Tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa98 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp khoa kinh tế phát triển nông thôn (Trang 110 - 113)

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Định hướng và giải pháp

4.3.2.5 Tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa98 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Thực tiễn cho thấy, những năm gần đây, mối liên kết “bốn nhà” (Nhà nước – nhà doanh nghiệp – nhà khoa học – nhà nông) đã bước đầu mang lại những lợi ích thiết thực. Mối liên kết này đã gắn thị trường tiêu thụ nông sản với sản xuất nông nghiệp, đảm bảo quy mô số lượng theo yêu cầu của công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, tạo thêm vốn đầu tư cho hộ mở rộng sản xuất theo hướng thâm canh chuyên môn hóa. Nhưng nhìn chung mà nói, tỷ lệ nông sản hàng hóa được tiêu thụ qua hợp đồng giữa người sản xuất và doanh nghiệp ở Mỹ Thắng là rất nhỏ, hầu như không có. Hộ nông dân chỉ phổ biến tiêu thụ sản phẩm của mình qua tay tư thương hoặc những người

buôn bán nhỏ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập mà hộ nông dân thu được khi mà hộ thường bị tư thương ép giá thấp. Bên cạnh đó, sự liên kết lỏng lẻo giữa nhà nông – nhà khoa học khiến cho người nông dân khó tiếp cận được với các loại giống mới cho năng suất cao hay việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho hiệu quả trồng lúa thấp, dẫn đến tình trạng người nông dân bỏ ruộng. Do vậy, ta cần phải có những giải pháp để khắc phục tình trạng này. Chúng ta có thể kể đến một số giải pháp sau đây.

* Đối với Nhà Nước: Nhà nước là yếu tố giữa vai trò trung tâm để điều hòa các mối quan hệ giữa nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học. Vì vậy, Nhà nước cần:

- Thúc đẩy chuyển nhượng ruộng đất giữa các hộ nông dân, đẩy mạnh dồn điền đổi thửa.

- Duy trì và có thêm sự tăng cường các hình thức hỗ trợ khuyến khích liên kết trong sản xuất như vốn, đầu vào, khuyến nông, tiêu thụ sản phẩm.

- Tăng cường tuyên truyền giáo dục để nâng cao trình độ dân trí cho người dân, giúp họ dễ tiếp cận với khoa học kỹ thuật hơn.

- Giúp người dân nắm bắt được thông tin thị trường thông qua công tác tuyên truyền, tập huấn.

- Có chiến lược quảng bá giới thiệu để các nhà đầu tư thấy rõ tiềm năng, lợi thế địa phương để thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp chế biến.

* Đối với nhà doanh nghiệp: Bao gồm cả doanh nghiệp công nghiệp chế biến, dịch vụ, ngân hàng và các quỹ tín dụng. Các doanh nghiệp này giữ vai trò hạt nhân trong liên kết giữa các nhà.

- Doanh nghiệp cần có mạng lưới thu gom chính thức trên địa bàn xã.

- Tạo dựng lòng tin với hộ nông dân, sử dụng hình thức liên hệ trực tiếp với hộ làm hợp đồng nông sản, giảm bớt chi phí trung gian.

- Tổ chức họp mặt với hộ nông dân, trong đó có sự tham gia của các ngành liên quan nhằm giải quyêt tốt các vấn đề có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng như giá cả, chất lượng nông sản, quy chế, …

- Có phương án chia sẻ rủi ro giữa các bên.

- Có chế độ bồi thường hợp lý khi vi phạm hợp đồng.

* Đối với nhà khoa học: Bao gồm các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ, cần:

- Nghiên cứu cho ra những giống cây trồng, vật nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao phù hợp với đồng đất của địa phương.

- Tăng cường cán bộ chỉ đạo về kỹ thuật khi trồng mới và thu hoạch sản phẩm ho địa phương.

- Kết hợp với chính quyền địa phương tăng cường các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho người nông dân.

* Đối với nhà nông:

- Nâng cao nhận thức về mối liên kết “bốn nhà” cũng như lợi ích khi tham gia vào mối liên kết đó.

- Tích cực, chủ động nắm bắt thông tin thị trường cũng như thông tin về khoa học, kỹ thuật.

- Chủ động nâng cao trình độ kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm sản xuất.

- Tìm hiểu thêm về liên kết, tránh vi phạm hợp đồng.

PHẦN V

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp khoa kinh tế phát triển nông thôn (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w