Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp khoa kinh tế phát triển nông thôn (Trang 56 - 67)

PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .44

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

Tính đến ngày 31/12/2012, tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 743 ha [9-I]. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 545,48 ha, chiếm 73,42% bao gồm 374,46 ha đất sản xuất nông nghiệp (93,47% trong số này là đất lúa), và 171,12 ha đất nuôi trồng thủy sản. Đất phi nông nghiệp chỉ chiếm 26,58%

diện tích đất tự nhiên. [16-I]

Bảng 3.1. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai xã Mỹ Thắng giai đoạn 2010 – 2012

ĐVT: ha

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh

Số lượng

CC (%)

Số lượng

CC (%)

Số lượng

CC

(%) 11/10 12/11 BQ

Tổng diện tích đất tự nhiên 743 100 743 100 743 100 100 100 100

I. Đất nông nghiệp 603,21 81,19 572,56 77,06 545,48 73,42 94,92 95,27 95,09 1. Đất sản xuất nông nghiệp 496,68 82,34 422,89 73,86 374,36 68,63 85,14 88,52 86,81 1.1 Đất trồng cây hàng năm 472,25 94,88 398,46 94,22 349,93 93,47 84,37 87,82 86,08

- Đất lúa 465,73 98,62 390,77 98,07 340,91 97,42 83,9 87,24 85,55

- Đất trồng cây hàng năm khác 6,52 1,38 7,69 1,93 9,02 2,58 117,94 117,3 117,62

1.2 Đất trồng cây lâu năm 24,43 5,12 24,43 5,78 24,43 6,53 100 100 100

2. Đất nuôi trồng thủy sản 106,53 17,66 149,67 26,14 171,12 31,37 140,5 114,33 126,74 II. Đất phi nông nghiệp 138,16 18,59 169,19 22,94 196,66 26,58 122,46 116,24 119,31

1. Đất ở 34,78 25,17 35,21 20,81 37,64 19,14 101,24 106,9 104,03

2. Đất chuyên dùng 95,53 69,14 126,13 74,55 151,17 76,87 132,03 119,85 125,79

3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 2,19 1,59 2,19 1,29 2,19 1,11 100 100 100

4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 5,66 4,1 5,66 3,35 5,66 2,88 100 100 100

III. Đất chưa sử dụng 1,63 0,22 1,25 0,17 0,86 0,12 76,69 68,8 72,64

Nguồn: UBND xã Mỹ Thắng,2013

Nhìn vào bảng 3.1 ta có thể thấy rõ biến động tình hình phân bổ và sử dụng đất ở Mỹ Thắng qua 3 năm. Diện tích đất nông nghiệp cũng như tỷ trọng của nó trong tổng diện tích đất tự nhiên của xã liên tục giảm do diện tích đất trồng cây hàng năm (chủ yếu là đất lúa) giảm mạnh. Năm 2010, diện tích đất lúa của xã là 465,73ha, đến năm 2011 giảm xuống còn 390,77 ha và đến năm 2013 con số này chỉ còn 340,91ha. Bình quân trong giai đoạn 2010 – 2012, diện tích đất lúa giảm 14,45%/năm. Đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ rất nhỏ, biến động tăng nhưng không đáng kể, mỗi năm chỉ tăng khoảng hơn 1ha.

Diện tích đất trồng cây lâu năm của xã không có biến động, cả 3 năm đều là 24,43ha. Bên cạnh đó, diện tích nuôi trồng thủy sản lại tăng mạnh. Năm 2010, diện tích này chỉ có 106,53ha, chiếm 17,66% diện tích đất nông nghiệp, đến năm 2012 đã tăng lên con số 171,12ha, bình quân tăng 26,74%/năm. Nguyên nhân của thực trạng này là do một phần lớn đất lúa bị chuyển đổi thành đất phi nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp và các công trình công cộng, một số đất trồng lúa kém hiệu quả được người dân chuyển đổi thành đất nuôi trồng thủy sản và một phần khác giảm là do ruộng đất bị bỏ hoang.

Mặt khác, diện tích đất phi nông nghiệp lại có xu hướng tăng, bình quân mỗi năm tăng 19,31%. Trong đất phi nông nghiệp thì đất chuyên dùng, bao gồm đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất quốc phòng an ninh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và đất có mục đích công cộng chiếm tỷ lệ cao nhất và cũng có tỷ lệ tăng cao nhất trong nhóm đất này. Năm 2012, diện tích đất chuyên dùng là 151,17 ha, chiếm tới 76,87% diện tích đất phi nông nghiệp của xã. Diện tích đất ở biến động tăng nhưng không nhiều trong khi diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng và đất nghĩa trang, nghĩa địa không có biến động. Xã Mỹ Thắng còn một phần đất chưa sử dụng nhưng chiếm tỷ lệ không đáng kể và đang có xu hướng giảm.

