Chính sách giao đất cho hộ nông dân ở Việt Nam qua các thời kỳ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp khoa kinh tế phát triển nông thôn (Trang 22 - 38)

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.5 Chính sách giao đất cho hộ nông dân ở Việt Nam qua các thời kỳ

Năm 1954, hòa bình lập lại, Nhà nước tiếp tục những nỗ lực phát triển kinh tế và công bằng xã hội. Cuộc cải cách ruộng đất là bước tiến quan trọng đầu tiên. Đây là cuộc cải cách nhằm đáp ứng mong ước chính đáng ngàn đời về ruộng đất của nông dân. Tính đến tháng 6 – 1955, cuộc cải cách đã được tiến hành triển khai ở 735 xã, bao gồm 1.608.294 nhân khẩu. Tiếp đó tháng 12 – 1955, cải cách ruộng đất đợt 5 được triển khai ở 1.720 xã, có trên 6 triệu người trong 20 tỉnh và 2 thành phố. Tháng 7 năm 1956, cải cách ruộng đất đợt 5 kết thúc ở toàn bộ vùng đồng bằng, trung du và 280 xã miền núi [11-III].

Hộp 2.1. Tám chính sách khuyến khích sản xuất của Chính phủ, tháng 5 -1955

- Bảo đảm quyền sở hữu ruộng đất, bảo hộ tài sản công dân.

- Khuyến khích khai hoang, giảm, miễn thuế đất khai hoang.

- Miễn thuế phần tăng sản lượng do tăng vụ, tăng năng suất.

- Tự do thuê mướn nhân công, trâu bò.

- Khuyến khích đổi công, giúp đỡ nhau.

- Khuyến khích phát triển ngành nghề phụ.

- Bảo hộ và khuyến khích lao động làm ăn khá giả.

- Bảo hộ quyền lợi nông dân giành được.

Nguồn: Đặng Kim Sơn, 2006 [7-I]

Mục đích chính của luật cải cách ruộng đất là “Thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ”. Luật cải cách ruộng đất quy định: tịch thu, trưng thu đất của địa chủ, phú nông, các nguyên tắc và phương pháp phân chia ruộng đất cho nông dân lao động (bần nông, cố nông), để thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”. Sau khi cải cách ruộng đất, trên toàn miền Bắc chế độ sở hữu ruộng đất của thực dân và phong kiến đã chuyển thành chế độ sở hữu ruộng đất cá thể của nông dân.

Tính chung đến cuối năm 1956, Nhà nước đã chia lại 818 nghìn ha đất, 74 nghìn con trâu, bò cho hơn 2,1 triệu hộ nông dân, xóa bỏ quyền chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, biến nông dân thành chủ sở hữu đất đai, giải phóng sức lao động to lớn ở nông thôn [11-III].

Ở miền Bắc Việt Nam, cải cách ruộng đất thực sự là cuộc cách mạng vĩ đại, tạo nền tảng công bằng xã hội và động lực phát triển sản xuất cho một xã hội tiểu nông hàng nghìn năm trì trệ. Sau 3 năm thực hiện, miền Bắc nước ta đã nhanh chóng khôi phục sản xuất nông nghiệp, sản lượng lương thực vượt mức trước chiến tranh và bắt đầu dư thừa lương thực để xuất khẩu. Đây là giai đoạn phát triển thành công nhất của nông nghiệp Việt Nam kể từ năm 1939. Không những mức sống của nông thôn tăng nhanh mà bước đầu thực hiện được công bằng về thu nhập giữa nông thôn và thành thị. Sau 5 năm hòa bình, miền Bắc Việt Nam đã đứng đầu các nước Đông Nam Á về năng suất lương thực tính trên diện tích và bình quân lương thực trên đầu người. Cơ cấu sản xuất thay đổi nhanh chóng: tỷ trọng cây công nghiệp tăng từ 1,7% lên 3,2%; chăn nuôi tăng từ 14,6% lên 19,4% [7-I].

