PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đất bị bỏ hoang
4.2.1 Thu nhập từ trồng lúa thấp
Thu nhập từ trồng lúa thấp là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng người nông dân bỏ hoang ruộng đất của mình. Trong những năm qua, chi phí đầu vào cho hoạt động trồng lúa nói riêng và hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung liên tục tăng cao trong khi giá bán lúa lại ít thay đổi, thậm chí là giảm khiến hiệu quả sản xuất giảm.
Ảnh 4.1. Giá đầu vào tăng mạnh trong khi giá lúa tăng thấp là một trong những nguyên nhân khiến nông dân bỏ ruộng
Bảng 4.5. Chi phí sản xuất lúa của hộ nông dân qua các năm
Chỉ tiêu Đơn vị Khối lượng 1 vụ năm 2012 1 vụ năm 2013
Đơn giá Thành tiền Đơn giá Thành tiền
I. Chi phí trung gian Đồng 519.500 580.500
1. Giống Kg 1,5 48.000 72.000 54.000 81.000
2. Phân bón
Phân NPK Kg 25 8.700 217.500 9.500 237.500
3. Bảo vệ thực vật Lần 2 20.000 40.000 25.000 50.000
4. Làm đất Đồng 120.000 140.000
5. Dịch vụ hợp tác xã Đồng 50.000 50.000
6. Chi phí khác 20.000 22.000
II. Công lao động Công 4
1. Gieo cấy Công 1 160.000 160.000 180.000 180.000
2. Thu hoạch Công 1 200.000 200.000 230.000 230.000
3. Chăm sóc Công 1
4. Khác Công 1
Tổng chi phí Đồng 879.500 990.500
Người dân ở Mỹ Thắng chỉ cấy 3 giống lúa chủ yếu đó là giống Bắc Thơm, giống Tạp giao và gần đây là giống BC15. Tùy theo từng loại giống lúa mà lượng giống cho 1 sào cũng như giá cả của từng loại cũng khác nhau.
Chẳng hạn như giống Bắc Thơm là giống lúa thuần nên giá rẻ, chỉ khoảng 20.000 đồng – 24.000 đồng/kg nhưng mỗi sào lại cần tới 1,8 – 2kg thóc giống. Còn giống Tạp giao là giống lúa lai nên giá khoảng 90.000 – 100.000 đồng/kg, tuy giá cao nhưng mỗi sào chỉ mất khoảng 1 – 1,2 kg thóc giống.
Bình quân các loại giống trên thì chi phí giống cho mỗi sào lúa của hộ mất khoảng 81.000 đồng vào thời điểm hiện tại. Hiện nay, hộ nông dân không còn sử dụng riêng rẽ các loại phân đạm, lân, kali để bón cho lúa nữa mà họ thường sử dụng phân NPK tổng hợp. Trung bình mỗi sào, người dân sử dụng khoảng 20 kg phân NPK để bón lót và 5 kg để bón thúc, tổng cộng là 25 kg cho một sào lúa cho 1 vụ, chi phí hết khoảng 210.000 – 250.000 đồng tùy loại phân bón. Bên cạnh đó, hộ nông dân còn phải bỏ ra chi phí thuốc bảo vệ thực vật 2 lần/vụ, chi phí thuê máy cày để làm đất, các chi phí cho dịch vụ hợp tác xã như phí bảo vệ đồng ruộng, phí diệt chuột, phí thủy lợi,… Tổng các loại chi phí này hết khoảng hơn 200.000 đồng.
Ngoài các chi phí trung gian, hộ còn đầu tư khoảng 4 công lao động cho 1 sào lúa trong 1 vụ trong đó bao gồm 1 công gieo cấy, 1 công thu hoạch, 1 công chăm sóc, và 1 công lao động khác như thăm ruộng, tháo nước, be bờ,
… Trong đó, các công gieo cấy và thu hoạch, hầu hết các hộ ở đây đều đi thuê. Tổng chi phí cho đi thuê cho 2 công này mất khoảng 400.000 đồng cho 1 sào. Còn 2 công còn lại thì đa phần hộ tự làm vì đây là những công việc không thể thuê cũng không thể hạch toán ra công được vì nó diễn ra suốt thời kỳ sinh trưởng của lúa, từ khi bắt đầu cấy đến khi thu hoạch xong.
