Thực trạng ruộng đất bị bỏ hoang tại xã Mỹ Thắng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp khoa kinh tế phát triển nông thôn (Trang 71 - 76)

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Thực trạng ruộng đất bị bỏ hoang tại xã Mỹ Thắng

Mỹ Thắng là xã có diện tích đất bỏ hoang lớn nhất trong 11 xã, thị trấn của huyện Mỹ Lộc, chiếm tới 78,05% ruộng bỏ hoang của huyện. Tình hình nông dân bỏ ruộng ở xã Mỹ Thắng trong 3 năm gần đây được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 4.1. Tình hình đất bỏ hoang của nông dân tại xã Mỹ Thắng giai đoạn 2011 – 2013

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Diện tích bỏ hoang (ha) 11,1853 15,2792 21,052

Số hộ bỏ hoang ruộng đất (hộ) 191 269 374

Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Mỹ Lộc,2013 Nhìn vào bảng trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy tình hình đất nông dân bỏ hoang ruộng đất tại Mỹ Thắng liên tục biến động tăng qua các năm. Nếu như năm 2011, toàn xã chỉ có 191 hộ nông dân bỏ ruộng với diện tích hơn 11ha thì đến năm 2012, con số này đã lên tới 269 hộ với 15,3ha, tức là tăng 40,8% về số hộ và tăng 36,6% về diện tích. Đến năm 2013, con số này còn tăng cao hơn nữa, tăng 37,78% về diện tích so với năm 2012 và tăng tới 88,21% so với năm 2011. Với số hộ bỏ ruộng năm 2013 là 374 hộ thì nó đã tăng 39% so với năm 2012 và tăng 95,8% so với năm 2011. Như vậy, số hộ nông dân bỏ ruộng cũng như là diện tích ruộng bị bỏ hoang không những tăng mà còn tăng nhanh qua các năm. Tỷ lệ tăng này là rất đáng lưu ý đối với một xã, khi mà hoạt động nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển kinh tế xã hội của xã.

Một thực trạng nữa của vấn đề ruộng đất bị bỏ hoang ở Mỹ Thắng đó là số hộ cũng như diện tích bỏ ruộng không đồng đều ở các thôn, xóm mà có sự khác biệt khá lớn.

Bảng 4.2. Tình hình ruộng đất bỏ hoang tại các thôn, xóm trong xã Mỹ Thắng năm 2013

STT Thôn/xóm Số hộ Diện tích (m2)

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Thôn Bườn 1 2 0.53 2.023 0.96

2 Thôn Bườn 2 0 0.00 0 0.00

3 Thôn Bườn 3 12 3.21 4.958 2.36

4 Thôn Mai 72 19.25 42.796 20.33

5 Thôn Mỹ 62 16.58 25.937 12.32

6 Thôn Kim 1 0.27 360 0.17

7 Thôn Đoài 9 2.41 1.661 0.79

8 Thôn Nội 6 1.60 4.256 2.02

9 Thôn Thịnh 3 0.80 1.120 0.53

10 Xóm 7 31 8.29 24.281 11.53

11 Xóm 8 12 3.21 10.469 4.97

12 Xóm 9 52 13.90 13.987 6.64

13 Xóm 10 112 29.95 78.672 37.37

Cộng 374 100.00 210.520 100.00

Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Mỹ Lộc,2013 Ta thấy, ruộng đất bị bỏ hoang của xã Mỹ Thắng tập trung ở nhiều nhất ở xóm 10 với 112 hộ bỏ ruộng (chiếm 29,95% số hộ bỏ ruộng của xã) và diện tích bỏ hoang lên tới 78.672 m2 (chiếm 37,37%). Sau xóm 10, thôn Mai là thôn có diện tích ruộng bỏ hoang lớn thứ 2 với 42.769 m2, chiếm 20,33% diện tích bỏ hoang toàn xã và có 72 hộ có hiện tượng bỏ hoang ruộng đất. Như vậy, xóm 10 và thôn Mai đã chiếm tới 57,7% diện tích ruộng bị bỏ hoang của