2.1.5.2 Giai đoạn từ sau cải cách ruộng đất đến năm 1980

Sau cải cách ruộng đất, Đảng ta chủ trương đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể. Trong giai đoạn này, hầu hết ruộng đất của nông dân

được đưa vào hợp tác xã (HTX) để thống nhất sử dụng. Thành viên hợp tác xã, gọi là “xã viên” đi làm được tính công điểm. Đến cuối hạn mùa gặt thì được chia khẩu phần và lợi nhuận theo số điểm. Tuy nhiên, mỗi xã viên được phép để lại một phần diện tích để trồng rau, trồng cây ăn quả, chăn nuôi nhưng không vượt quá 5% diện tích bình quân của mỗi người trong xã. Hợp tác xã lúc đầu ở cấp thôn với vài chục hộ, sau gom lại lớn hơn ở cấp xã gồm hàng trăm hộ, canh tác khoảng 100 hécta. HTX trở thành đơn vị sản xuất chính ở nông thôn.

Phong trào hợp tác xã lan rộng với tốc độ khá nhanh trên toàn miền Bắc. Sau 3 năm thực hiện thí điểm đã xây dựng được 45 HTX và trên 100 ngàn tổ đổi công [13-II]. Năm 1960, Đảng và Chính phủ bắt đầu vận động xây dựng hợp tác xã bậc cao. Đến cuối năm 1960, ở miền Bắc, 84,8% số hộ nông dân lao động đã gia nhập hợp tác xã, chiếm 76% tổng diện tích canh tác;

trong 41 nghìn hợp tác xã có 4.346 hợp tác xã bậc cao, chiếm 12% tổng số hợp tác xã. Nghề cá có 520 hợp tác xã, chiếm 77,2% tổng số hộ nông dân.

Nghề muối có 269 hợp tác xã, chiếm 85% tổng số hộ làm muối [12-II] . Đến năm 1975, có 97% số hộ nông dân vào hợp tác xã, trong đó 88% vào hợp tác xã bậc cao [7-I]. Có tới 15% hợp tác xã ở đồng bằng và trung du là hợp tác xã có quy mô toàn xã [7-I]. Huyện được chọn làm địa bàn tổ chức lại sản xuất để tiến lên sản xuất lớn xã hộ chủ nghĩa. Hợp tác xã nông nghiệp trở thành đơn vị kinh tế thống nhất quản lý, điều hành, kinh doanh, phân phối. Hình thức các đội sản xuất chuyên hoạt động theo kế hoạch.

Nhưng sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975, mô hình này bộc lộ nhiều yếu kém. Đơn vị kinh tế này không cung cấp được 50% thu nhập của xã viên. Nông dân lại trở thành người làm công cho hợp tác xã thay vì làm chủ.

Về mặt lợi nhuận, nhà nước trưng thu một phần nông sản dưới dạng thuế nông nghiệp (thu bằng sản vật), có thời ấn định thấp nhất là 5% và cao nhất là 45%, năm 1959 đặt tối đa 25% [16-III].

Giai đoạn đầu của phong trào HTX trong nông nghiệp (1955 – 1959) đã có những thành tựu nhất định. Sản lượng lương thực quy thóc từ 3,76 triệu tấn năm 1955 tăng lên 5,19 triệu tấn năm 1959. Đầu năm 1965 đã xây dựng được 3.139 điểm cơ khí nhỏ, 7 trạm và 32 đội máy kéo, 33 công trình thuỷ lợi lớn, 1.500 công trình vừa và nhỏ được khôi phục và xây dựng, bảo đảm tưới tiêu chủ động cho hơn 500.000 ha diện tích trồng trọt. Nông nghiệp miền Bắc từ một nền nông nghiệp lạc hậu, độc canh, năng suất thấp dần dần trở thành một nền nông nghiệp được cơ khí hóa. Năm 1965, miền Bắc chỉ có 7 huyện và 640 hợp tác xã đạt mức sản lượng 5 tấn/ha/năm thì đến năm 1967 tăng lên 30 huyện và 2.628 hợp tác xã đạt đến mức sản lượng trên. Tỉnh Thái Bình, huyện Thanh Trì (Hà Nội), huyện Đan Phượng (Hà Tây) trở thành “quê hương 5 tấn” đầu tiên [16-III].

