Do ruộng đất manh mún, phân tán, ở xa nhà

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp khoa kinh tế phát triển nông thôn (Trang 88 - 91)

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đất bị bỏ hoang

4.2.3 Do ruộng đất manh mún, phân tán, ở xa nhà

Ở Việt Nam nói chung và ở Mỹ Thắng nói riêng, ruộng đất còn khá manh mún và phân tán. Trong những năm qua, tuy công tác dồn điền đổi thửa đã được triển khai một cách mạnh mẽ nhưng tình trạng trên cũng chưa được cải thiện đáng kể. Với diện tích đất nông nghiệp bình quân trên hộ khoảng 2.056 m2/hộ (tức là khoảng 5,7 sào Bắc Bộ/ hộ) nhưng ở Mỹ Thắng số thửa ruộng bình quân/ hộ lên tới con số 6 - 7 thửa/hộ, cá biệt có hộ có tới 12 thửa/hộ. Chính sự manh mún, phân tán này đã gây rất nhiều khó khăn cho hộ nông dân trong vấn đề đi lại thăm đồng, chăm sóc lúa, di chuyển giữa các ruộng với nhau, người nông dân sẽ phải tính toán để phân bổ nguồn lực sao cho hợp lý nhất, các chi phí đầu vào cho quá trình sản xuất cũng lớn hơn những khu ruộng tập trung.

Bảng 4.8. Sự phân tán của ruộng đất của nhóm hộ điều tra

Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng

Diện tích đất nông nghiệp M2 133.877

Số thửa Thửa 370

Diện tích thửa nhỏ nhất M2 34

Diện tích thửa lớn nhất M2 1188

Diện tich bình quân trên thửa M2 361,83

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra,2013

Theo kết quả điều tra cho thấy, trong 60 hộ điều tra thì tổng diện tích đất nông nghiệp của 60 hộ là 133.877 m2 (tương đương với khoảng 371,88 sào Bắc Bộ) nhưng tổng số thửa lại lên tới 370 thửa, tức là bình quân mỗi hộ có tới 6,17 thửa ruộng. Đây là một con số khá cao. Nguyên nhân của thực trạng này là do Mỹ Thắng tuy là một trong 3 xã điểm thực hiện dồn điền đổi thửa của huyện Mỹ Lộc nhưng việc thực hiện ở đây cho cho thấy hiệu quả do không đạt được sự đồng thuận cao của người dân. Chẳng hạn, tại thôn Nội, khi đưa ra quy hoạch và kế hoạch dồn điền đổi thửa thì chỉ có 30% ý kiến tán thành dẫn đến việc dù đã qua 3 năm kể từ ngày hoàn thiện quy hoạch dồn điền đổi thửa nhưng đến nay nó vẫn chỉ nằm trên giấy mà chưa thể đi vào thực tế. Bên cạnh bình quân số thửa ruộng/hộ cao thì ở đây còn xuất hiện những mảnh ruộng với diện tích khá nhỏ, mảnh nhỏ nhất chỉ có 34 m2. Sở dĩ có những mảnh ruộng nhỏ như vậy là do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa dẫn đến việc lấy đất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp và các công trình khác. Hệ quả của việc thu hồi đất này là có một số hộ dân có đất ruộng thuộc diện đền bù giải tỏa nhưng chỉ được lấy một phần lớn nằm trong quy hoạch của khu công nghiệp, còn lại một phần diện tích nhỏ không nằm trong quy hoạch thì không được lấy. Từ đó, hình thành nên những mảnh ruộng có diện tích rất nhỏ nằm xung quanh khu công nghiệp. Những mảnh ruộng này thường bị ô nhiễm do ảnh hưởng chất thải từ khu công nghiệp, diện tích lại nhỏ, hiệu quả sản xuất rất thấp nên việc bỏ hoang những mảnh ruộng này là một điều tất yếu sẽ xảy ra.

Tuy nhiên, có những mảnh ruộng diện tích khá lớn nhưng vẫn bị bỏ hoang. Ngoài nguyên nhân do thu nhập từ trồng lúa thấp, thu nhập từ các ngành nghề khác cao hơn hay do những mảnh ruộng đó có độ phì thấp thì còn do một nguyên nhân khác đó là do mảnh ruộng đó quá xa nhà. Khi mà khoảng cách từ nhà đến ruộng quá lớn sẽ gây rất nhiều khó khăn trong việc đi lại chăm sóc cho lúa cũng như phát hiện kịp thời tình hình sâu bệnh để có biện

pháp xử lý. Sự tác động này cộng với việc hiện nay do thu nhập từ trồng lúa quá thấp, không đủ để trang trải cuộc sống cho người nông dân, thậm chí còn lỗ nên những mảnh ruộng ở quá xa nhà này cũng bị bỏ hoang.

Nguyên nhân dẫn đến sự manh mún, phân tán ở Mỹ Thắng tập trung vào một số nguyên nhân cơ bản sau đây.

- Nguyên nhân thứ nhất là do chế độ thừa kế ruộng đất. Ở Việt Nam, cha mẹ thường để lại ruộng đất cho các con sau khi ra ở riêng. Họ sẽ chia cho mỗi đứa con một hoặc một số mảnh ruộng, thậm chí phân cắt ruộng đất để chia nên ruộng đất ngày một phân tán.

- Nguyên nhân thứ hai là do phương pháp chia ruộng bình quân theo nguyên tắc có tốt, có xấu, có gần, có xa khi thực hiện Nghị định 64 CP năm 1994. Việc chia nhỏ các thửa ruộng để có sự công bằng giữa các hộ đã góp phần không nhỏ làm tăng tình trạng manh mún ruộng đất. Quan điểm muốn bảo vệ sự công bằng cho những người dân được chia ruộng và một số lý do sau khiến khi chia đất, địa phương đã chia nhỏ đất cho nông dân, đó là:

+ Tất cả các hộ đều phải có ruộng gần, xa, tốt, xấu, cao, thấp. Có như vậy mới thể hiện tính công bằng.

+ Độ phì tự nhiên của đất ở các khu khác nhau phải chia đều cho các hộ.

+ Do hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất khác nhau nên phải chia đều đất cho các hộ.

+ Các chân đất thường không an toàn như các vấn đề úng, hạn, chua, ...

do đó viêch chia đều rủi ro cho các hộ cũng là chỉ tiêu quan trọng khi chia ruộng.

+ Ngoài ra, giá đất luôn biến động, tăng cao đặc biệt là các khu đất gần trục đường chính hoặc trong tương lai sẽ nằm trong quy hoạch khu đô thị, khu công nghiệp ... vì thế đất ở đó phải được chia đều cho các hộ để mọi người đều có thể hưởng “thành quả” đền bù hay cùng chịu “rủi ro” nếu đất đai phải chuyển mục đích sử dụng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp khoa kinh tế phát triển nông thôn (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w