Những đặc điểm chung của thi pháp thơ tứ tuyệt đời Đường

Một phần của tài liệu trương hoàng lệ thi pháp tứ tuyệt của hồ chí minh (Trang 26 - 32)

CHƯƠNG 1 CHUNG QUANH VẤN ĐỀ VỀ THƠ TỨ TUYỆT - THƠ TỨ TUYỆT CỦA HỒ CHÍ MINH

1.1. Chung quanh vấn đề thơ tứ tuyệt

1.1.4. Những đặc điểm chung của thi pháp thơ tứ tuyệt đời Đường

Thơ tứ tuyệt là sản phẩm độc đáo của nền văn hóa dân tộc Trung Hoa. Nếu lấy mầm mống ra đời từ Kinh thi làm mốc, tính đến ngày nay, thơ tứ tuyệt đã tồn tại hơn 20 thế kỷ.

Đối với tứ tuyệt thời gian đã quá đủ để làm xong một cuộc sàng lọc tự nhiên - khẳng định một sức sống bền chặt của thể loại trong đời sống nghệ thuật. Cái làm nên sức sống bền chặt ấy chính là những đặc điểm thi pháp của tứ tuyệt. Ở đây chúng tôi xin nêu những nét cơ bản trong đặc điểm thi pháp của thơ tứ tuyệt nhƣ sau:

Thứ nhất: tứ tuyệt là một thể loại có hình thức nhỏ bé, nhƣng các tác giả của nó không hề đặt cho mình nhiệm vụ thể hiện những điều vụn vặt, mà luôn có tham vọng đề cập đến những vấn đề lớn lao của cuộc sống - một cách sinh động và độc đáo. Các nhà nghiên cứu thường nhận xét rằng, tứ tuyệt rất

bé nhỏ nhƣng là "cái bé nhỏ nguyên tử [86]. Đó chính là đặc trƣng cơ bản của thơ tứ tuyệt trong suốt quá trình phát triển của nó cho đến hôm nay. Trong lịch sử thơ ca thế giới, tứ tuyệt không chịu thua bất cứ một thể loại nào. Nếu làm một phép so sánh các thể thơ dài nhƣ bát cú, trường ca, trường đoản cú, các thể từ, vãn, ngâm... thì tứ tuyệt hạn chế ở chỗ: không có đủ dung lƣợng để liệt kê nhiều tình tiết có tính chất kể chuyện, chi ly hay miêu tả bình luận, nhưng lại mạnh hơn nhiều lần về sự ghi nhớ, khả năng lưu truyền. Thơ tứ tuyệt có lợi thế là mau thuộc, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người với một lượng thông tin vừa đủ, đó là chỗ mạnh của thơ tứ tuyệt. Thậm chí, đôi khi chỉ cần một số lƣợng âm tiết rất nhỏ, để phản ánh hiện thực, tứ tuyệt không hề tỏ ra thua kém những bài thơ làm theo thể loại dài. Đó là trường hợp so sánh hai câu thơ tứ tuyệt trong bài "Cú kĩ hợi tuế" của Tào Tùng:

Bằng quân mạc thoại phong hầu sự Nhất tướng công thành vạn cốt khô (Phong hầu, xin chớ huyên thuyên nữa;

Một tướng công thành, vạn xác khô).

Với bài "Binh xa hành" của Đỗ Phủ, một bài thơ viết theo thể cổ phong dài. Cả hai bài thơ cũng viết về đề tài chiến tranh, bài "Binh xa hành" là bài thơ nổi tiếng chống chiến tranh xâm lƣợc trong lịch sử thơ ca Trung Quốc; tuy nhiên, hai câu thơ nhỏ bé trên cũng không hề lép vế khi đặt bên cạnh "Bình xa hành" [81].

Do số lƣợng chữ bị hạn chế, nhƣng để có thể đề cập đƣợc những vấn đề lớn lao của cuộc sống, tứ tuyệt không chọn cho mình con đường đi vào miêu tả những chi tiết vụn vặt của hiện thực, mà luôn tìm đến sự khái quát hóa, nếu có miêu tả thì việc làm ấy của tứ tuyệt cũng chỉ là cái cớ để nhà thơ đi vào

bản chất bên trong của sự việc. Đấy chính là đặc điểm thi pháp dễ nhận thấy nhất của thơ tứ tuyệt.

Thứ hai: chính sự khái quát của tứ tuyệt đi ngƣợc lại với số chữ hạn chế mà tứ tuyệt dung chứa, đòi hỏi tứ tuyệt dù không muốn đi vào miêu tả tỉ mỷ, tứ tuyệt cũng không thể tránh khỏi việc đề cập đến những chi tiết cụ thể. Vì thế, những chi tiết cụ thể ấy đòi hỏi phải đƣợc chọn lọc từ những cái rất điển hình, là nét tiêu biểu nhất mang tính bản chất của các sự vật mà mọi người ai cũng có thể nhận thấy rất rõ, nhưng khi đọc lại thấy cái mới được phát hiện. Đọc thơ tứ tuyệt, bên cạnh sự cảm nhận hiện thực cuộc sống như phơi bày ra trước mắt một cách rõ ràng, người đọc còn nhận thấy tứ tuyệt là nơi đựng những ý tưởng rộng lớn sâu xa gần nhƣ vô tận. Vì thế, tính chất điển hình hóa cao độ là một đặc điểm cơ bản của thi pháp thơ tứ tuyệt.