Như vậy, để có thể thu hoạch được một vụ lúa, người nông dân phải bỏ
có thể thấy, các loại chi phí đầu vào này đều tăng lên rõ rệt qua các năm. Năm 2012, để cấy 1 sào lúa, hộ nông dân chỉ phải mất 72.000 đồng tiền giống nhưng đến năm 2013, chi phí này đã tăng thêm 9.000 đồng/sào, tức là mất 81.000 đồng. Đây tuy không phải là một mức tăng cao nhưng cũng gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Giá phân bón tăng cao là một thách thức không nhỏ đối với bà con nông dân. Chỉ trong vòng 1 năm, giá phân bón NPK đã tăng hơn 9%, từ 8.700 đồng/kg lên 9.500 đồng/kg. Điều đó có nghĩa với 25 kg NPK cho mối sào lúa trong một vụ, hộ nông dân sẽ phải bỏ thêm 20.000 đồng. Bên cạnh đó, các loại chi phí khác cũng không ngừng tăng lên như chi phí làm đất tăng tới 20.000 đồng/ sào, chi phí thuốc bảo vệ thực vật tăng 10.000 đồng/ sào, chỉ có phí dịch vụ hợp tác xã là giữa nguyên ở mức 50.000 đồng/sào/vụ. Nhưng tốc độ tăng của các loại chi phí trung gian không nhanh bằng tốc độ tăng của tiền thuê lao động. Năm 2012, nếu như một công gieo cấy bình quân chỉ khoảng 160.000 đồng/công và công thu hoạch là 200.000 đồng/công thì năm 2013, con số này đã lần lượt tăng lên với mức 20.000 đồng/công và 30.000 đồng/công. Tính ra, với mỗi sào lúa, người nông dân sẽ phải bỏ thêm 50.000 đồng tiền công thuê lao động. Tổng hợp lại, nếu tính trung bình, để sản xuất 1 sào lúa trong 1 vụ năm 2013, hộ nông dân đã phải bỏ thêm 111.000 đồng tiền chi phí và tiền công các loại.
Chi phí thì không ngừng tăng nhưng giá thóc lại không hề nhúc nhích, làm cho người dân không biết lấy gì để bù đắp cho phần chi phí tăng thêm mà mình phải bỏ ra.
Bảng 4.6. Hiệu quả sản xuất trên 1 sào lúa trong 1 vụ của hộ nông dân
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2012 Năm 2013
Lao động thuê Lao động gia đình Lao động thuê Lao động gia đình
1. Giá trị sản xuất (GO) Đồng 1.235.000 1.235.000 1.020.000 1.020.000
2. Chi phí trung gian (IC) Đồng 519.500 519.500 580.500 580.500
3. Giá trị tăng thêm (VA) Đồng 715.500 715.500 439.500 439.500
4. Thu nhập hỗn hợp (MI) Đồng 355.500 715.500 29.500 439.500
5. Tổng công lao động Công 4 4 4 4
Lao động gia đình Công 2 4 2 4
Lao động đi thuê Công 2 0 2 0
6. GO/IC Lần 2,38 2,38 1,76 1,76
7.VA/IC Lần 1,38 1,38 0,77 0,77
8.MI/IC Lần 0,68 1,38 0,05 0,77
9. VA/Lao động gia đình Đồng 357.750 178.875 219.750 109.875
10. MI/Lao động gia đình Đồng 177.750 178.875 14.750 109.875
Hiệu quả sản xuất lúa được tính riêng cho 2 nhóm hộ: nhóm hộ thuê lao động và nhóm hộ không thuê lao động, chỉ sử dụng lao động gia đình. Hai nhóm hộ này có cùng một giá trị sản xuất GO, cúng 1 chi phí trung gian IC và giá trị tăng thêm VA nhưng do sự khác biệt trong sử dụng lao động nên thu nhập hỗn hợp MI của 2 nhóm khác nhau. Do không phải thuê lao động nên nhóm hộ chỉ sử dụng lao động gia đình có thu nhập cao hơn nhiều so với nhóm hộ đi thuê lao động. Vì các chỉ tiêu GO, IC, VA của hai nhóm hộ là như nhau nên các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất GO/IC, VA/IC của hai nhóm này cũng như nhau.
