3. Phát huy nội lực, chủ động hội nhập phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
3.3. Định hướng phát huy nội lực và chủ động hội nhập kinh tế phục vụ CNH, H§H
Chủ động hội nhập kinh tế, khai thác các nguồn lực từ hội nhập kinh tế đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, nâng cao chất lượng và hiệu quả của sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp và cả nền kinh tế là nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định đối với nước ta trong công cuộc CNH, HĐH. Trong kế hoạch 5 năm 2001-2005, nền kinh tế cần khoảng 60 tỷ USD, trong đó 40 tỷ USD được huy động từ nguồn vốn trong nước và 20 tỷ USD từ nguồn vốn n−ớc ngoài. Kết quả phát huy nội lực và khai thác các nguồn lực từ bên ngoài thời gian qua cho thấy, chúng ta có thể đạt đ−ợc những mục tiêu của mình nếu sử dụng các công cụ chính sách một cách đúng đắn.
Để thu hút đ−ợc nguồn lực nhằm đáp ứng yêu cầu về đầu t− cho nền kinh tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, cần thiết lập những chính sách mang tính đột phá, hoàn thiện môi trường kinh doanh thông thoáng hấp dẫn, khuyến khích, tạo thuận lợi cho ng−ời dân và doanh nghiệp trong n−ớc và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, giảm chi phí đầu t−; thực hiện các giải pháp hạn chế rủi ro. Mặt khác, cần sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu t−, đặc biệt là phát huy vai trò hạt
nhân của nguồn vốn đầu t− từ ngân sách để thu hút vốn đầu t− từ các nguồn vốn khác.
Thực tế thực hiện chính sách phát triển ở nước ta kể từ khi đổi mới đến nay đã
khẳng định, không phải chính sách −u đãi, bao cấp và bảo hộ, mà chính là việc
“cởi trói”, trao quyền cho ng−ời dân, phù hợp với yêu cầu của nhân dân là
động lực phát triển, có tác dụng huy động nguồn lực, sáng kiến, trí tuệ của nhân dân phục vụ phát triển. Quá trình hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường, nhất là thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường bất động sản, mở rộng quy mô “thị tr−ờng hoá” nền kinh tế nh− xây dựng kết cấu hạ tầng, cung cấp thông tin, hỗ trợ phát triển và nâng cao năng lực của các tác nhân thị tr−ờng phải đ−ợc tiến hành nhằm xây dựng nền tảng cho CNH, HĐH.
Để phát huy nội lực, các nguồn vốn đầu t− phát triển kinh tế - xã hội sẽ h−ớng vào các mục tiêu sau đây: đầu t− chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế nông thôn theo h−ớng phát huy tối đa lợi thế của từng vùng; đầu t− chiều sâu, HĐH các ngành công nghiệp, tr−ớc hết là các ngành có lợi thế cạnh tranh; đầu t− phát triển kết cấu hạ tầng (giao thông, thông tin bưu điện, điện lực, thuỷ lợi, cấp thoát n−ớc,..v.v.), chú trọng khu vực nông thôn; đầu t− phát triển nguồn nhân lực (giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, văn hoá xã hội); tập trung đầu tư xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững. Cũng cần có thêm kinh phí cho nhập khẩu để hỗ trợ đầu t− và tăng tổng sản phẩm xã hội. Việc thực hiện ch−ơng trình cải cách doanh nghiệp nhà n−ớc trong thời gian tới, một mặt góp phần cải tiến hiệu quả vốn đầu t− và tín dụng của nhà nước, nhưng mặt khác sẽ dẫn tới một số chi phí nhất định liên quan
đến giải quyết nợ các doanh nghiệp nhà nước và giải quyết chế độ cho biên chế dôi d−.
Đối với nguồn lực từ ngân sách, cần sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách Nhà nước để tăng thu ngân sách thông qua các biện pháp mở rộng diện thu thuế, củng cố công tác quản lý thuế, tăng c−ờng hiệu quả của các doanh nghiệp nhà n−ớc. Có thể tăng thu ngân sách bằng phát hành trái phiếu chính phủ hoặc trái phiếu công trình. Xem xét giảm bớt chi ngân sách trong những lĩnh vực mà khu vực tư nhân có thể đảm bảo cung cấp dịch vụ và người sử dụng có thể
đóng góp ở chừng mực nhất định. Về nguyên tắc, Nhà nước chỉ nên can thiệp khi thị trường thất bại và phân phối lại để đạt tới công bằng xã hội bao gồm
cải tạo sự bình đẳng về cơ hội tiếp cận với các hàng hoá và dịch vụ cơ bản (như chương trình xoá đói giảm nghèo).
Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước bao gồm nguồn khấu hao để lại, khoản trích lợi nhuận sau thuế dành cho đầu t− phát triển và các khoản huy
động khác của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền chủ động huy động và sử dụng nguồn này đúng yêu cầu riêng theo hướng đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, xây dựng mới để mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
Khu vực t− nhân và dân c− đ−ợc khuyến khích đầu t− vào tất cả các ngành và các lĩnh vực mà pháp luật không cấm đầu t−. Các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố cần nhanh chóng hình thành các văn bản h−ớng dẫn các lĩnh vực −u tiên thu hút đầu t− và các chính sách −u đãi kèm theo. Tiếp tục phát huy tính tích cực của Luật Doanh nghiệp, Luật Khuyến khích đầu t− trong n−ớc, tiếp tục ban hành đủ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp. Rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến thực thi Luật Doanh nghiệp, sửa đổi, bổ sung các quy định không phù hợp, cản trở hoạt động kinh doanh và tạo bất bình đẳng trong kinh doanh. Tiếp tục thực hiện đơn giản hoá thủ tục gia nhập thị trường nhằm giảm thiểu chi phí kinh doanh và tăng cơ hội tiến tới phồn vinh của ng−ời dân. Đồng thời với việc thực hiện mạnh mẽ và rộng khắp phong trào khởi nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập. Tiến tới xây dựng một luật
áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Về thu hút nguồn lực từ bên ngoài, Việt Nam hiện nay đ−ợc cộng đồng quốc tế coi là một trong những quốc gia có nền chính trị xã hội ổn định, là một địa chỉ đầu t− kinh doanh an toàn hơn nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, để thu hút vốn đầu t− trực tiếp n−ớc ngoài cao hơn, cần phải cải thiện môi tr−ờng đầu t−
bằng cách tiếp tục hoàn thiện chính sách theo h−ớng thiết lập mặt bằng pháp lý giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, bãi bỏ các quy định chồng chéo mâu thuẫn, các giấy phép không cần thiết đang cản trở hoạt động đầu tư nước ngoài, chấn chỉnh những sai sót liên quan đến chủ trương, chính sách, quy hoạch về đầu tư nước ngoài, cải tiến đơn giản hoá thủ tục hành chính theo h−ớng một cửa, một đầu mối, mở rộng diện đăng ký cấp phép đầu t−, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đang triển khai hoạt động kinh doanh. Tăng cường công tác vận động thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó chú trọng xúc tiến đầu tư theo các chương trình, dự án, đối tác cụ thể, hướng mạnh vào các
đối tác có tiềm lực về tài chính, công nghệ nh− Nhật Bản, Tây bắc Âu, Mỹ, các n−ớc công nghiệp mới. Kịp thời ban hành danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài làm cơ sở cho việc vận động, xúc tiến đầu tư.
Nguồn vốn đầu t− trực tiếp n−ớc ngoài sẽ đ−ợc h−ớng vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, sản xuất hàng xuất khẩu, sản phẩm công nghệ cao;
khuyến khích đầu t− chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nông thôn, phát triển công nghiệp chế biến nông sản, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm, các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực.
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức có ý nghĩa bổ sung, khơi dậy các nguồn lực trong nước cho đầu tư phát triển và xoá đói giảm nghèo. Để sử dụng có hiệu quả vốn ODA, cần cùng với các nhà tài trợ xem xét thay đổi, hài hoà thủ tục ODA, đồng thời thực hiện các biện pháp nâng cao chất l−ợng vốn ODA. Để thu hút các nguồn vốn n−ớc ngoài khác bên cạnh luồng vốn đầu t− trực tiếp và vốn ODA, chúng ta cũng nên xem xét khả năng từng b−ớc tự do hoá tài khoản vốn cùng với trình độ phát triển và độ ổn định của nền kinh tế.
Tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cần đ−ợc đẩy mạnh, có xem xét đến việc bảo hộ hợp lý các doanh nghiệp trong nước. Điểm quan trọng trong việc bảo hộ hợp lý các doanh nghiệp trong n−ớc là tạo môi tr−ờng bình
đẳng để các doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh, tạo ra sức ép nâng cao khả năng cạnh tranh ngay cả khi sức ép cạnh tranh từ bên ngoài bị hạn chế.
Bảo hộ có thể đ−ợc tiến hành bằng nhiều biện pháp, chẳng hạn nh− các biện pháp tiêu chuẩn kỹ thuật, nh−ng không mâu thuẫn với những cam kết quốc tế
đã ký kết. Để thúc đẩy hội nhập, cần đẩy mạnh hoạt động đàm phán gia nhập WTO, đẩy mạnh thực hiện hiệp định thương mại Việt nam - Hoa kỳ và Khu vực mậu dịch tự do ASEAN. Bên cạnh đó, cần thúc đẩy các hiệp định về khu vực đầu t− ASEAN, khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Nhật Bản,...
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm gia tăng sự phân hoá giàu nghèo và bất bình đẳng về thu nhập. Một số vùng sâu, vùng xa và các nhóm dân c− nghèo thường không có đủ điều kiện và năng lực nắm bắt cơ hội và lợi ích của quá
trình hội nhập. Đầu t− để cải thiện điều kiện kết cấu hạ tầng và các dịch vụ cơ
bản về giáo dục, y tế,... có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra cơ hội
bình đẳng về việc làm và thu nhập cho mọi vùng, mọi nhóm dân c− trong cả
nước. Hội nhập kinh tế quốc tế phải đi đôi với phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.