Chuyển dịch cơ cấu cây trồng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp khoa kinh tế phát triển nông thôn (Trang 92 - 100)

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Định hướng và giải pháp

4.3.2.1 Chuyển dịch cơ cấu cây trồng

Muốn người nông dân không bỏ hoang ruộng đất thì cần phải đảm bảo thu nhập từ ruộng đồng của họ đủ để họ duy trì cuộc sống, thậm chí là phải có thu nhập khá. Theo kết quả phỏng vấn 60 hộ điều tra nói riêng và phỏng vấn

nhanh cán bộ xã nói chung thì tất cả diện tích đất nông nghiệp ở xã Mỹ Thắng đều chỉ trồng lúa, ngoài ra không hề trồng thêm bất cứ một loại cây trồng nào khác, kể cả các loại cây vụ đông. Do hiệu quả từ trồng lúa là quá thấp, đặc biệt là ở những khu ruộng đất quá trũng không thể canh tác nên việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng là một điều tất yếu cần phải làm. Nhưng làm thế nào, làm ra sao, chọn loại cây gì vừa phù hợp với đồng đất trũng nơi đây vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao thì đây quả thực là một bài toán khó.

Trong phạm vi của đề tài này, tôi xin đưa ra một loại cây trồng đem lại lợi ích kinh tế cao nhưng chưa được nhiều nơi nhân rộng. Đó là niễng. Niễng là cây thuộc họ lúa, là dạng cây thân thảo sống lâu năm, mọc ngập trong nước hay chỗ nhiều bùn, thân rễ rất phát triển, thân đứng cao tới 1-2m, phần dưới gốc to xốp gọi là củ. Lá niễng hình mác, dài 0,3–1 m, rộng 2–3 cm, hai mặt đều ráp, hai bên mép dày lên. Cụm hoa hình chùy dẹp, dài 30–50 cm, trục to, nhiều nhánh, mang hoa cái phía trên và hoa đực phía dưới. Củ niễng có thân phồng to, xốp, mềm, hình chuỳ dài, đường kính 2,5-3cm, dài 5-8cm, khi non cắt dọc hoặc ngang đều có phần mô mềm trắng, có những chỗ màu xanh lục, khi già có những vết màu đen. Đây là một cây trồng khá quen thuộc ở Nam Định nhưng lại không phổ biến ở các vùng miền, địa phương khác.

Ảnh 4.2. Ruộng niễng và củ niễng

Niễng rất thích hợp trồng ở các vùng đất trũng hay ngập nước, thời gian sinh trưởng dài, tương đương với khoảng 2 vụ lúa. Người ta bắt đầu trồng niễng vào khoảng trước tết âm lịch 10 ngày (đúng thời điểm cấy lúa đông xuân) và thu hoạch vào khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10 âm lịch (thời điểm thu hoạch lúa vụ hè thu). Thời gian sinh trưởng dài nhưng thời gian thu hoạch củ niễng lại khá ngắn chỉ khoảng 20 ngày đến 1 tháng nên giá của loại củ này khá cao, khoảng 1.000 đồng đến 2.000 đồng/củ, tùy vào từng thời điểm thu hoạch. Tuy nhiên, loại cây này lại mất ít chi phí và công chăm sóc hơn so với trồng lúa.