xã và chiếm 49,2% số hộ. Thôn Mai, xóm 9, xóm 7 cũng là những xóm ruộng đất bị bỏ hoang khá nhiều trong xã. Sở dĩ như vậy là vì xóm 10 là xóm có làng nghề làm bông, chăn và quần áo, người nông dân làm làng nghề có thu nhập rất cao nên họ không còn mặn mà gì với nghề nông nữa. Thôn Mai nằm cạnh xóm 10 nên cũng ít nhiều chịu sự tác động này. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì lại có những thôn, xóm hiện tượng ruộng đất bị bỏ hoang mới chỉ manh nha xuất hiện ở 1,2 hộ, thậm chí là không có hộ nào bỏ ruộng. Thôn Bườn 1 chỉ có 2 hộ, thôn Đoài có 1 hộ, thôn Thịnh có 3 hộ và đặc biệt là thôn Bườn 2 không có hộ nào bỏ hoang ruộng đất. Sở dĩ như vậy là vì xóm 10 là xóm có làng nghề làm bông, chăn và quần áo, người nông dân làm làng nghề có thu nhập rất cao nên họ không còn mặn mà gì với nghề nông nữa. Thôn Mai nằm cạnh xóm 10 nên cũng ít nhiều chịu sự tác động này.

Điều đáng lưu ý ở Mỹ Thắng đó là toàn bộ diện tích bỏ hoang của xã đều là diện tích đất hai lúa, trong đó phần lớn là đất hai lúa có chất lượng tốt và trung bình, chỉ có một phần là đất xấu, trũng, canh tác cho năng suất thấp.

Trước đây, những khu ruộng bị bỏ hoang này cũng được hộ nông dân cho người khác mượn để cấy nhưng hiện nay thì không còn ai muốn mượn ruộng để canh tác nữa do lợi nhuận thu được không đủ để bù đắp cho công sức mà họ bỏ ra nên hộ bỏ hoang luôn số ruộng này.

4.1.2 Thực trạng ruộng đất bị bỏ hoang của nhóm hộ điều tra

Để thấy rõ hơn tình hình ruộng đất bị bỏ hoang ở xã Mỹ Thắng, tôi đã tiến hành khảo sát 60 hộ nông dân bỏ ruộng trên địa bàn xã, nằm rải rác ở cả 13 thôn, xóm.

Bảng 4.3. Thực trạng ruộng đất bị bỏ hoang của nhóm hộ điều tra giai đoạn 2011 – 2013

Chỉ tiêu Đơn vị Năm So sánh

2011 2012 2013 12/11 13/12 13/11

1. Tổng số hộ Hộ 60 60 60 100% 100% 100%

2. Tổng diện tích ruộng bỏ hoang m2 11.831 25.322 35.172 214% 138,9% 297,3%

2.1 Diện tích bỏ hoang 1 vụ m2 4.421 9.632 7.960 217,9% 82,64% 180%

2.2 Diện tích bỏ hoang 2 vụ m2 7.410 15.690 27.212 211,74% 173,44% 367,2%

3. Tỷ lệ bỏ hoang 1 vụ/tổng diện tích bỏ hoang % 37,37 38,04 22,63 4. Tỷ lệ bỏ hoang 2 vụ/tổng diện tích bỏ hoang % 62,63 61,96 77,37 5. Bình quân diện tích ruộng bỏ hoang/hộ m2/hộ 197,18 422,03 586,2

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra,2013

Qua bảng số liệu 4.3, ta có thể thấy rõ tình hình bỏ hoang ruộng đất của 60 hộ được lựa chọn để điều tra. Tổng diện tích ruộng đất bỏ hoang của nhóm hộ tăng liên tục qua 3 năm và tăng với tốc độ rất nhanh. Nếu như năm 2011, tổng diện tích bỏ hoang của nhóm hộ chỉ có 11.831 m2 (chiếm khoảng 8,84 % diện tích đất nông nghiệp của nhóm hộ) thì đến năm 2012, con số này đã tăng lên hơn 2 lần, lên tới 25.322 m2. Hiện nay, diện tích ruộng đất bỏ hoang của 60 hộ là 35.172 m2, chiếm 16,7% tổng diện tích bỏ hoang của xã. Như vậy, diện tích bỏ hoang của nhóm hộ điều tra đã gấp 3 lần so với năm 2011, tốc độ tăng bình quân trong 3 năm là 74%/năm. Đây là một con số rất đáng chú ý đối với diện tích đất nông nghiệp của một xã. Nguyên nhân chính của sự gia tăng nhanh chóng diện tích đất bỏ hoang là do trong những năm qua, thu nhập từ trồng lúa của người nông dân trong nhóm hộ điều tra nói riêng và ở Mỹ Thắng nói chung rất thấp, không đủ để đảm bảo cho cuộc sống của hộ. Bên cạnh đó, thu nhập từ hoạt động làng nghề bông, vải, sợi và may quần áo cao hơn nhiều so với việc trồng lúa nên họ bỏ hoang ruộng đất. Những năm trước đây, một phần diện tích bỏ hoang này cũng được hộ nông dân cho người khác mượn để cấy nhưng đến nay, sau khi tính toán thu nhập mà họ có được, những người trước kia mượn ruộng cũng không còn gắn bó với đồng ruộng nữa nên diện tích ruộng đất bị bỏ hoang đã tăng lên nhanh chóng.

