PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đất bị bỏ hoang
4.2.2 Thu nhập từ các ngành nghề khác cao hơn
Thu nhập từ trồng lúa thấp khiến người nông dân bỏ hoang ruộng đất là điều đã thấy rõ nhưng thu nhập từ các ngành nghề khác cao hơn so với trồng lúa cũng là một nguyên nhân được nhiều hộ đề cập đến. Trong những năm qua, trồng lúa nói chung và làm nông nghiệp nói riêng không phải là nguồn thu để nuôi sống bà con ở nơi đây. Để có thể tồn tại và có “của ăn của để”, hộ nông dân phải trông chờ vào các việc làm khác. Ngoài trồng lúa, người dân ở đây còn có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau. Thu nhập từ nông nghiệp như chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hay làm thuê nông nghiệp. Thu nhập phi nông nghiệp như làm làng nghề, làm công nhân, viên chức nhà nước, hay buôn bán dịch vụ. Đây mới là nguồn thu nhập chính của người dân.
Bảng 4.7. Thu nhập của nhóm hộ điều tra
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh
Thu nhập CC (%) Thu nhập CC (%) Thu nhập CC (%) 11/10 12/11 BQ I. Thu nhập từ NN 2391,9 18,5 2853,5 20,7 3090,6 19,39 119,3 108,3 113,67
1. Trồng trọt 222,9 1,72 256,5 1,86 235,6 1,47 114,85 91,5 102,51
2. Chăn nuôi 528 4,08 635 4,61 658 4,13 120,27 103,62 111,64
3. NTTS 1575 12,78 1892 13,73 2119 13,3 120,13 112 115,99
4. Làm thuê NN 66 0,51 70 0,51 78 0,49 106,01 111,43 108,69
II. Thu nhập phi NN 10534 81,5 10930 79,3 12847 80,61 103,76 117,54 110,44
1. Làng nghề 8665 67,04 8954 64,96 10686 67,05 103,34 119,34 111,05
2. CN – VC 586 4,56 602 4,37 614 3,85 102,73 101,99 102,34
3. Buôn bán 1158 8,96 1239 8,99 1405 8,82 106,99 113,4 110,15
4. Khác 125 0,97 135 0,98 142 0,89 108 105,19 106,59
TỔNG 12925,9 100 13783,5 100 15937,6 100 106,63 115,63 111,04
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra,2013
Nhìn vào bảng 4.7, ta có thể thấy thu nhập của nhóm hộ điều tra khá cao. Năm 2012, thu nhập trung bình của hộ lên tới 265,63 triệu đồng/năm.
Không những thế, thu nhập của hộ còn liên tục tăng lên qua các năm. Cụ thể, năm 2010, tổng thu nhập của 60 hộ khoảng gần 13 tỷ đồng, đến năm 2012 đã tăng lên khoảng 16 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 11,04%. Điều đáng chú ý trong cơ cấu thu nhập của nhóm hộ điều tra là thu nhập từ nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá nhỏ, năm 2012 chỉ chiếm 19,39% tổng thu nhập của hộ.
Trong thu nhập từ nông nghiệp thì thu nhập từ trồng trọt chiếm tỷ lệ không đáng kể và tỷ trọng của thu nhập này trong tổng thu nhập ngày càng giảm.
Năm 2010, tổng thu nhập từ trồng trọt của nhóm hộ là 222,9 triệu đồng, chỉ chiếm 9,3% thu nhập từ nông nghiệp và chiếm 1,72% tổng thu nhập. Đến năm 2012, thu nhập từ trồng trọt chỉ còn chiếm 1,47 tổng thu nhập của nhóm hộ. Đây quả là một con số khá khiêm tốn. Trong khi đó, thu nhập phi nông nghiệp nói chung và thu nhập từ làng nghề nói riêng lại chiếm một phần lớn.
Năm 2012, thu nhập phi nông nghiệp chiếm tới 80,61% tổng thu nhập trong đó thu nhập từ làng nghề chiếm 67,05%.
Xã Mỹ Thắng là xã có làng nghề làm bông, vải, sợi và may quần áo rất phát triển. Đây là một làng nghề lâu đời và thu hút được khá đông lao động trong và ngoài xã tham gia. Trong những năm qua, làng nghề đã đem lại một nguồn thu nhập không nhỏ cho người dân nơi đây. Thu nhập từ hoạt động làng nghề của các hộ dân cao hơn nhiều so với việc trồng lúa. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho ruộng đất bị bỏ hoang nhiều ở những hộ làm làng nghề. Làm làng nghề ở nơi đây rất đa dạng, có nhiều loại công việc khác nhau. Nếu hộ là chủ xưởng sản xuất làm bông hay may quần áo thì thu nhập sẽ rất cao còn cao đến đâu thì còn phụ thuộc vào quy mô của xưởng.