Thứ ba: Để có thể đạt đến sự điển hình hóa cao độ, tứ tuyệt cần phải khắc phục đƣợc những hạn định ngắt nghèo về không gian, bằng cách chủ động nắm bắt thời gian, lựa chọn thời điểm một cách thích hợp nhất, đó là những thời khắc nhạy cảm, thời khắc dồn nén tâm trạng, nơi sự vật ánh lên bản chất. Giúp cho người đọc nhận thức rõ hơn, sâu hơn về chính cái đang xảy ra bên trong của mình và cuộc sống quanh mình. Đọc bài thơ "Khuê oán" của Vương Xương Linh:

Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu

Xuân nhật ngưng trang thướng thúy lâu Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc Hối giao phu tế mịch phong hầu

Người thiếu phụ khuê các trong bài thơ đã bao ngày tháng bằng lòng với giấc mơ về cái " ấn phong hầu", nên đã để cho người chồng dẫn thân vào

nơi chinh chiến, nàng quên mất đi cái hạnh phúc rất đời thường của một người phụ nữ - nàng sống vô tƣ (bất tri sầu). Thế rồi, một ngày xuân kia, vô tình nàng "hốt kiến" (bỗng nhìn thấy) sắc xanh của hàng dương liễu, nàng bừng tỉnh giấc và nhận ra sự bất hạnh của chính bản thân mình. Cái độc đáo của bài thơ đó là khả năng thể hiện sự biến đổi tâm trạng của người phụ nữ - từ đang rất hạnh phúc trong sự chờ đợi hy vọng, bỗng biến thành thất vọng, chán trường chỉ trong một "khoảnh khắc". Thế nhưng, bài thơ vẫn hoàn toàn chinh phục người đọc bởi chính cái thời điểm đƣợc nhà thơ lựa chọn cho sự chuyển biến ấy là vô cùng hợp lý. Vây nên trong thơ tứ tuyệt, Cách lựa chọn thời điểm là một trong những đặc điểm thi pháp quan trọng.

Thứ tƣ: từ những đặc trƣng thi pháp vừa phân tích ở trên, khi tiếp cận với những bài thơ tứ tuyệt, người đọc thường nhận thấy: tứ tuyệt vừa rất dễ hiểu mà cũng rất khó hiểu.

Trong một bài thơ tứ tuyệt, mỗi hình ảnh gần nhƣ là một biểu tƣợng mang nhiều lớp nghĩa, cùng với những xúc cảm, những ý tưởng ương thơ tứ tuyệt dễ tạo ra những ám ảnh day dứt buộc người thưởng thức phải đào sâu, khai thác tầng tầng lớp lớp ý nghĩa ẩn sau câu chữ, sau khoảng "dư địa" mênh mang. Điều ấy là do những ẩn dụ trong thơ tứ tuyệt luôn đƣợc dồn nén một cách cao độ. Do đó, muốn hiểu đƣợc thơ tứ tuyệt cần phải hiểu hết những ẩn dụ của nó. Đây là một đặc điểm thi pháp độc đáo thường gặp trong thơ tứ tuyệt. Chính đặc điểm thi pháp này đã đƣa tứ tuyệt đạt sự hàm súc, cô đọng - đó chính là vẻ đẹp của thơ ca nói chung.

Theo Văn Nhất Đa, nhà thơ, nhà phê bình nổi tiếng thời cận đại của Trung Quốc có kết luận rằng: "Tuyệt cú là hình thức tốt nhất của thơ trữ tình". Sự cô đọng đã biến rất nhiều những câu thơ tứ tuyệt đời Đường đã trở thành những danh cú -thành những câu nói hàng ngày mang những chân lý phổ quát của cuộc sống muôn thở. Ví dụ khi ta đọc những câu thơ:

Tiền bất kiến cổ nhân Hậu bất kiến lai giã

(Nhìn phía trước không thấy người nay, Nhìn phía sau không thấy người xưa).

(Bài ca trên đài U Châu - Trần Tử Ngang)

Hai câu thơ nhƣ một lời cảnh báo có giá trị nhắc nhở hậu thế đừng bao giờ để xảy ra tình trạng hụt hẫng "khoảng không thế hệ".

Dục cùng thiên lý mục Cánh thướng nhất tằng lâu

(Vương Chí Hoán) Quốc phá sơn hà tại.

