổi mới công tác quản lý công chức

- Từ trong kháng chiến chống Pháp và rõ rệt trong kháng chiến chống Mỹ, việc xác định chức danh công chức đã đ−ợc nhận thức là rất quan trọng, rất cơ bản, và có những thời kỳ đã đ−ợc tiến hành ráo riết. Nói vắn tắt, xác

định chức danh công chức là định rõ lẽ tồn tại, những công việc và yêu cầu về hiệu quả công việc của từng ng−ời công chức.

Phải nói rằng trong cải cách hành chính, việc xác định chức danh từng công chức và xử lý các vấn đề mà việc đó đặt ra đã tiến hành không mạnh mẽ, và không phổ biến bằng một vài thời kỳ tr−ớc đây.

Thật ra, đã từ lâu, trong từng cơ quan hành chính cũng nh− từng doanh nghiệp, thủ trưởng và các bạn đồng nghiệp hoàn toàn biết rõ ai là thừa, ai làm việc không có hiệu quả, thậm chí là nhân tố gây tiêu cực. Song cho đến nay, chính ngay trong quá trình cải cách hành chính, chúng ta vì nhiều lẽ, vẫn bất lực vì không giải quyết đ−ợc vấn đề này, tình hình không đ−ợc cải thiện mà còn có phần nặng nề hơn so với tr−ớc.

- Chế độ công chức hiện nay là chế độ "trong biên chế nhà nước", với những sự "bảo đảm suốt đời", tạo ra tâm lý cố tìm cách vào biên chế nhà nước và vào đ−ợc rồi thì cố bám chắc chỗ của mình trong biên chế.

Đã từ lâu, có ý kiến chuyển chế độ biên chế sang chế độ hợp đồng, tiến bộ hơn nhiều và vẫn bảo đảm mọi quyền lợi chính đáng của người công chức, song đến nay, điều đó chưa được thực hiện ở nước ta. Người làm hợp đồng trong cơ quan nhà n−ớc đ−ợc coi là có một vị trí thấp kém và thua thiệt hơn người trong biên chế, vì vậy mọi người làm hợp đồng đều mong muốn và cố gắng v−ơn lên thành ng−ời trong biên chế.

- Chế độ tuyển dụng công chức bằng cách thi tuyển là một bước tiến bộ

đặt ra những vấn đề gắn liền với việc đào tạo, bồi d−ỡng công chức.

5.1.2. Đào tạo, bồi d−ỡng công chức

Những cố gắng liên tục về đào tạo và bồi d−ỡng công chức, chính quy và không chính quy, mở trường, lớp tập trung và giúp đỡ từng người công chức tự học, đào tạo trong nước và cử người đi học ở nước ngoài, đương nhiên phải mang lại những kết quả, tính ra rõ rệt thì bằng số l−ợng công chức đã đ−ợc học, còn về chất l−ợng thì có vấn đề nh− sau:

- Cũng như đối với toàn bộ nền giáo dục nước nhà, chủ trương đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng công chức được đề ra đã khá nhiều năm, song sự đổi mới ấy khó vượt qua và đi trước được những thành tựu của cải cách hành chính, mặt khác cũng khó tránh khỏi những yếu kém của cải cách hành chính.

Đến nay, cần có một sự đánh giá thực trạng đào tạo, bồi d−ỡng công chức một cách thẳng thắn, nhìn thẳng vào sự thật, thấy rõ sự thật và nói hết sự thật.

Đề ra nhiệm vụ phải tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng công chức, như trong chương trình tổng thể cải cách hành chính đến năm 2010, là rất cần thiết, rất đúng đắn, vì thực sự ch−a đổi mới đ−ợc bao nhiêu. Nh−ng phải có cách làm bảo đảm thực sự có đổi mới.

- Chủ trương hiện nay là việc đào tạo, bồi dưỡng công chức tập trung vào công chức hành chính và cán bộ chính quyền cơ sở. H−ớng tập trung vào cán bộ chính quyền cơ sở là đúng và rõ, song "công chức hành chính" thì là một khái niệm quá rộng đến mơ hồ. Trong công chức hành chính, có cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp và chuyên gia cao cấp.