Hiện nay, ở Mỹ Thắng có ba loại xưởng chủ yếu là xưởng làm bông, xưởng làm chăn và xưởng may quần áo trong đó may quần áo là cho thu nhập cao nhất nhưng cần phải tìm được đầu ra. Tuy nhiên, bình quân mỗi hộ làm kiểu
này thu nhập cũng phải từ 250 đến 350 triệu đồng một năm, cá biệt có những hộ thu nhập tới 1 tỷ đồng. Đối với khu vực nông thôn thì đây là một khoản thu nhập “khổng lồ”. Nếu không có vốn để mở nhà xưởng, người dân có thể đi làm thuê cho các cơ sở sản xuất này. Những người có tay nghề làm bông lâu năm hoặc có nghề may thì làm thợ quay bông, đập bông hoặc thợ may, tiền công một ngày cũng được khoảng 150 – 220 nghìn đồng. Mức lương này là khá cao so với đi làm những công việc khác nói chung và làm nông nghiệp nói riêng. Công việc nhàn hạ nhất ở đây là nhặt vải vụn. Đây là công việc không đòi hỏi phải có chuyên môn, kỹ thuật mà chỉ cần một chút khéo léo, nhanh nhẹn là có thể làm được. Thu nhập từ công việc này hiện nay cũng vào khoảng 100 – 120 nghìn đồng/ngày. Bà Trần Thị Cẩm ở xóm 7 cho biết: “Nhà tôi có chỉ có 2 vợ chồng, con cái đi xa cả. Cả hai năm nay đều đã ngoài 60 tuổi, không còn đủ sức để gánh vác công việc đồng áng nữa nên ruộng của nhà đều bỏ hoang cả. Hai người đều đi nhặt vải vụn, mỗi ngày cũng kiếm được khoảng 200.000 đồng nhưng đi làm mỗi tháng chỉ được khoảng 10 ngày. Cộng tiền con cái gửi về, hai vợ chồng tôi cũng đủ sống, không phải lo nghĩ và vất vả nhiều như trồng lúa.”. Theo ông Trần Ngọc Trung – chủ tịch UBND xã Mỹ Thắng: “Làng nghề ở Mỹ Thắng rất phát triển, là nguồn thu chủ yếu của người dân cũng như là nguồn thu chủ yếu của ngân sách xã. Sản phẩm từ làng nghề trước kia chủ yếu là bông, chăn, nhưng hiện nay quần áo là mặt hàng chủ lực. Công việc ở đó không phức tạp, nhiều người có thể làm được, thu nhập lại cao hơn và nhàn hạ hơn so với làm ruộng nên nhiều người bỏ ruộng để đi làm. Trong những năm qua, làng nghề đã thu hút rất nhiều lao động trong và ngoài xã tham gia.”.
Nhưng làm làng nghề không phải là công việc duy nhất đem lại thu nhập cao hơn trồng lúa. Do địa hình trũng nên ruộng đất ở đây rất dễ cải tạo thành nơi nuôi trồng thủy sản. Thực tế cho thấy, những năm gần đây, nhiều hộ dân đã chuyển đổi những đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy
sản. Ngoài những loài cá để ăn thịt như cá trắm, cá trôi, cá chép, … thì ở đây rất phát triển nghề nuôi cá chép cảnh để bán vào dịp 23 tháng Chạp hàng năm.
Thu nhập một năm cũng vào khoảng từ 60 – 80 triệu đồng.
Bên cạnh đó, các hoạt động dịch vụ cũng đem lại cho người dân ở đây thu nhập cao hơn. Những người tuổi cao sức yếu hoặc sức khỏe giảm sút thì mở cửa hàng tạp hóa thu nhập cũng được khoảng 100.000 đồng/ngày. Những hộ khác có điều kiện kinh tế hơn thì mở các cửa hàng buôn bán các sản phẩm quần áo từ chính làng nghề hay làm đầu mối trung gian nhập nguyên liệu bông, vải về cho các xưởng sản xuất. Thu nhập từ các hoạt động này cao hơn trồng lúa rất nhiều.