Tuy nhiên, ngay sau đó, trong giai đoạn 1969 - 1975 năng suất nông nghiệp lại giảm nghiêm trọng gây khó khăn cho đời sống nhân dân. Quy ra từng đầu người thì số thóc giảm dần từ 335 kg/người (1959 thời điểm thực hiện hợp tác xã) xuống còn 254 kg/người năm 1960 vì dân số gia tăng nhanh (từ 13,5 triệu năm 1955 lên 24,55 triệu năm 1975) trong khi mức sản xuất trì trệ. Năm 1975, năm cuối cùng trước khi thống nhất với Miền Nam thì lượng thóc giảm còn 194 kg/người. Lương thực phải trông vào hoa màu phụ như ngô, sắn và khoai lang mới đủ. Thời kỳ 1965-1975 Miền Bắc phải nhập khẩu 15% nhu cầu lương thực để bù khoản thiếu [13-III]. Nguyên nhân của tình trạng này là do HTX đã bắt đầu bộc lộ ra những mặt hạn chế của nó cộng với sự quan liêu trong hệ thống chính quyền, khiến người dân chán nản. HTX rơi vào tình trạng “cha chung không ai khóc”.

Trước đời sống vô cùng khó khăn của hộ nông dân, có một số địa phương đã “vượt rào”, cố gắng khai thác các hình thức “khoán” nhằm nâng cao đời sống cho người dân, tiêu biểu là “khoán hộ” ở Vĩnh Phúc nhưng lại bị rào cản cơ chế nên chưa đạt được những kết quả như mong muốn.

Tóm lại, chính sách giao đất trong giai đoạn này mang những đặc trưng chủ yếu sau:

- Duy trì 3 hình thức sở hữu về đất đai (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân). Sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể có xu thế ngày càng mở rộng, sở hữu tư nhân có chiều hướng thu hẹp dần.

- Ý nghĩa khẩu hiệu “người cày có ruộng” bị mờ nhạt dần vì người nông dân trực tiếp làm ruộng đã từng bước gián tiếp quản lý ruộng đất theo xu hướng phát triển từ HTX bậc thấp lên bậc cao, cuối cùng chỉ thực sự làm chủ 5% mảnh đất của mình.

- Chính sách ruộng đất và thực hiện HTX nông nghiệp tuy có làm cho sản xuất chậm phát triển nhưng thuận lợi cho việc động viên sức người, sức của cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

2.1.5.3 Chỉ thị số 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 13/01/1981 Trước tình hình khủng hoảng của sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân cùng với sự không hiệu quả trong hoạt động của hợp tác xã, từ bài học thành công của thử nghiệm “khoán chui” tự phát ở Hải Phòng và xu thế lan rộng của mô hình này, ngày 13/01/1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 100-CT/TW về “Cải tiến công tác khoán, mở rộng

“khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp” đánh dấu bước tiến đột phá đầu tiên trong tư duy quản lý kinh tế, tạo động lực quan trọng thúc đẩy quá trình đổi mới trong nông nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế sau này. Chỉ thị 100 điều chỉnh một bước căn bản trong quan hệ phân phối của các hợp tác xã nông nghiệp theo hướng “căn cứ vào hiệu quả lao động” và bắt đầu mở ra tư duy về “giao quyền sử dụng đất” tuy mới là chia cho đội sản xuất trong thời gian ngắn.

Hộp 2.2. Nội dung chính của Chỉ thị số 100

- Đất đai, tư liệu sản xuất chính và hầu hết sản phẩm làm ra thuộc về hợp tác xã.

- Xã viên đảm nhận 3/8 khâu công việc (cấy trồng, chăm sóc, thu hoạch).

- Ngoài phần được trả công, họ được quyền chi phối sản phẩm vượt khoán.

“Phương hướng chủ yếu để cải tiến công tác khoán trong hợp tác xã là:

khuyến khích hơn nữa lợi ích chính đáng của người lao động…”. Sự khuyến khích đó chủ yếu do phần vượt khoán đem lại.

Nguồn: Đặng Kim Sơn, 2006 [7-I]

Chỉ thị 100 đã cho phép áp dụng chế độ khoán trong toàn bộ nền nông nghiệp cả nước. Chế độ khoán này thường được gọi tắt là khoán sản phẩm.