Tập trung vào"công chức hành chính" là tập trung vào lớp công chức nào? Có ý kiến nên tập trung đào tạo, bồi d−ỡng chuyên viên chính; lại có ý kiến khác, rất có lý, cho rằng nên tập trung đào tạo, bồi d−ỡng số chuyên viên cao cấp và chuyên gia hoạch định chính sách.

Điểm mơ hồ này trong chủ tr−ơng cần đ−ợc làm sáng rõ.

- Hiện nay, muốn thi hoặc muốn đ−ợc đề bạt, chuyển ngạch công chức hành chính đều phải có văn bằng, chứng chỉ đã học xong (và ít ra đạt yêu cầu) các cấp học cần thiết về chính trị và hành chính. Sự bắt buộc ấy thúc đẩy công chức đến các trường, các lớp. Sự bắt buộc ấy cũng làm nảy sinh tiêu cực đủ loại, chẳng khác bao nhiêu những chuyện tiêu cực trong giáo dục phổ thông,

đại học và sau đại học. Tình trạng này không thể để tiếp tục kéo dài.Thi tuyển nghiêm túc cán bộ, công chức theo các yêu cầu cụ thể của các chức vụ, vị trí hành chính là một giải pháp nên đ−ợc áp dụng phổ biến.

- Số công chức trẻ d−ới 45 tuổi là cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ về khoa học hành chính, được đào tạo trong nước và ngoài nước, hiện chưa nhiều. Trong khi đó, số cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ về các ngành khoa học khác, đặc biệt là về tài chính, ngân hàng, thương mại, quản trị kinh doanh, đào tạo trong nước và ngoài nước, đông hơn hẳn so với trước.

Vấn đề là khả năng của cả 2 lớp công chức trẻ trên đây đạt đến đâu trong việc vươn lên tư duy độc lập, không quá lệ thuộc vào sách vở nhà trường, sớm thâm nhập và hiểu biết thực tế đất nước để làm việc có hiệu quả. Vấn đề quan trọng không kém là: làm thế nào tạo ra đ−ợc sự hiểu biết lẫn nhau, thông cảm và hài hoà với nhau, bổ sung và hoàn chỉnh cho nhau giữa hai lớp công chức trẻ có học ấy với thế hệ cha, anh hiện đang còn làm việc, nói chung, ở cấp cao hơn, nh−ng lại không đ−ợc học tập chính quy hoặc đã học tập ở một thời khác, theo nội dung khác?

Giải quyết 2 vấn đề vừa nêu không chỉ tác động đến việc đào tạo, bồi d−ỡng công chức, mà tác động đến cả cuộc cải cách hành chính, và rộng hơn thÕ n÷a.

5.1.3. Phẩm chất, đạo đức của công chức

Thật rõ ràng là ng−ời công chức ngày nay đ−ợc học hành và hiểu biết hơn, thạo việc hành chính hơn so với ng−ời công chức cùng lứa tuổi thời tr−ớc, cách đây 30 năm hoặc 20 năm.

Vấn đề là ở phẩm chất, đạo đức công chức.

Nói chung, trong bộ phận không nhỏ công chức ngày nay, lòng say mê, tận tụy với công việc là yếu và thiếu, tâm niệm làm ng−ời đầy tớ trung thành của nhân dân bị phai nhạt, có khi bị chế diễu., việc chấp hành pháp luật và kỷ luật hành chính lỏng lẻo, có khi cố tình trắng trợn vi phạm; các tệ nạn nh− nịnh trên nạt d−ới, xoay xở trục lợi, và nhất là tham nhũng d−ới nhiều hình, nhiều vẻ là khá phổ biến và nặng nề.

Đây là một thách thức lớn cần v−ợt qua, một nguy cơ lớn cần khắc phục của cải cách hành chính.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 147 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)