Phát triển kinh tế trang trại

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp khoa kinh tế phát triển nông thôn (Trang 105 - 108)

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Định hướng và giải pháp

4.3.2.3 Phát triển kinh tế trang trại

Phát triển kinh tế trang trại hiện nay là một xu hướng đang được Nhà nước khuyến khích và cũng là một trong những giải pháp có thể hạn chế và

khắc phục được tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang, đặc biệt là những ruộng đất bị bỏ hoang do người dân làm làng nghề mà không muốn làm ruộng nữa. Mô hình kinh tế trang trại này vừa đem lại thu nhập cao hơn cho người nông dân, mặt khác việc sử dụng đất đai cũng hiệu quả hơn so với kinh tế hộ nông dân.

Tuy nhiên ở Mỹ Thắng hiện nay, kinh tế trang trại chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Ở đây, mới chỉ có những hộ làm nông nghiệp theo quy mô lớn, tổ chức còn thiếu chặt chẽ, chưa đủ tiêu chuẩn để hình thành nên trang trại.

Nguyên nhân là do trình độ kỹ thuật cũng như trình độ quản lý của hộ còn thấp, lại chưa được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:

* Về phía Nhà nước và chính quyền địa phương:

- Nhanh chóng hoàn thành dồn điền đổi thửa và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân. Thực hiện giao đất lâu dài và ổn định cho các tổ chức, đơn vị kinh tế, cá nhân. Đây là việc làm hết sức cần thiết vì có nhận được sự giao đất lâu dài và ổn định thì các trang trại mời có thể yên tâm sản xuất kinh doanh.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhằm mục đích mở trang trại như giảm mức thuế suất chuyển quyền sử dụng đất… Các hộ dân làm làng nghề có thu nhập cao, không còn thiết tha với đồng ruộng có thể chuyển nhượng phần đất của mình cho người khác có nhu cầu mở trang trại nhưng thiếu đất. Việc làm này vừa khắc phục được tình trạng đất bỏ hoang lại có thể giảm bớt tình trạng đất manh mún trong sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đầu tư sản xuất.

- Có sự hỗ trợ nguồn vốn ngân sách cho phát triển kinh tế trang trại, nguồn vốn này tập trung vào việc xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông, điện nước, … để khuyến khích việc sản xuất phát triển, kết hợp Nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Tạo điều kiện cho người dân vay vốn với mức lãi suất ưu đãi, hướng dẫn người dân tiếp cận nguồn vốn và hiểu rõ các thủ tục vay vốn.

- Chú trọng nâng cao trình độ ứng dụng khoa học công nghệ ở các trang trại.

- Nhà nước và chính quyền địa phương cần giữa vai trò trung gian trong điều hòa mối quan hệ doanh nghiệp và trang trại để đảm bảo đầu vào, đầu ra thông suốt cho hoạt động sản xuất.

* Về phía người dân (chủ trang trại):

- Chủ động trong sử dụng nguồn lực đất đai, chú trọng tăng quy mô đất đai nói riêng và các nguồn lực khác nói chung.

- Chủ động tìm kiếm thông tin thị trường để xem cần sản xuất cái gì, số lượng bao nhiêu, các cơ quan nhà nước chỉ có thể cung cấp một hệ thống các kênh thông tin đa chiều chứ không thể can thiệp trực tiếp vào định hướng kinh doanh và tiêu dùng sản phẩm của từng trang trại.

- Nâng cao trình độ nhận thức, trình độ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ để có thể kinh doanh hiệu quả. Để làm được điều đó, chủ trang trại có thể tham gia cac khóa tập huấn, đào tạo về kỹ thuật, trồng trọt chăn nuôi, về công nghệ lập quy hoạch sử dụng đất đai của trang trại, các vấn để vầ kinh tế và quản lý trang trại, …

- Chủ động đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Phát triển trang trại kết hợp nhiều hình thức trồng trọt với chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, khai thác hết thế mạnh vốn có của mình trong điều kiện chưa thể chuyên môn hóa sản xuất theo vùng lớn.

- Trong điều kiện cơ sở hạ tầng nông thôn ở địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất thì phải chủ động xây dựng hệ thống riêng trong điều kiện cho phép.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp khoa kinh tế phát triển nông thôn (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w