Chỉ thị đã nêu rõ mục đích của công tác khoán mới là: “Bảo đảm phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế trên cơ sở lôi cuốn được mọi người hăng hái lao động, kích thích tăng năng suất lao động, sử dụng tốt đất đai và các cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện có, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tiết kiệm chi phí sản xuất; củng cố và tăng cường quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nông thôn; không ngừng nâng cao thu nhập và đời sống của xã viên, tăng tích lũy của hợp tác xã, làm tròn nghĩa vụ và không ngừng tăng khối lượng nông sản cung ứng cho Nhà nước.”

Sau Chỉ thị 100, Chỉ thị 29 ngày 21/11/1983 và Chỉ thị 56 ngày 29/01/1985 đã được ban hành quy định về giao đất, giao rừng cho hộ nông dân và việc củng cố quan hệ sản xuất ở miền núi, chủ trương thực hiện việc giao đất, giao rừng đến hộ nông dân, gắn quyền hạn, trách nhiệm và lợi ích vật chất để khuyến khích nông dân trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc, nông dân được quyền thừa kế tài sản trêm trên đất trồng rừng và cây công nghiệp dài ngày …; trong hợp tác xã, thực hiện cơ chế khoán gọn cho hộ xã viên.

Trong 5 năm thi hành Chỉ thị 100 của Ban Bí thư và các Chỉ thị, Nghị quyết khác của Trung ương về cải tạo và quản lý nông nghiệp và có liên quan về chính sách ruộng đất, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư, về vật tư cung ứng cho nông nghiệp nhưng sản lượng lương thực tăng 27%, năng suất lúa tăng 23,8%, diện tích cây công nghiệp tăng 62,1%. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân hàng năm cao hơn hẳn các thời kỳ trước. Tổng sản lượng nông nghiệp tăng 6%, thu nhập quốc dân trong nông nghiệp tăng 5,6%, lương thực bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước. Chăn nuôi tập thể và gia đình phát triển mạnh. Tổng đàn gia súc năm 1981 đạt số lượng cao nhất từ trước đến nay, trong đó trâu bò có 28.786 con, lợn có 163.227 con đạt 110% kế hoạch, tăng 10,1% so với năm 1980. Những thắng lợi trên mặt trận sản xuất nông nghiệp năm 1981 đã tạo ra những thuận lợi mới, đời sống nhân dân ổn định, tư tưởng phấn khởi, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng được nâng cao. Tuy vậy, đến những năm 1986 – 1987, nông nghiệp nước ta lại gặp phải những khó khăn mới [14-III].

Nhìn chung, Chỉ thị số 100-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng có ý nghĩa quan trọng trong việc mở đường thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Khoán 100 đã đưa lại tác dụng phân chia lại chức nǎng kinh tế giữa tập thể và hộ gia đình cả về quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và phân phối, mở đầu cho quá trình dân chủ hoá về mặt kinh tế, bằng việc gắn bó trở lại lao động với ruộng đất, mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân, tạo ra động lực kích thích phát triển sản xuất.

Tuy nhiên, việc thực hiện chỉ thị này chỉ có tác dụng trong một thời gian, sau đó giảm dần vì cơ chế tập trung quan liêu vẫn còn được duy trì trong hợp tác xã, cũng như toàn bộ hệ thống tái sản xuất xã hội trong nông nghiệp.

Hệ thống này cùng tính chất mệnh lệnh hành chính, mà hậu quả của nó đè lên vai người nông dân, trước hết là hộ nhận khoán. Đến năm 1987, ở nhiều nơi, phần còn lại của nông dân sau khoán chỉ còn 20% hay thấp hơn nữa, nhiều

người không nộp đủ sản lượng phải nợ hợp tác xã. Chính sách khoán trước đây trở thành cứu cánh cho nông dân nay trở thành gánh nặng khủng khiếp.

Hộ nông dân không đủ khả nǎng bảo đảm tái sản xuất và nhu cầu đời sống nên đã phải trả lại bớt ruộng đất.

2.1.5.4 Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 05/04/1988 của Bộ Chính trị khóa VI

“Khoán 100” đã không thể tháo gỡ hết những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp lúc bấy giờ. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu bức bách của thực tiễn sản xuất nông nghiệp, ngày 05 tháng 04 năm 1988, Bộ Chính trị khóa VI đã đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Đây là quyết sách có tác dụng trực tiếp và sâu sắc, rạo ra những chuyển biến căn bản và sâu rộng trong quá trình phát triển nông nghiệp và nông thôn nước ta.