3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động

Dân số lao động là một nguồn lực không thể thiếu trong hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Đây cũng là một vấn đề được quan tâm hàng đầu khi nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội của một đơn vị hành chính. Tình hình dân số lao động của xã Mỹ Thắng được thể hiện trong bảng 3.2

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động xã Mỹ Thắng giai đoạn 2010 – 2012

Chỉ tiêu Đơn

vị

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%)

Số lượng

cấu (%)

Số lượng

cấu (%)

Số lượng

cấu (%)

11/10 12/11 Bình quân I. Tổng nhân khẩu ngườ

i

7.925 100 7.936 100 7.952 100 100,1 4

100,2 100,1 7

Nam người 3.741 47,2 3.745 47,19 3.886 48,87 100,1

1

103,7 7

101,9 2

Nữ người 4.184 52,8 4.191 52,81 4.066 51,13 100,1

7

97,02 98,58 II. Tổng số lao động ngườ

i

5.015 100 5.104 100 5.509 100 101,7 7

107,9 3

104,8 Số lao động nông nghiệp người 3.234 64,49 3.088 65,28 3.220 58,45 95,49 104,2

4

99,77 Số lao động phi nông

nghiệp

người 1.781 35,51 2.016 34,72 2.289 41,55 113,1 9

113,5 4

113,3 6

III. Tổng số hộ hộ 2.545 100 2.592 100 2.554 100 101,8

5

98,53 100,1 8 Số hộ nông nghiệp hộ 1.732 68,06 1.701 65,63 1.608 62,96 98,21 94,53 96,35 Số hộ phi nông nghiệp hộ 813 31,94 891 34,37 946 37,04 109,5

9

106,1 7

107,8 7

2. Bình quân LĐNN/hộ NN người 1,87 1,82 2,0

3. Bình quân đất NN/LĐNN ha 0,187 0,185 0,169

Nguồn: UBND xã Mỹ Thắng,2013

Hiện nay, toàn xã có 7.952 nhân khẩu, trong đó nữ vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam. Tuy nhiên, cũng giống như xu hướng chung của cả nước, tỷ lệ nhân khẩu là nữ đang giảm. Trong những năm qua, tổng số nhân khẩu của xã có tăng lên nhưng không nhiều, phần lớn là tỷ lệ sinh của xã không cao hơn nhiều tỷ lệ người dân trong xã đi làm ăn xa hay thanh niên đi học, đi làm ở Hà Nội không quay trở lại quê hương. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động của xã khoảng 70% dân số. Tổng số lao động đang tăng và tỷ lệ tăng ngày càng cao. Năm 2010, toàn xã có 5.015 lao động, đến năm 2011 tăng thêm 1,77% và đến năm 2012 thì con số lên tới 5.509 lao động, bình quân cả giai đoạn tăng 4,8%/năm. Trong cơ cấu lao động của xã, lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn nhưng tỷ lệ này đang có xu hướng giảm, nhường chỗ cho lao động phi nông nghiệp. Cụ thể, năm 2010, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên tổng số lao động là 64,49%, đến nay chỉ còn 58,45% trong khi tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tăng từ 35,51% lên 41,55%. Lao động phi nông nghiệp ở đây chủ yếu là lao động trong làng nghề bông, vải, sợi và may quần áo. Nguyên nhân của sự chuyển dịch cơ cấu lao động này là do những người làm nông nghiệp có thu nhập thấp chuyển sang làm làng nghề hay những công việc phi nông nghiệp khác có thu nhập cao hơn. Song song với đó, số hộ nông nghiệp cũng giảm xuống và số hộ phi nông nghiệp thì tăng lên. Hiện nay, số hộ nông nghiệp chỉ còn chiếm 62,96% tổng số hộ của xã.

Bình quân nhân khẩu trên hộ qua 3 năm lần lượt là 3,11; 3,06; 3,11.

Nhìn chung có thể thấy con số này biến động không nhiều là do có sự gia tăng cả về tổng số nhân khẩu lẫn tổng số hộ nhưng tỷ lệ này là tương đương nhau.

Bình quân lao động nông nghiệp trên hộ nông nghiệp có sự biến động tăng giảm không đồng đều, lúc tăng lúc giảm nhưng bình quân đất nông nghiệp trên lao động nông nghiệp lại giảm xuống.