Nhìn vào bảng 4.6 ta có thể thấy rõ hiệu quả mà hộ nông dân thu được từ trồng lúa có xu hướng giảm xuống. Năm 2013, tính trung bình cho 1 sào lúa trong 1 vụ, giá trị sản xuất chỉ đạt 1.020.000 đồng, giảm 17,4% so với năm 2012. Sở dĩ giá trị sản xuất giảm mạnh như vậy một phần là do giá thóc giảm. Năm 2012, giá thóc bình quân là 6.500 đồng/kg nhưng năm 2013 chỉ còn 6.000 đồng/kg. Nhưng phần lớn nguyên nhân giảm là do vụ mùa năm 2013, nông dân ở Mỹ Thắng mất mùa nặng do bệnh bạc lá và sâu bệnh phá hoại, năng suất chỉ đạt 50% so với cùng kỳ năm 2012. Theo ông Trần Xuân Thư, phó chủ tịch UBND xã Mỹ Thắng phụ trách về nông nghiệp cho biết:
“Vụ mùa năm 2013, người dân trong xã mất mùa lớn. Những hộ nào cấy giống BC15 còn đạt được năng suất khoảng 1,4 – 1,5 tạ/sào, còn nếu cấy Bắc Thơm, Tạp dao thì năng suất trung bình chỉ đạt 1 nửa so với vụ mùa năm 2012, thậm chí có hộ mất trắng. Có hộ cấy hơn 4 sào mà chỉ thu được có 15 kg thóc.”. Sự giảm sút về giá trị sản xuất này cộng thêm với việc chi phí trung gian tăng tới 11,75% đã dẫn tới giá trị gia tăng VA và thu nhập hỗn hợp MI giảm mạnh. Giá trị gia tăng giảm từ 715.500 đồng xuống chỉ còn 439.500 đồng, giảm tới 38,6%. Đối với nhóm hộ chỉ sử dụng lao động gia đình mà không đi thuê, thì giá trị gia tăng bằng thu nhập hỗn hợp nên họ cộ còn thu được 439.500 đồng/sào/vụ. Nhưng đối với nhóm hộ phải thuê lao động ngoài
thì do công thuê lao động cũng tăng cao nên thu nhập hỗn hợp của nhóm hộ này còn giảm mạnh hơn nữa, giảm từ 355.500 xuống còn 29.500 đồng, giảm tới 91,7%. Đây quả là một con số gây bất ngờ.
Tóm lại, thu nhập từ trồng lúa của hộ nông dân là quá thấp. Với những năm được mùa như năm 2012 thì hộ còn thu được 355.500 đồng/ sào/vụ đối với những hộ đi thuê lao động và 715.500 đồng/sào/vụ đối với những hộ chỉ sử dụng lao động gia đình. Còn những năm mất mùa như năm 2013, với mức thu nhập chỉ có 439.500 đồng/sào/vụ của nhóm hộ chỉ sử dụng lao động gia đình, còn hộ đi thuê lao động chỉ thu được 29.500 đồng/sào/vụ. Với mức thu nhập như vậy, nếu chỉ trồng lúa, hộ sẽ không thể nào đảm bảo cho cuộc sống của mình, thậm chí sẽ rơi vào tình cảnh đói nghèo. Với hiệu quả thấp như vậy, các hộ nông dân bỏ ruộng cũng là điều dễ hiểu.