Thực trạng phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 40 - 43)

Thị trường hàng hoá và dịch vụ đã được hình thành sơ khai ngay trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, nhất là thị tr−ờng nông sản, mặc dù trong thời kỳ này chúng ta không có khái niệm về thị trường theo đúng nghĩa của nó và không khuyến khích phát triển thị tr−ờng. Thị tr−ờng này hình thành là do nhu cầu cuộc sống xã hội, nhu cầu của nền kinh tế. Sự phát triển của thị tr−ờng hàng hoá và dịch vụ có bước đột phá tương đối mạnh kể từ khi Việt Nam áp dụng chế độ khoán trong nông nghiệp và kế hoạch 3 phần trong xí nghiệp quốc doanh (đầu những năm 80 thế kỷ XX). Thị trường này có sự thay đổi cơ

bản kể từ khi chúng ta xoá bỏ chế độ tem phiếu, thực hiện cơ chế giá thị trường đối với hầu hết hàng hoá và dịch vụ, từng bước tiền tệ hoá tiền lương, từng b−ớc xoá bỏ bao cấp, xoá bỏ việc “ngăn sông, cấm chợ”, trao quyền tự chủ kinh doanh cho doanh nghiệp... (những năm giữa và cuối thập niên 80 thế kỷ XX). Thị trường này đặc biệt phát triển mạnh từ khi Việt Nam tuyên bố áp dụng cơ chế thị trường, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế (từ những năm 90 thế kỷ XX).

Tuy nhiên sự phát triển của thị tr−ờng hàng hoá và dịch vụ gặp không ít khó khăn. Nếu xét từ góc độ gia nhập thị trường thì thị trường hàng hoá và dịch vụ gồm 3 loại, đó là: thị trường tương đối tự do; thị trường mà việc gia nhập phải có điều kiện; và thị tr−ờng hầu nh− chỉ có doanh nghiệp nhà n−ớc mới đ−ợc tham gia.

Loại thị trường thứ nhất có xu hướng ngày càng phát triển và hoạt động sôi động nhất. Thị trường này thu hút được nhiều nhà đầu tư, trên thị trường hàng hoá dồi dào và phong phú; sức ép cạnh tranh lớn, do vậy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị tr−ờng cao hơn so với doanh nghiệp trên các loại thị trường khác. Có thể nhận định rằng thị trường này góp phần tích cực nhất làm thay đổi diện mạo nền kinh tế nước ta thời gian qua.

Loại thị tr−ờng thứ hai chậm phát triển hơn do tr−ớc khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực vẫn còn khoảng 300 giấy phép, cũng chính vì vậy mà sức ép cạnh tranh trên thị tr−ờng này không lớn nh− trong loại thị tr−ờng thứ nhất.

Từ khi thực hiện Luật doanh nghiệp, một số cơ quan nhà n−ớc chậm ban hành các điều kiện kinh doanh cụ thể, một số điều kiện đ−ợc đ−a ra d−ới dạng giấy phép con, công tác hậu kiểm ch−a đ−ợc thực hiện tốt (thậm chí ở không ít nơi

ch−a đ−ợc thực hiện). Chính việc này làm cho việc gia nhập thị tr−ờng của doanh nghiệp gặp khó khăn và góp phần tạo ra hiện t−ợng một bộ phận cán bộ nhà n−ớc tham nhũng, sách nhiễu doanh nghiệp.

Trong loại thị tr−ờng thứ ba hầu nh− không có sức ép cạnh tranh. Các doanh nghiệp trên thị tr−ờng này, nhìn chung, có năng lực cạnh tranh thấp;

một số doanh nghiệp có thể cạnh tranh đ−ợc, nh−ng là do dựa một phần không nhỏ vào vị thế khống chế thị tr−ờng của doanh nghiệp do Nhà n−ớc ban cho.

Việc rút lui khỏi thị trường của doanh nghiệp cũng không đơn giản.

Luật phá sản doanh nghiệp đ−ợc ban hành từ năm 1992, nh−ng chỉ mới đ−ợc

áp dụng cho khoảng vài chục doanh nghiệp. Khó khăn trong việc làm thủ tục phá sản đã cản trở việc luân chuyển vốn của các nhà đầu t− từ khu vực thiếu hiệu quả sang khu vực có hiệu quả hơn.

Cơ chế định giá hàng hoá và dịch vụ cũng bị phân hoá theo các loại thị tr−ờng nêu trên. Giá hàng hoá và dịch vụ trên loại thị tr−ờng thứ nhất và một phần trên loại thị trường thứ hai được xác định trên cơ sở quan hệ cung cầu;

giá hàng hoá và dịch vụ còn lại (một phần trên loại thị tr−ờng thứ hai và hầu như toàn bộ trên loại thị trường thứ ba) đều do Nhà nước quyết định. Điều

đáng nói ở đây là giá do Nhà nước quyết định thường được căn cứ vào giá

thành cộng thêm một tỷ lệ lợi nhuận nhất định. Cơ chế định giá này hoàn toàn không phù hợp với cơ chế thị tr−ờng và quy luật giá trị. Trong kinh tế thị trường, không phải bất cứ doanh nghiệp nào kinh doanh cũng đều có lãi;

không phải bất cứ hàng hoá hay dịch vụ nào khi đ−a ra thị tr−ờng thì giá bán

đều phải cao hơn giá thành.