Bảng 4.9. Chi phí trồng 1 sào niễng trong 1 vụ

Chỉ tiêu Đơn vị Khối

lượng Đơn giá Thành tiền

I. Chi phí trung gian Đồng 445.000

1. Giống Đồng 100.000

2. Phân bón

Phân chuồng Tạ 2 100.000 200.000

Phân đạm Kg 5 11.000 55.000

3. Bảo vệ thực vật Đồng 20.000

4. Dịch vụ hợp tác xã Đồng 50.000

5. Chi phí khác Đồng 20.000

II. Công lao động 4,5

1. Trồng Công 0,5

2. Chăm sóc Công 1

3. Thu hoạch Công 2

4. Khác Công 1

Tổng Đồng 445.000

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra,2013

Các loại chi phí mà hộ phải bỏ ra để trồng niễng cũng giống như trồng lúa. Đặc điểm của trồng niễng là chỉ phải trồng một lần vào vụ đầu tiên, các vụ sau niễng mới sẽ mọc lên từ các gốc cũ (tương tự như sen). Mỗi cụm niễng gồm từ 3 – 5 cây giống, các cụm cách nhau 1m, tức là một sào sẽ trồng được khoảng 360 cụm. Ở các vụ niễng kế tiếp, do không phải trồng lại mà chỉ phải thay thế các gốc niễng bị sâu bệnh nhiều hay những gốc niễng đực không cho củ nên chi phí giống tính bình quân cho 1 sào niễng khá thấp, chỉ khoảng 100.000 đồng/sào/vụ. Đối với phân bón, các hộ trồng niễng thường chỉ sử dụng phân chuồng để bón kết hợp bón bổ sung thêm đạm. Phân chuồng được bón khoảng 2 tạ/sào vào đầu vụ, khi niễng bắt đầu thời kỳ sinh trưởng của nó và bón bổ sung thêm đạm khi cây bắt đầu cho ra củ. Lượng đạm này chỉ khoảng 5 kg/sào, nếu bón quá nhiều thì sẽ làm cho cây niễng bị đổ cũng như giảm năng suất và chất lượng của củ niễng. Tổng chi phí cho 2 loại phân bón này cho 1 sào niễng mất khoảng 255.000 đồng/kg. Khác với trồng lúa, một vụ niễng chỉ phải phun thuốc trừ rày nâu một lần (nếu có rày nâu), mất khoảng 20.000 đồng, còn nếu không có sâu bệnh thì không cần phun. Riêng với chi phí này, trồng niễng đã tiết kiệm hơn trồng lúa được 60.000 đồng/năm. Cũng như trồng lúa, một vụ niễng, hộ nông dân cũng phải đóng cho hợp tác xã các loại phí dịch vụ như phí bảo vệ đồng ruộng, thủy lợi phí, … tổng cộng là 50.000 đồng/sào/vụ và một số khoản chi phí khác khoảng 20.000 đồng/sào/vụ. Tổng chi phí trung gian cho 1 sào niễng trong một vụ mất khoảng 445.000 đồng.

Để trồng một sào niễng, hộ nông dân phải đầu tư khoảng 4,5 công lao động, trong đó có 0,5 công cho trồng, 1 công chăm sóc, 2 công thu hoạch và 1 công cho các hoạt động khác. Do đặc điểm của trồng niễng như đã trình bày ở trên nên hộ không mất nhiều công đầu tư cho việc trồng cấy. Tuy nhiên, hộ sẽ mất khá nhiều công cho việc thu hoạch do thời gian thu hoạch củ niễng khá dài, từ 20 – 30 ngày, hộ thu hoạch dần chứ không thu hoạch một lần như lúa.

Cộng lại, bình quân mỗi vụ hộ sẽ mất khoảng 2 công thu hoạch. Tuy nhiên, nếu như trồng lúa phẩn lớn hộ gia đình đều đi thuê lao động để gieo cấy và chăm sóc thì đối với trồng niễng, hộ lại không có xu hướng thuê lao động mà các công việc đều là do lao động gia đình tự làm. Nguyên nhân là do công trồng không đáng kể còn việc thu hoạch lại không diễn ra liền một lúc mà mỗi ngày hộ thu hoạch dần để bán.

Như vậy, có thể thấy được chi phí cho 1 sào niễng trong 1 vụ khá thấp, thấp hơn nhiều so với trồng lúa. Trồng một vụ niễng, hộ chỉ phải bỏ ra 445.000 đồng trong khi trong thời gian đó, người nông dân sẽ trồng được 2 vụ lúa, tổng chi phí lên tới 1.161.000 đồng đối với những hộ không thuê lao động (tức là gấp khoảng 2,6 lần so với trồng niễng) và 1.981.000 đồng đối với hộ phải thuê lao động (gấp khoảng 4,45 lần so với trồng niễng). Chi phí bỏ ra ít nhưng hộ cũng không mất nhiều thời gian chăm sóc do thời vụ dài, chỉ mất nhiều thời gian cho đầu vụ và cuối vụ thu hoạch. Thời gian còn lại hộ có thể làm thêm nhiều công việc khác để nâng cao thu nhập cho hộ gia đình.

Tuy chi phí bỏ ra ít nhưng hiệu quả kinh tế mà trồng niễng mang lại lại cao hơn rất nhiều so với trồng lúa.

Bảng 4.10. So sánh hiệu quả trồng niễng và trồng lúa

Chỉ tiêu Đơn vị Trồng niễng Trồng lúa Trồng niễng/Trồng lúa

1. Giá trị sản xuất (GO) Đồng 21.600.000 2.470.000 8,74

2. Chi phí trung gian (IC) Đồng 445.000 1.039.000 0,43

3. Giá trị tăng thêm (VA) Đồng 21.155.000 1.431.000 14,78

4. Thu nhập hỗn hợp (MI) Đồng 21.155.000 1.431.000 14,78

5. Tổng công lao động Công 4,5 8 0,56

Lao động gia đình Công 4,5 8 0,56

Lao động đi thuê Công 0 0

6. GO/IC Lần 48,54 2,38 20,39

7. VA/IC Lần 47,54 1,38 34,45

8. MI/IC Lần 47,54 1,38 34,45

9. VA/Lao động gia đình Đồng 4.701.111 178.875 13,14

10. MI/Lao động gia đình Đồng 4.701.111 178.875 13,14

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra,2013 Ghi chú: Kết quả và hiệu quả trồng lúa ở bảng trên là tính bình quân cho 1 năm (tức là tính cả 2 vụ lúa) do thời gian

của 1 vụ niễng bằng thời gian của 2 vụ lúa.

