Định h−ớng tiếp tục phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 57 - 60)

Cần phát triển thị trường lao động theo hướng vừa bảo đảm công bằng xã hội, vừa tính đến hiệu quả kinh tế và đáp ứng các yêu cầu của hội nhập kinh tế. Quản lý nhà nước đối với thị trường lao động cần dựa trên cơ sở một hệ thống pháp luật đồng bộ, trong đó chú trọng thích đáng tới những trọng tâm, trọng điểm cần thiết.

Chú trọng hơn nữa tới chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình nhằm

đạt quy mô dân số và cấu trúc tuổi hợp lý để giảm sức ép về cung lao động.

Sớm xây dựng chiến l−ợc và qui hoạch di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, ban hành đồng bộ các chính sách liên quan tới nơi xuất c− và nơi nhập cư, các chính sách liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi của người lao

động di cư, người sử dụng lao động nhập cư. Nâng cao chất lượng nguồn lao

động để giải quyết mâu thuẫn giữa cung và cầu về lao động có đào tạo, có tay nghề, trong đó chú trọng quy hoạch lại hệ thống mạng lưới các trường đào tạo, dạy nghề, đổi mới chương trình dạy và học.

Thúc đẩy tăng cầu lao động bằng cách: thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa đầu t− trong n−ớc, thu hút đầu tư nước ngoài tạo cơ hội cho người lao động có việc làm; phát triển mạnh công nghiệp nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản và các ngành thủ công nghiệp; khôi phục và phát triển các ngành, nghề truyền thống; thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn, trong đó chú trọng phát triển các cụm, các khu công nghiệp, các vùng kinh tế trọng điểm, các khu kinh tế cửa khẩu gắn liền với sự phát triển kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh xuất khẩu lao động, trong đó chú trọng hơn tới xuất khẩu chuyên gia.

Khuyến khích, hỗ trợ phát triển rộng rãi các trung tâm giới thiệu việc làm, nhất là ở những nơi thị trường lao động hoạt động tương đối mạnh và ở những địa bàn có nhiều người tìm kiếm việc làm. Củng cố và nâng cao chất l−ợng hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Phát triển hệ thống thông tin, thống kê thị trường lao động. Khuyến khích mở rộng các hình thức giao dịch trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Cải cách hệ thống trả công lao động theo hướng thị trường. Nhà nước cần cải cách cơ bản chế độ tiền lương nhằm xoá bỏ những bất hợp lý trong chế

độ tiền lương hiện hành, bảo đảm tiền lương trở thành động lực kích thích người lao động nâng cao năng suất, bảo đảm công bằng xã hội. Việc trả công phải theo nguyên tắc công việc và điều kiện lao động giống nhau thì tiền lương như nhau. Đi đôi với cải cách tiền lương là đổi mới chính sách bảo hiểm xã hội theo h−ớng tách biệt hai chức năng bảo hiểm và phân phối lại thu nhập

để việc thực hiện mỗi chức năng này trở nên rõ ràng hơn, minh bạch hơn.

Hoàn thiện hệ thống luật pháp về thị trường lao động đảm bảo quyền lựa chọn chỗ làm việc và nơi cư trú của người lao động thông qua việc rỡ bỏ các rào cản về hộ khẩu và những quy định hành chính khác về nơi c− trú. Thực hiện rộng rãi và nghiêm túc chế độ hợp đồng lao động. Tăng cường giáo dục pháp luật lao động.

Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong hệ thống quản lý thị trường lao động, tránh chồng chéo và trùng lắp. Khuyến khích sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ vào quản lý thị trường lao động; xem xét việc chuyển giao một số hoạt động cho các tổ chức này đảm nhận, theo phương thức uỷ thác. Phát triển các tổ chức thực sự đại diện cho người lao

động và cho người sử dụng lao động.