Một số hàng hoá và dịch vụ ở loại thị tr−ờng thứ hai và thứ ba phải nhập khẩu có mức giá lệ thuộc vào mức giá thế giới, song biến động của giá những sản phẩm này ở thị trường trong nước lại không theo biến động giá thế giới và luôn có xu thế kiếm lãi bằng cách gây thiệt hại cho ng−ời tiêu dùng. Điều này thể hiện rõ ở chỗ khi giá thế giới lên thì những doanh nghiệp có loại hàng hoá

này đề nghị Nhà nước duyệt cho mức giá cao hơn, song khi giá thế giới xuống thấp lại ch−a bao giờ thấy các doanh nghiệp này đề nghị hạ thấp giá (nổi bật nhất là giá xăng dầu trong nhiều năm).

Cũng tương tự như vậy, nhiều doanh nghiệp do dự báo biến động giá

trên thị trường thế giới không đúng, nên đã tích trữ nguyên liệu quá nhiều khi giá cao và đề nghị Nhà nước duyệt nâng mức giá sản phẩm; khi giá nguyên liệu xuống thấp, một mặt không điều chỉnh mức giá sản phẩm, mặt khác còn

đề nghị Nhà nước hạn chế hoặc tạm thời cấm nhập khẩu để tiêu thụ hết số nguyên liệu đã nhập (thép năm 2003), gây thiệt hại lớn cho người tiêu dùng mà nhiều nhất là các công trình của Nhà n−ớc.

Bên cạnh những hiện t−ợng trên, việc quản lý giá nhiều khi quá chặt chẽ, ch−a phù hợp với hoàn cảnh hiện nay của n−ớc ta, ví dụ: một số nơi, một số lúc còn yêu cầu phải tr−ng biển giá hàng hoá đ−ợc bán trong khi giá cả một số hàng hoá lại biến động thường xuyên (có lẽ quy định này chỉ nên áp dụng

đối với một số dịch vụ nhất định).

Xét từ khía cạnh luật pháp thì khung pháp lý điều chỉnh các hành vi trên thị trường hàng hoá và dịch vụ còn thiếu nhiều, chưa đáp ứng được sự phát triển của thị tr−ờng.

Luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh ch−a đ−ợc ban hành là một sự chậm trễ không đáng có. Vấn đề này đã đ−ợc đặt ra ngay từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, nhưng đến nay văn bản luật này vẫn chỉ ở dạng bản thảo. Trong kinh tế thị trường cạnh tranh luôn đi kèm với độc quyền. Trong những lĩnh vực nhạy cảm rất cần có sự can thiệp có hiệu quả và hiệu lực của Nhà nước, do vậy độc quyền nhà nước trong một số trường hợp là cần thiết. Tuy nhiên nếu để độc quyền nhà nước tồn tại ở quá nhiều lĩnh vực và trở thành độc quyền doanh nghiệp thì xã hội sẽ bị thiệt hại. Đến nay, chúng ta đã có những bước tiến trong hạn chế độc quyền ở một số lĩnh vực, nhưng một khi ch−a có Luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền thì việc hạn chế, tiến tới loại bỏ độc quyền trong kinh doanh rất khó thực hiện có kết quả.

Ngoài ra, không ít quy định pháp lý vẫn còn mang tính phân biệt đối xử

đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường. Việc ngăn chặn các hành vi can thiệp bất hợp lý của các cơ quan và công chức nhà n−ớc vào thị trường hầu như chưa được chú ý đến trong các văn bản pháp luật.

Việc quản lý nhà nước đối với thị trường còn nhiều điểm bất cập. Hiện chỉ có Cục quản lý thị tr−ờng (Bộ Th−ơng mại) là có chức năng quản lý thị tr−ờng hàng hoá, dịch vụ, song ph−ơng thức làm việc vẫn gần nh− theo cơ chế cũ, hơn nữa chỉ quản lý một số ít mặt hàng (chủ yếu ở loại thị tr−ờng thứ nhất nêu trên).

Một số Bộ khác (tham gia) quản lý riêng lẻ thị tr−ờng một số hàng hoá, dịch vụ, nhưng những Bộ này đều có doanh nghiệp tham gia vào thị trường đó, nên khó tránh khỏi hiện t−ợng phân biệt đối xử, không chỉ giữa DNNN với các doanh nghiệp khác, mà còn giữa DNNN do Bộ quản lý với DNNN không do Bộ quản lý.

Quy định pháp lý còn thiếu và nhiều khi không cụ thể, rõ ràng là một nguyên nhân làm nảy sinh tham nhũng, hối lộ. Hiện t−ợng hình sự hoá các quan hệ dân sự trên thị trường, mặc dù đã giảm song vẫn là điều bức xúc đối với nhiều doanh nghiệp. Cũng do pháp luật chưa đầy đủ và quản lý nhà nước còn yếu nên việc làm hàng giả, hàng nhái và nhất là buôn lậu ch−a có chiều h−ớng thuyên giảm, làm ảnh h−ởng không tốt tới sản xuất trong n−ớc và gây thiệt hại cho ng−ời tiêu dùng.

Thông tin thị tr−ờng, yếu tố quan trọng cho việc phát triển thị tr−ờng theo hướng lành mạnh, còn thiếu, không kịp thời, độ tin cậy chưa cao. Gần

đây vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng có được nâng lên, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Điều đó không chỉ gây thiệt hại cho ng−ời tiêu dùng mà còn có thể gây thiệt hại cho cả những nhà sản xuất trong n−ớc (ví dụ tr−ờng hợp giá thuốc tân d−ợc trong n−ớc quá thấp so với sản phẩm nhập khẩu cùng loại). Do vậy nâng cao chất l−ợng và số l−ợng thông tin thị tr−ờng sẽ đem lại hiệu quả cho cả ng−ời tiêu dùng lẫn nhà sản xuÊt.

Tổ chức người tiêu dùng ở Việt nam đã thành lập (Hiệp hội người tiêu dùng), song hoạt động còn quá yếu, chưa đủ sức để bảo vệ có kết quả người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)