Hộp 2.3. Nội dung chính của Nghị quyết 10 - Cho phép khoán ruộng đất cho hộ nông dân ổn định tới 15 năm.

- Nhiều loại tư liệu sản xuất quan trọng như trâu, bò, máy móc được giao khoán cho xã viên.

- Xã viên được chủ động thực hiện các khâu canh tác.

- Hợp tác xã chuyển sang làm dịch vụ theo yêu cầu của xã viên.

- Ngoài chi phí dịch vụ cho hợp tác xã và thuế cho Nhà nước, xã viên tự do sử dụng và tiêu thụ sản phẩm ở thị trường.

- Quan hệ mua bán giữa hợp tác xã, tổ đội sản xuất và các tổ chức kinh tế quốc doanh là bình đẳng, thuận mua vừa bán.

Nguồn: Đặng Kim Sơn, 2006 [7-I]

Nghị quyết 10 là bước điều chỉnh mới về quan hệ sản xuất, chủ thể quản lý từ hợp tác xã và tổ đội sản xuất chuyển sang hộ gia đình, thay đổi quan hệ quản lý tư liệu sản xuất và phân phối sản phẩm. Cơ chế quản lý mới đã giải quyết được mối quan hệ giữa quyền lợi và trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích, giải quyết được mối quan hệ về lợi ích giữa người lao động, tập thể và Nhà nước. Nghị quyết 10 đề ra cơ chế khoán mới, xác định hợp tác xã nông

nghiệp là đơn vị chủ quản, hộ gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ nhận khoán với hợp tác xã. Như vậy, lần đầu tiên kinh tế hộ gia đình được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ. Nghị quyết 10 đã được giai cấp nông dân tiếp nhận với tinh thần phấn khởi thực hiện, đưa lại nhiều chuyển biến rõ rệt. Sản xuất lương thực đã có sự khởi sắc đáng kể, từ 19,5 triệu tấn năm 1988 lên 21,5 triệu tấn năm 1989, tức là tăng thêm 2 triệu tấn trong 1 năm, tốc độ tăng trưởng trong nông nghiệp gần 10% là một kỷ lục chưa từng có. Sản lượng lương thực tăng nhanh không những cung cấp đủ nhu cầu cho nhân dân mà còn dư thừa để xuất khẩu. Tháng 6 năm 1989, 1,2 triệu tấn gạo đầu tiên của Việt Nam đã rời cảng Sài Gòn xuất khẩu ra quốc tế, mở đầu cho trang sử xuất khẩu lương thực của Việt Nam [15-III].

Tóm lại, Nghị quyết 10 đã tạo tiền đề đột phá trong vấn đề ruộng đất, đặc biệt là vấn đề quyền sử dụng ruộng đất cho hộ nông dân, tạo điều kiện để nông dân tự chủ trong sản xuất, từ đó nâng cao năng suất lao động.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông hộ vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế: Phần lớn các nông hộ còn sản xuất nhỏ lẻ, tự cấp, tự túc và kém hiệu quả, đời sống nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Lý do là vì ruộng đất được chia nhỏ cho các hộ gia đình ở nông thôn, bình quân diện tích nhỏ, manh mún và do đó lại hạn chế, triệt tiêu nhu cầu ứng dụng công nghệ cao để gia tăng giá trị khai thác đất. Kết quả là tại nhiều vùng, ruộng đất chỉ tạo ra sản lượng lương thực đủ ăn cho mỗi gia đình sở hữu ruộng, nhiều vùng khác thậm chí là không tạo ra sản lượng đủ ăn.

2.1.5.5 Luật Đất đai 1993 và Luật Đất đai sửa đổi bổ sung năm 1998 và 2001 Luật Đất đai 1993 do Quốc hội ban hành ngày 14/07/1993 gồm 7 chương, 89 điều. Đây là bộ luật đầu tiên được ban hành đã khẳng định quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân, đáp ứng nguyện vọng thiết tha của nông dân. Điều 1 của Luật đã chỉ rõ: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao đất cho các tổ chức kinh tế, đơn vị

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp khoa kinh tế phát triển nông thôn (Trang 22 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w