Các hình thức liên kết một bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu trương hoàng lệ thi pháp tứ tuyệt của hồ chí minh (Trang 146 - 154)

CHƯƠNG 3: THI PHÁP THƠ TỨ TUYỆT HỒ CHÍ MINH NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN

3.2. Các tổ chức một bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh

3.2.4. Các hình thức liên kết một bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh

Đi vào nghiên cứu cách tổ chức một bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh, chúng tôi tìm thấy một hệ thống các dấu hiệu xác lập sự liên kết của các câu thơ trong một bài thơ tứ tuyệt, đây là điều rất đặc biệt trong cách tổ chức một bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh so với thơ tứ tuyệt truyền thống. Trong phong cách văn bản, nói chung các phương tiện liên kết câu thường xảy ra ở những văn bản văn xuôi và rất hiếm đƣợc dùng trong thơ ca, nhất là thể thơ tứ tuyệt.

Đối với một văn bản là văn xuôi, nếu không có các phương tiện liên kết, không thể nhận biết đƣợc các mối quan hệ giữa các câu một cách chính xác và rõ ràng. Có thể nói rằng, các phương tiện liên kết như những chất kết dính dùng để móc nối các câu lại tạo thành một văn bản thống nhất chặt chẽ, mang một ý nghĩa tường minh. Ngược lại, đối với văn bản thơ ca nói chung, các phương tiện liên kết câu, đặc biệt là liên kết hình thức có thể tồn tại một cách lỏng lẻo, thậm chí thường xuyên vắng bóng trong cấu tạo một bài thơ đó cũng là lẽ thường tình, vì theo quan niệm của người xưa, thơ là một thể loại có đặc trưng - lời ít mà ý nhiều, tránh nhất là sự dài dòng. Do vậy, thơ xưa không có các phương tiện liên kết hình thức, nhưng đối với thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh, trong cách tổ chức của mỗi câu thơ, hay trong bố cục của một bài thơ; thậm chí cả một tập thơ đều có sự hiện hữu của các phương tiện liên kết, từ liên kết nội dung đến liên kết hình thức. Chính điều ấy, đã làm nên tính thống nhất, nhất quán trong những bài thơ tứ tuyệt của Người. Qua đó, khẳng

định một bút pháp, một thi pháp riêng có, góp phần xác lập nên cái nền phong cách của nghệ sĩ Hồ Chí Minh. Và đây cũng chính là điểm: "Khác với thơ tứ tuyệt Đường luật nói chung, trong đó các câu thơ là những khối rời lắp ghép lại, xếp chồng lên nhau, không để bất kỳ một dấu hiện liên kết hình thức nào. Ngược lại, thơ Hồ Chí Minh, luôn luôn có những mối liên hệ chặt chẽ. Cách tổ chức câu thơ, các thành phần bố cục nhờ được móc nối, gắn mạch, thậm chí nói là được khớp mộng với nhau như vậy đã khiến cho bài thơ đạt đến mức hoàn thiện.

Khó có thể thêm bớt, thay thế hay điều chỉnh dù chỉ là một tiểu tiết, mà không có nguy cơ phá vỡ lâu đài cấu trúc" [91; 223]. Đây là một nhận xét hoàn toàn chính xác và tinh tế. Theo chúng tôi, tính hiện đại trong hình thức của thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh chính là chỗ đó. Các phương tiện liên kết các câu thơ trong một bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh mà chúng ta thường gặp đó là:

Thứ nhất: Các phương tiện liên kết hình thức:

- Lặp từ là một phương tiện liên kết câu thể hiện ở chỗ, trong các câu khác nhau của cùng một bài thơ có một số từ, hoặc một số cụm từ đƣợc nhắc lại nhiều lần nhƣ trong một số bài thơ: "Chia nước", "Rời Bắc Kinh"...

Mỗi nhân phân đắc thủy bán bồn, Tẩy diện, phanh trà các tùy tiện Thùy yếu tẩy diện, vật phanh trà, Thùy yếu phanh trà, vật tẩy diện

(Mỗi người được chia một nửa chậu nước Rửa mặt hay đun trà là tự ý mình

Ai muốn rửa mặt thì đừng đun trà Ai muốn đun trà thì đừng rửa mặt).

(Chia nước) Ký Bắc thiên tâm huyền hao nguyệt

Tâm thùy hạo nguyệt cộng du du Hạo nguyệt thùy phân vi lƣỡng bán?