3.1.2.3 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật

Bảng 3.3. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của xã Mỹ Thắng

Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng

I. Công trình thủy lợi

1 Trạm bơm điện Cái 6

2. Mương tưới

2.1 Mương tưới cấp I Km 1,8

2.2 Mương tưới cấp II Km 2,5

2.3 Mương tưới cấp III Km 2,6

2.4 Nạo vét được Km 6,9

II. Đường giao thông

1. Đường liên xã Km 8,2

2. Đường liên thôn Km 5

3. Đường nội bộ Km 8

III. Công trình điện

1. Trạm biến thế Cái 6

2. Dây cao áp Km 2,5

3. Dây hạ thế Km 5,5

4. Số hộ sử dụng điện % 100

IV. Công trình công cộng

1. Trường học Cái

1.1 Trường tiểu học Cái 1

1.2 Trường trung học cơ sở Cái 1

1.3 Trường mẫu giáo Cái 3

2. Trạm y tế Cái 1

3. Nhà văn hóa Cái 10

4. Đài truyền thanh Cái 1

5. Bưu điện Cái 2

Nguồn: UBND xã Mỹ Thắng,2013

* Hệ thống thủy lợi

Hiện nay, do thực hiện tốt chương trình kiên cố hóa kênh mương, hệ thống thủy lợi của xã khá đầy đủ. Cả xã có 6 trạm bơm điện với công suất trung bình mỗi trạm khoảng 3.600 m3/giờ. Trong những năm qua, xã đã xây dựng được 1,8 km kênh mương cấp I, 2,5 km kênh mương cấp II, 2,6 km kênh mương cấp III. Bên cạnh đó, xã cũng đã tự nạo vét được 6,9 km kênh tưới tiêu để phục vụ cho sản xuất. Tuy nhiên do hoạt động làng nghề ở đây rất phát triển, các hộ sản xuất lại không có ý thức, thường xuyên đổ bông vụn và vải vụn xuống kênh mương làm cho những con kênh này bị tắc. Chính quyền xã đã có những giải pháp khắc phục, khai thông kênh mương nhưng hiệu quả còn chưa cao.

* Hệ thống giao thông

Cùng với quá trình xây dựng nông thôn mới, giao thông của xã đang có những chuyển biến ró nét. Xã có 8,2 km đường liên xã được rải nhựa đạt chất lượng tốt. Đường liên thôn dài 5 km, mặt đường rộng 5m được rải đá cấp phối, những năm qua đã được đầu tư nâng cấp. Tuy nhiên, do xe cộ vận chuyển hàng hóa đi lại nhiều, có khoảng 3,5 km đường liên thôn qua 4 xóm 7, 8, 9, 10 đang bị xuống cấp nghiêm trọng. 100% đường nội bộ đã được bê tông hóa.

* Hệ thống điện

Do nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất và sinh hoạt của xã cao, đặc biệt là điện công nghiệp cho sản xuất, những năm qua hệ thống điện của xã đã không ngừng được đầu tư nâng cấp. Trên địa bàn toàn xã có hệ thống điện 35KV chạy qua, 2,5 km dây cao áp có chất lượng tốt, 5,5km dây hạ thế đảm bảo an toàn. Nhìn chung hệ thống điện của xã đủ để cung cấp 100% nhu cầu sử dụng của người dân.

* Công trình công cộng

Về giáo dục, xã có 1 trường tiểu học xây 2 tầng, 1 trường trung học cơ sở xây 3 tầng, và 3 trường mẫu giáo đủ để đáp ứng nhu cầu học hành của người dân trong xã. Trong những năm qua, chương trình xã hội hóa giáo dục được xã thực hiện khá tốt. Với đầu tư từ ngân sách xã và ngân sách Nhà nước cùng sự đóng góp của người dân, cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục trong xã đã được cải thiện rõ rệt, từng bước đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh.

Về y tế, xã có một trạm y tế được xây 2 tầng từ 5 năm nay. Cơ sở vật chất của trạm còn thiếu thốn, đội ngũ y bác sỹ không đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân. Vì vậy, khi bị bệnh, người dân trong xã thường lên bệnh viện đa khoa huyện Mỹ Lộc để khám và điều trị.

Về văn hóa, hiện nay xã có 10 nhà văn hóa ở 10 thôn, có 1 đài truyền thanh và 2 bưu điện. Xã đã thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng của các công trình công cộng này nhằm đảm bảo nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của người dân.