(Đỗ Phủ)

Hoa khai kham chiết trực tu chiếc Mạc đãi vô hoa không chiết chi

(Đỗ Thu Nương)

Thứ năm: để vươn tới tầm cao và chiều sâu của cuộc sống, tứ tuyệt đã dùng thủ pháp phản ánh hiện thức qua tiềm thức. Đây chính là khả năng tác động vào chiều sâu tâm thức của người đọc, khắc sâu vào trí nhớ, thậm chí ám ảnh người đọc từ đời này qua đời khác. Vậy nên, có không ít những câu thơ tứ tuyệt đời Đường đọc song dư âm của nó cứ vang vọng, day dứt trong tâm hồn người đọc một cái gì đó không thể lý giải một cách tường minh, nhưng nó cứ làm cho lòng ta rung động thảng thốt mãi không thôi. Ví dụ: đọc hai câu thơ cuối trong bài

"Lũng tây hành" của Trần Đào:

Khả liên vô định hà biên cốt Do thị xuân khuê mộng lý nhân (Thương thay xương chất bờ Vô Định

Mà vẫn người trong mộng gối chăn)

Nói về sự tàn khóc của chiến tranh và nỗi khát khao hạnh phúc lứa đôi của những người phụ nữ, có lẽ đây là những câu thơ được muôn vạn đời chia sẻ. Bởi, nó không chỉ tác động vào các giác quan tạo ấn tƣợng bên ngoài, mà còn tạo ra đƣợc một sự ám ảnh không dứt. Đây cũng chính là một đặc điểm thi pháp rất độc đáo của thơ tứ tuyệt.

Thứ Sáu: cấu trúc của một bài thơ tứ tuyệt nếu so sánh với bài thất ngôn bát cú thì tứ tuyệt có nhiều điểm tự do hơn nhiều. Tứ tuyệt chỉ cần theo đúng niêm luật mà không cần đối.

Quan hệ giữa các câu thơ của một bài tứ tuyệt khá lỏng lẻo. Bố cục bài tứ tuyệt rất đa dạng, nó không tuân thủ nguyên tắc khai, thừa, chuyển, hợp như thể thơ bát cú. Thông thường bố cục một bài tứ tuyệt là 2/2, nhƣng cũng có khi là 1/1/1/1/ hay 2/1/1; 1/1/2; 1/3; 3/1.

Thứ bảy: một đặc điểm thi pháp mang đặc thù trong kết cấu của thơ tứ tuyệt là hình thức tự đối hay còn gọi là tiểu đối, tức là trong cùng một câu thơ có hai hay ba về đối nhau.

Đây là hình thức phổ biến nhất của tứ tuyệt. Ví dụ:

Thiếu tiểu ly gia // lão đại hồi Hương âm vô cải // mân mao tồi

( Hồi hương ngẫu thư - Hạ Tri Chương) Nguyệt lạc // ô đề // sương mãn thiên

Giang Phong // ngƣ hoa // đối sầu miên

( Phong Kiều dạ bạc - Trương kế)

Với hình thức nghệ thuật này, câu thơ tứ tuyệt trở nên phức hợp: dồn nén dung lƣợng hiện thực được phản ánh để tăng cường quá trình phản ánh, đồng thời làm tăng cường quá trình nhận thức của nhà thơ, cũng như người đọc. Đặc biệt là tăng cường các mối quan hệ làm cho tính hàm súc, đa nghĩa

của tứ tuyệt có khả năng vươn tới tầm khái quát lớn lao. Đây là một đặc điểm thi pháp rất đặc sắc mà không thể loại nào có đƣợc

Nhƣ vậy, chúng tôi đã đi vào tìm hiểu bảy đặc điểm trong số rất nhiều những đặc điểm thi pháp của thơ tứ tuyệt đời Đường, chừng ấy cũng đủ để chúng tôi có thể lý giải vì sao, suốt chiều dài của 300 năm thơ ca đời Đường, qua các giai đoạn từ Sơ, Thịnh, Trung, Vãn Đường rồi đến Tống, tứ tuyệt tồn tại như là một thể loại độc đáo. Vây nên mãi đến ngày nay người đời vẫn lưu truyền câu: "Tuyệt cú nhất cú, nhất tuyệt", theo nghĩa: thơ tuyệt cú mỗi câu, mỗi hay. Ông Nguyễn Thế Mỹ từng nhận xét: "Tứ tuyệt không hố thẹn là một hạt minh châu sáng chói trong kho tàng văn hóa Trung Hoa", với sự đóng góp không nhỏ của thơ tứ tuyệt, thi ca đời Đường thực sự đã bước lên đỉnh cao của thi ca nhân loại. Chính cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của thơ tứ tuyệt đời Đường từ lâu đã vượt khỏi ranh giới thời gian, không gian địa lí - lãnh thổ để đến với các dân tộc, trở thành tài sản chung của toàn nhân loại.

Một phần của tài liệu trương hoàng lệ thi pháp tứ tuyệt của hồ chí minh (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)