Bán tùy cựu hữu, bán chinh phu.

(Giữa trời Ký Bắc lơ lửng vần trăng tỏ Lòng ai theo trăng tỏ cùng dằng dặc, Vầng trăng tỏ kia ai xẻ làm đôi?

Nửa theo bạn cũ, nửa theo khách chinh phu).

(Rời Bắc Kinh)

Cụm từ "tẩy diện"; "phanh trà" "thùy yếu" trong bài "Chia nước"; và cụm "hao nguyệt" trong bài "Rời Bắc Kinh", đƣợc lặp lại nhiều lần trong bài thơ tạo nên sự liên kết hình thức giữa các câu thơ.

- Dùng phương thức nối tổ hợp từ và lặp từ để liên kết các câu thơ trong bài thơ.

Lão phu nguyên bất ái ngâm thi, Nhân vị tù trung vô sở vi.

Liêu tá ngâm thi tiêu vĩnh nhật Thả ngâm thả đãi tự do thì

(Già này vốn không thích ngâm thơ, Nhân vì trong tù chẳng có việc gì làm, Tạm mƣợn việc ngâm thơ cho qua ngày dài, Vừa ngâm vừa đợi ngày tự do)

(Mở đầu tập Nhật ký)

Ở bài thơ trên, câu 2 nối với câu 1 bằng một tổ hợp từ "nhân vị" và sự lặp lại động từ

"ngâm" đã nối cả bài thơ thành một chỉnh thể thống nhất.

- Dùng câu hỏi để liên kết các câu thơ trong một bài thơ đó là trường hợp của bài thơ có nhan đề là một dấu "?", bài "Tiếc ngày giờ", bài "Báo tin thắng trận"...

Liễu Châu, Quế Lâm hưu Liễu Châu.

Dịch lai dịch khứ, tƣợng bì cầu.

Hàm oan đạp biến Quảng Tây địa, Bất tri giải đáo kỷ thời hưu?

(Liễu Châu, Quế Lâm lại Liễu Châu Đá qua đá lại nhƣ quả bóng.

Ngậm oan đi khắp đất Quảng Tây.

Không biết giải đến bao giờ mới thôi?) (?)

Thương thiên hữu ý tỏa anh hùng Bát nguyệt tiêu ma cốc trất trung.

Xích bích thốn âm chân khả tích.

Bất tri hà nhật xuất lao lung?)

(Trời xanh có ý ức chế người anh hùng Tám tháng mòn mỏi trong chốn cùm gông.

Tấc bóng quý hơn thước ngọc, thật là đáng tiếc!

Chẳng biết ngày nào thoát khỏi vòng lao tù?) (Tiếc ngày giờ)

Ở hai bài thơ 'Tiếc ngày giờ" và bài thơ có tiêu đề là một dấu "?", đều có câu thơ kết là một câu hỏi tu từ không có câu trả lời, chính câu hỏi tu từ ấy là kết quả rút ra từ những câu thơ trước đó, với dấu "?" một mạch liên kết ngầm đã kết nối toàn bộ các câu thơ trong bài thơ thành một thể thống nhất chặt chẽ.

Còn ở bài "Báo tiệp":

Nguyệt thôi song vấn: Thi thành vị?

Quân vụ nhƣ mang vị tố thi.

Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng

Chính thị liên khu báo thiệp thì.

(Trăng đẩy cửa sổ hỏi: Thơ xong chƣa?

Việc quân đang còn bận, thơ chƣa làm đƣợc.

Tiêng chuông ở lầu trên núi bỗng làm kinh động giấc thu Ấy là tiếng chuông báo tin thắng trận của liên khu báo về).

(Báo tin thắng trận)

Câu thơ mở đầu bài thơ "Báo tiệp" là một câu hỏi, và câu thơ thứ 2 là câu trả lời, cho nên nó có một mối liên kết hình thức rất chặt chẽ. Song nhƣ vậy, sự liên kết không chỉ xảy ra ở câu 1 và câu 2, mà nó còn liên quan đến câu 3 và câu 4; bởi lẽ, hai câu thơ này lại có nhiệm vụ thuyết minh cho rõ nội dung của câu trả lời. Vì thế cả bài thơ liên kết với nhau.

- Lặp cấu trúc lặp từ của hai câu thơ làm thành một phương thức liên kết hình thức của hai câu thơ trong bài thơ, đó là trường hợp của hai câu thơ trong bài "Đánh bạc", câu 2 lặp lại cấu trúc của câu 1:

Dân gian đổ bác, bị quan lạp.