Kết quả và hiệu quả trồng lúa được sử dụng ở bảng trên là tính cho nhóm hộ chỉ sử dụng lao động gia đình

Với khoảng 360 cụm niễng trên một sào, mỗi cụm sẽ cho bình quân từ 45 đến 55 củ niễng (nếu chăm sóc tốt có thể đạt năng suất lên tới từ 60 – 70 củ), như vậy một sào sẽ cho thu hoạch khoảng 16.200 – 20.000 củ. Giá bán trên thị trường hiện tại dao động trong khoảng 1.200 – 1.500 đồng/củ, nếu vào đợt đầu vụ và cuối vụ thu hoạch, giá có thể lên tới 2.000 đồng/củ. Tính ra, trong 1 vụ, tổng giá trị sản xuất bình quân cho 1 sào niễng khoảng 21.600.000 đồng. Giá trị sản xuất thì khá cao, trong khi chi phí trung gian mà hộ bỏ ra lại thấp, chỉ khoảng 445.000 đồng/sào nên giá trị gia tăng mà hộ thu được cũng cao, trung bình 21.155.000 đồng/sào/vụ. Do đặc điểm hộ không thuê lao động mà chỉ sử dụng lao động gia đình nên thu nhập hỗn hợp MI của hộ cũng bằng giá trị tăng thêm VA. Các chỉ số phản ánh hiệu quả kinh tế của hộ trồng niễng của hộ trồng niễng cũng rất cao. Chỉ số GO/IC, VA/IC, MI/IC lần lượt là 48,54; 47,57; 47,54 cho biết với 1 đồng chi phí bỏ ra thì hộ thu được 48,54 đồng giá trị sản xuất, 47,54 đồng giá trị gia tăng và 47,54 đồng thu nhập hỗn hợp. Từ chỉ số VA/lao động gia đình và MI/lao động gia đình, ta thấy được công lao động gia đình của hộ trồng niễng khá cao, đạt tới 4.701.111 đồng/công.

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rõ, hiệu quả trồng niễng cao hơn nhiều so với trồng lúa. Giá trị sản xuất GO của hộ trồng niễng cao hơn 8,74 lần trồng lúa nhưng do chi phí lại chỉ bằng 0,43 lần trồng lúa nên giá trị gia tăng VA và thu nhập hỗn hợp MI gấp tới 14,78 lần so với hộ trồng lúa. Công lao động mà hộ trồng niễng phải bỏ ra cũng thấp hơn hộ trồng lúa, chỉ bằng 0,56 lần. Do vậy mà các chỉ số phản ánh hiệu quả như GO/IC, VA/IC, MI/IC của hộ trồng niễng cũng cao hơn nhiều lần so với trồng lúa. Cụ thể, chỉ số GO/IC của hộ trồng niễng cao gấp 20,39 lần so với hộ trồng lúa có nghĩa là khi đầu tư một đồng chi phí trung gian vào trồng niễng, hộ sẽ thu được giá trị sản xuất cao gấp 20,39 lần so với trồng lúa. Tương tự, chỉ số VA/IC VÀ MI/IC của hộ trồng niễng cũng cao gấp 34,45 lần so với hộ trồng lúa. Cũng từ

đó mà giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp trên công lao động gia đình của hộ trồng niễng cao gấp 13,14 lần so với trồng lúa.

Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, khi trồng niễng, do đặc điểm ruộng ngập nước nhiều nên hộ có thể kết hợp với nuôi trồng thủy sản. Theo kinh nghiệm của một số hộ trồng niễng lâu năm thì ruộng trồng niễng chỉ có thể thả được một số loại cá “đen” như cá rô phi, cá trắm đen hay cá trôi Ấn Độ.

Tuy nhiên không nên nuôi cá rô phi vì loại cá này có vây khá sắc nhọn có thể làm ảnh hưởng đến củ niễng. Tuy nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng niễng năng suất không cao như nuôi ở ao nhưng một năm hộ cũng phải thu được khoảng từ 20 đến 25 triệu đồng trên một sào. Nhưng nếu muốn đầu tư thêm nuôi cá, hộ cần phải be bờ chắc chắn, đắp bờ cao hơn để tránh tình trạng cá bơi ra ngoài.

Tóm lại, niễng là một cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Hơn nữa đây là một loại cây rất thích hợp với đồng đất trũng như ở Mỹ Thắng, đặc biệt là những ruộng quá trũng mà trồng lúa có hiệu quả thấp. Nếu những ruộng đất xấu, canh tác không cho hiệu quả có thể chuyển đổi sang trồng loại cây này thì sẽ đem lại thu nhập cao cho hộ nông dân, họ sẽ không còn bỏ hoang ruộng đất này nữa.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp khoa kinh tế phát triển nông thôn (Trang 92 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w