Diện tích ruộng đất bị bỏ hoang 1 vụ của nhóm hộ điều tra biến động không đồng đều qua các năm, có lúc tăng lúc giảm. Cụ thể, năm 2011, diện tích bỏ hoang 1 vụ là 4.421 m2, đến năm 2012 con số này tăng lên rất nhanh, tăng tới hơn 2 lần đạt tới 9.623 m2 nhưng đến năm 2013 lại có xu hướng giảm xuống, chỉ còn gần 8.000 m2. Như vậy, so với năm 2011 thì hiện nay, diện tích ruộng đất bỏ hoang 1 vụ đã tăng lên 80%, con số này thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của tổng diện tích bỏ hoang. Nguyên nhân của sự tăng giảm thất thường này là do có thêm diện tích bị bỏ hoang 1 vụ nhưng cũng có nhiều diện tích từ chỉ bỏ hoang 1 vụ chuyển thành bị bỏ hoang 2 vụ. Diện tích bị

chuyển thành bỏ hoang 2 vụ này lớn hơn nhiều so với diện tích bỏ hoang 1 vụ tăng thêm nên diện tích bỏ hoang 1 vụ có xu hướng giảm.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, diện tích ruộng đất bị bỏ hoang 2 vụ (bỏ hoang hoàn toàn) lại tăng rất nhanh. Năm 2011, diện tích bỏ hoang 2 vụ chỉ có 7.410 m2 thì đến năm 2012 đã tăng hơn 2 lần và đến năm 2013 con số này đã lên tới 27.212 m2. Điều này có nghĩa là chỉ trong vòng 3 năm, diện tích bỏ hoang 2 vụ của nhóm hộ điều tra đã tăng lên gần 268%, tốc độ tăng bình quân mỗi năm là khoảng 91%. Đó thực sự là một tốc độ tăng chóng mặt đáng phải lưu ý. Diện tích bỏ hoang 2 vụ tăng nhanh như vậy một phần diện tích bị bỏ hoang 1 vụ đã bị bỏ hoang hoàn toàn, chuyển thành diện tích bị bỏ hoang 2 vụ, phần khác là do qua mỗi năm lại có thêm nhiều hộ bỏ hoang ruộng đất của mình trong khi chính quyền xã chưa có những biện pháp cụ thể, thiết thực để giải quyết tình trạng này.

Trong tổng số diện tích ruộng bị bỏ hoang của nhóm hộ điều tra thì diện tích bị bỏ hoang 2 vụ chiếm phần lớn. Năm 2011, tỷ lệ bỏ hoang 2 vụ/tổng diện tích bỏ hoang là 62,63% tức là diện tích ruộng bị bỏ hoang hoàn toàn chiếm tới gần 2/3 trong tổng số diện tích bị bỏ hoang. Điều đáng nói là tỷ lệ này đang có xu hướng tăng lên, khi mà tới năm 2013, tỷ lệ này đã lên tới 77,37% tức là diện tích bỏ hoang 2 vụ chiếm tới hơn 3/4 tổng diện tích bị bỏ hoang. Nguyên nhân của tình trạng này là do diện tích đất bỏ hoang 2 vụ tăng nhanh hơn nhiều so với diện tích bị bỏ hoang 1 vụ.

Như vậy, diện tích ruộng đất bị bỏ hoang của 60 hộ điều tra tăng nhanh trong những năm gần đây, trong đó diện tích đất bị bỏ hoang 2 vụ chiếm tỷ lệ cao.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp khoa kinh tế phát triển nông thôn (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w