3.1.2.4 Kết quả phát triển kinh tế qua 3 năm

Mỹ Thắng là xã có kinh tế khá phát triển bởi có làng nghề làm bông, vải, sợi và may quần áo lâu đời. Sản phẩm của làng nghề rất đa dạng, phong phú, giá cả lại rẻ nên được nhiều nơi chấp nhận. Hiện nay, các sản phẩm này đã có mặt ở hầu hết các tỉnh phía Bắc và còn xuất khẩu sang Lào và Campuchia.

Cơ cấu kinh tế của Mỹ Thắng đang chuyển dịch theo xu hướng giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Điều đó được thể hiện rõ trong bảng 3.4

Bảng 3.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của xã Mỹ Thắng giai đoạn 2010 - 2012

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh

Số lượng

CC (%)

Số lượng

CC (%)

Số lượng

CC

(%) 11/10 12/11 Bình quân Tổng giá trị sản xuất 140.481 100 146.386 100 163.122 100 104,2 111,43 107,75 I. GTSX nông, lâm nghiệp

và thủy sản

58.202 41,43 57.464 39,26 60.100 36,84 98,73 104,59 101,62

1. Nông nghiệp 52.656 90,47 52.272 90,96 53.458 88,95 99,27 102,27 100,76

- Trồng trọt 27.766 52,73 26.605 50,9 27.533 51,5 95,81 103,49 99,58

- Chăn nuôi 21.618 41,06 22.690 43,41 22.388 41,88 104,96 98,67 101,77

- Dịch vụ nông nghiệp 3.272 6,21 2.977 5,69 3.537 6,62 90,98 118,81 103,97

2. Thủy sản 5.546 9,53 5.192 9,04 6.642 11,05 93,62 127,93 109,44

II. GTSX CN – tiểu thủ CN 62.475 44,47 66.675 45,55 76.409 46,84 106,72 114,6 110,59 III. GTSX TM – DV 19.804 14,1 22.247 15,19 26.613 16,31 112,36 119,63 115,94 Nguồn: UBND xã Mỹ Thắng,2013 Ghi chú: GTSX trong bảng trên tính theo giá so sánh năm 2010.

Tổng giá trị sản xuất của xã tăng nhanh qua các năm. Cụ thể, năm 2010, tổng giá trị sản xuất đạt 140.481 triệu đồng, năm 2012 đã tăng lên thành 163.122 triệu đồng, bình quân tăng 7,75%/năm, cao hơn tốc độ tăng bình quân của huyện Mỹ Lộc.

Giá trị sản xuất nông, lâm, nghiệp và thủy sản trong 3 qua của xã biến động không đều, lúc tăng lúc giảm. Năm 2011, con số này giảm xuống nhưng đến năm 2012 lại tăng lên. Nguyên nhân là do năm 2011, điều kiện thời tiết không thuận lợi gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã. Tỷ trọng ngành này đang đi xuống rõ rệt, hiện nay chỉ còn chiếm 36,84%

trong cơ cấu kinh tế của xã nhưng đây vẫn là một con số cao. Trong ngành nông nghiệp thì trồng trọt vẫn giữ vai trò chủ đạo, chiếm hơn một nửa giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ, chỉ khoảng 6,62%. Bên cạnh sự tăng trưởng yếu ớt của các ngành nông nghiệp thì nuôi trồng thủy sản lại khá phát triển. Năm 2010, giá trị sản xuất ngành thủy sản mới đạt 5.546 triệu đồng, đến năm 2012, con số này đã lên tới 6.642 triệu đồng, bình quân cả giai đoạn tăng 9,44%/năm. Nguyên nhân là do nhiều hộ nông dân ở đây đã bắt đầu chuyển đất trồng lúa hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản đem lại thu nhập cao hơn.

Làng nghề rất phát triển đã đóng góp không nhỏ vào giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của xã làm cho con số này tăng nhanh qua các năm. Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt 62.475 triệu đồng, năm 2011 đã tăng lên thành 66.675 triệu đồng và đến năm 2012 là 76.409 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân là 10,59%/năm. Tỷ trọng ngành này trong cơ cấu kinh tế của xã cũng đang ngày một tăng lên, năm 2012 chiếm khoảng 46,82% GDP của xã.

Thương mại – dịch vụ những năm qua của xã cũng có bước phát triển.

giá trị sản xuất thương mại – dịch vụ cũng như tỷ trọng của ngành này tăng

nhanh qua các năm nhưng vẫn còn giữ một vị trí khiêm tốn trong cơ cấu kinh tế, hiện nay chỉ khoảng 16,31%.

Nhìn chung, kinh tế của xã Mỹ Thắng đang có những chuyển biến theo hướng tích cực.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp khoa kinh tế phát triển nông thôn (Trang 56 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w