Ngục lý đổ bác, khả công khai.

(Ngoài dân, đánh bạc bị quan bắt.

Trong lao đánh bạc, khá công khai).

(Đánh bạc) Thứ hai: Phương thức liên kết lôgic ngữ nghĩa:

- Đầu đề một bài thơ tứ tuyệt có khi lại thực hiện chức năng nối kết các câu trong một bài thơ thành một thể thống nhất chặt chẽ:

Đó là trường hợp của những bài thơ có tiêu đề là cụm danh từ làm trạng ngữ chỉ thời gian, nhƣ ở bài: "Buổi sớm", "Chiều hôm", "Nắng sớm"...

Thái dương mỗi tảo tòng tường thượng Chiếu trước lung môn, môn vị khai Lung lý hiện thời hoàn hắc ám

Quang minh khước dĩ diện tiền lai.

(Mỗi sớm mặt trời nhô lên đầu tường Đã chiếu vào cửa lao, mà cửa chƣa mở.

Trong lao hiện giờ vẫn còn hắc ám

Nhưng ánh sáng đã rọi tới trước cửa nhà lao rồi) (Buổi sáng 1)

Tảo khởi nhân nhân tranh liệp sắt Bát chung hưởng liễu tảo xán khai.

Khuyến quân thả ngạt nhất cá bão Bỉ cực chi thời, tất thái lai.

(Sớm dậy, mọi người tranh thủ bắt bọ chét Tám giờ, dứt tiếng chuông, bữa ăn sáng bắt đầu.

Khuyên anh hãy cứ ăn no cái đã Vận rủi hết, vận may ắt đến).

(Buổi sáng II)

Ở hai bài tứ tuyệt Buổi sáng I và II, mặc dù chỉ có cái tiêu đề là mang ý nghĩa thời gian, những tất cả những câu thơ có mặt trong hai bài tứ tuyệt đều ẩn ý thời gian là buổi sáng.

Có thể thấy rằng, mọi hiện tƣợng diễn ra trong từng câu thơ đều tồn tại trong thời gian ấy. Vì vậy, nó tạo ra một sự liên kết chặt chẽ trong mỗi bài thơ, làm nên một chỉnh thể thống nhất.

Đó là những từ cụm từ có ý nghĩa địa điểm làm phương tiện liên kết câu khi các sự kiện trong bài thơ đƣợc trình bày một cách hợp lý về không gian: ví dụ nhƣ ở bài "Vọng Thiên San" (Vời trông Thiên San)

Dao vọng Thiên San phong cảnh hảo Tử hà, bạch tuyết bảo thanh san.

Triều dương sơ xuất xích như hỏa Vạn đạo hồng quang chiếu thế gian.

(Vời trông Thiên San phong cảnh thực đẹp Ráng tía, tuyết trắng ôm ngọc núi lam.

Mặt trời buổi sáng mới mọc đỏ nhƣ lửa Muôn tia ánh hồng tỏa khắp thế gian).

Câu thơ thứ nhất gắn kết với câu đầu đề bằng cách lặp lại cụm từ "vọng Thiên San"

nhưng mở rộng ý "phong cảnh hảo" tức là giới thiệu với người đọc rằng Thiên San là một địa điểm có không gian đẹp. Các câu sau đó tiếp tục phát triển làm lộ rõ cái vẻ đẹp của Thiên San. Nhƣ vậy, cả bài thơ là tập trung vào không gian đẹp của Thiên San, chính điều ấy đã liên kết các câu thơ thành một thể thống nhất.

Liên kết theo quan hệ lôgic - ngữ nghĩa: hình thức liên kết này rất phổ biến trong cách cấu trúc một bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh. Nó chứng tỏ mỗi bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh thường được kết cấu rất chặt chẽ giống như một đoạn văn miêu tả hay kể lại một câu chuyện nào đó. Do đó, chất tự sự là chủ yếu, ít chất trữ tình, tuân thủ theo nguyên tắc viết văn xuôi hơn là một bài thơ. Song, một bài tứ tuyệt nhƣ vậy có một bố cục rất rạch ròi, rành mạch. Ví dụ ở bài "Anh bạn tù họ Mạc"

Phú gia tử đệ, bần gia giáo, Đổ đảm nhƣ thiên, đảm tự châm Xa đại pháo tài chân vĩ đại

Tại tù nhưng tưởng ngật nhân sâm.