Tiếp tục hoàn thiện các chính sách thị trường lao động theo hướng: làm thay đổi hành vi của các tác nhân tham gia thị trường lao động, khuyến khích tính chủ động của người lao động trong việc tạo ra việc làm mới hoặc tìm kiếm việc làm bằng các ph−ơng thức khác nhau; vừa hỗ trợ cho ng−ời lao

động, vừa hỗ trợ cho người sử dụng lao động, để họ có thể thu hút được nhiều lao động, tạo ra hoặc duy trì nhiều chỗ làm việc. −u tiên thực hiện chính sách

đào tạo và đào tạo lại người lao động, bao gồm cả bồi dưỡng, nâng cao tay nghề và đào tạo các ngành, nghề mới. Cần có những biện pháp hữu hiệu kiểm tra việc thực hiện các chính sách, quy chế đã ban hành về tuyển dụng lao động trong khu vực nhà nước; ban hành chính sách mới về chế độ tuyển dụng lao

động phù hợp với những yêu cầu mới về phát triển thị trường lao động trong khu vực này.

Đổi mới chính sách tài chính, xét từ góc độ thị trường lao động, theo hướng cho phép các cơ quan, đơn vị được Nhà nước cấp kinh phí thu hút sử dụng lao động theo các hình thức mới, phù hợp (qua hợp đồng lao động, hợp

đồng trả công theo công việc...) thay thế cho hình thức biên chế suốt đời;

hướng về sự đầu tư cho đào tạo nghề, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề, khuyến khích người lao động tự học tập nâng cao tay nghề, nhằm nâng cao chất l−ợng nguồn lao động; khuyến khích phát triển các ngành, nghề sử dụng nhiều lao động ở địa bàn nông thôn, vùng sâu vùng xa, các tỉnh miền núi; hình thành các quỹ hỗ trợ sản xuất cho lao động, quỹ đào tạo nghề cho lao động thủ công, quỹ chờ việc...

Xây dựng và từng bước thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực còn rất mới đối với nước ta, vì vậy, cần làm thí

điểm để rút kinh nghiệm trước khi thực hiện trong phạm vi cả nước.

5. Thị tr−ờng khoa học và công nghệ

Nhận rõ tầm quan trọng của khoa học, công nghệ nên từ lâu Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm tới vấn đề này. Tuy nhiên sự chú ý giành cho thị tr−ờng khoa học và công nghệ mới đ−ợc thể hiện rõ trong một số năm gần

đây. Giải pháp đầu tiên trong 8 giải pháp chủ yếu do Nghị quyết Hội nghị trung −ơng 2 Khoá VIII nêu ra là “Tạo lập thị tr−ờng cho khoa học và công nghệ” (Văn kiện Hội nghị TƯ 2, trang 67). Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của

Đảng đặt vấn đề "Khẩn trương tổ chức thị trường khoa học và công nghệ, thực hiện tốt bảo hộ sở hữu trí tuệ; đẩy mạnh phát triển các dịch vụ về thông tin, chuyển giao công nghệ" (Văn kiện Đại hội IX, trang 101). Nghị quyết Hội nghị trung −ơng 6 Khoá IX nhấn mạnh đến việc “Tạo lập và phát triển thị tr−ờng khoa học và công nghệ” (Văn kiện hội nghị TƯ 6, trang 111).

Chủ tr−ơng của Đảng về hình thành và phát triển thị tr−ờng khoa học và công nghệ đang được thể chế hoá và tổ chức thực hiện. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp lý ít nhiều tác động đến thị trường này, nhưng quan trọng nhất là Luật Khoa học và Công nghệ đ−ợc Quốc hội thông qua 6/2000, trong

đó có: Điều 23 quy định về Hợp đồng khoa học công nghệ bao gồm Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Hợp đồng chuyển giao công nghệ, Hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ; Điều 26 quy định về quyền sở hữu, quyền tác giả đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Điều 33 quy định các hướng chính sách, biện pháp xây dựng và phát triển thị tr−ờng công nghệ.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)