(Con nhà giàu, nhƣng lại nghèo về mặt gia giáo Gan đánh bạc to như trời, gan làm người chỉ bé như cái kim

Tính huênh hoang, khoác lác mới thực là vĩ đại, Ở tù vẫn tưởng được ăn nhân sâm).

Phương thức liên kết bài thơ trên được bộc lộ như sau: Câu 1 là câu mở đầu và cũng là câu chủ đề của bài thơ, nó phản ánh sự thiếu giáo dục của một

cậu con nhà giàu; câu 2 khai triển ý của câu 1 - sự thiếu giáo dục ấy, đƣợc minh chứng bằng việc: cậu "Ấm " chỉ có gan làm việc xấu mà không có gan làm người tốt; câu 3 là câu song hành với câu 1 và 2, tiếp tục làm rõ sự thiếu giáo dục của con nhà giàu; và đến câu 4 là câu kết quả của ba câu trên. Bài thơ là một câu chuyện kể về một hiện tƣợng xã hội, do đó nó giàu tính tự sự.

Ở bài "Nạn hữu nguyên chủ nhiệm L" cũng có kiểu liên kết nhƣ vậy:

Quốc gia trọng thác trấn biên thùy.

Hồ nãi vong công, chỉ cố ti (tƣ)!

Thế khoáng thường tòng biên giới khứ.

Kim tiền lô lý chú tù thi.

(Nhà nước giao trọng trách trấn giữ biên thùy Sao lại nhãng việc công, chỉ lo đến việc tƣ!

Quặng ăng-ti-moan thường đưa qua biên giới.

Nay trong lò đúc tiền lại đúc thơ tù!)

Các câu thơ cũng đƣợc liên kết với nhau trong cấu trúc tƣ duy của bài thơ. Câu 1 là câu giới thiệu - trọng trách của chủ nhiệm L, câu 2 liên kết với câu 1 bằng quan hệ tương phản - chủ nhiệm L đã không làm đúng trọng trách, câu 3 liên kết với câu 2 bằng quan hệ dẫn chứng - chủ nhiệm L đã để cho quặng Ăng-ti-moan thường qua biên giới, đó là việc làm thiếu trách nhiệm của chủ nhiệm L. Do vậy, đến câu thơ 4, câu kết luận - đó là cái giá phải trả cho hoàn cảnh hiện nay của chủ nghiệm L. Cả bài thơ kể lại câu chuyện vì sao chủ nhiệm L lại bị ngồi tù. Câu chuyện gói gọn trong bài thơ tứ tuyệt chỉ có bốn câu thơ với 28 âm tiết nhƣng chúng rất logic, chặt chẽ, đó là điều rất đặc sắc trong bút pháp nghệ thuật của Hồ Chí Minh.

Như vậy, ở trên chúng tôi vừa đề cập đến một số các phương thức liên kết trong cách tổ chức một bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh. Đó là một đặc

điểm rất riêng có làm nên thể tứ tuyệt tự sự trong hệ thống thi pháp thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh.

Nói về sự biểu hiện các phương tiện liên kết hình thức, cũng như liên kết nội dung trong thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ còn tìm thấy rất nhiều những điều kỳ diệu nếu chúng ta có một cái nhìn sâu hơn trong tổng thể những bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh.

Điển hình là những bài thơ ở tập "Nhật ký trong tù". Giáo sƣ Đào Thản đã rất sâu sắc chỉ ra một số các phương tiện liên kết những câu thơ trong các bài tứ tuyệt của tập "Nhật ký trong tù". Ong cho răng: tiêng nói hướng nội cùng với tính khát quát rất cao của tư tưởng đã làm thành một sợi chỉ đỏ len lỏi suốt các bài thơ nhật ký, tạo ra những tín hiệu thẩm mỹ đa nghĩa, và nó trở thành những phương tiện liên kết hữu hiệu các bài thơ nhật ký lại với nhau thành một chỉnh thể thống nhất. Mặc dù các phương tiện liên kết ấy nó ẩn hiện không phải lúc nào cũng nhận ra đƣợc ngay, nhƣng nó giống nhƣ một thứ duyên thầm trong thơ Hồ Chí Minh, tuy không hẳn là huyền bí song không dễ gì tường giải.

Một phần của tài liệu trương hoàng lệ thi pháp tứ tuyệt của hồ chí minh (Trang 146 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)