Con người dạt dào một tình yêu nhân loại

Một phần của tài liệu trương hoàng lệ thi pháp tứ tuyệt của hồ chí minh (Trang 83 - 99)

CHƯƠNG 1 CHUNG QUANH VẤN ĐỀ VỀ THƠ TỨ TUYỆT - THƠ TỨ TUYỆT CỦA HỒ CHÍ MINH

2.1. Hình tượng con người

2.1.2. Con người dạt dào một tình yêu nhân loại

Hồ Chí Minh, người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam, Người là điểm hội tụ của lương tri nhân loại, một nhà nhân văn chân chính. Cả cuộc đời Người là cuộc đấu tranh không ngơi nghỉ cho hạnh phúc của con người. Vì vậy, trong thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh, bên cạnh hình tượng một con người tự do, chúng ta còn gặp được một con người luôn dạt dào tình yêu thiết tha yêu cuộc sống và dạt dào một niềm tin yêu sâu sắc đối với con người. Trong thơ tứ tuyệt của

Hồ Chí Minh chủ yếu có hai loại người được nhà thơ đề cập đến đó là người tốt và những người khốn khổ. Họ là những con người luôn được nhà thơ dành trọn một niềm tin yêu và sự cảm thông, sẻ chia sâu sắc. Đây chính là cảm thức người - nhân loại đích thực trong thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh.

1. Ở tập "Nhật ký trong tù" có 129 bài thơ tứ tuyệt thì đã có hơn 30 bài thơ nói về tình cảm sâu nặng ấy. Con người trong thơ bộc lộ một niềm tin yêu con người bằng một tình cảm sâu sắc, mãnh liệt và dường như nó không bao giờ thay đổi dù trong bất cứ hoàn cảnh nào - ngay cả khi bản thân con người ấy bị con người hành hạ, bị đối xử oan nghiệt, thậm chí "phải làm khách quý tại nhà giam", hay cuộc sống phải chứng kiến bao điều nghịch lý: "Núi cao gặp hổ mà vô sự; đường phẳng gặp người bị tống lao" do lòng người tráo trở gây ra... nhưng vẫn không làm cho người tù Hồ Chí Minh choáng váng để mất hết lòng tin vào con người.

Ngược lại, Người luôn trầm tĩnh phân tích mọi sự kiện từ đó Người đã rút ra được chân lý:

vốn "Đường đời hiểm trở" con người muốn đi qua thật không phải dễ:

Xử thế nguyên lai phi dị dị Nhi kim xử thế cánh nan nan (Xử thế từ xƣa không phải dễ Mà nay, xử thế khó khăn hơn)

(Đường đời hiểm trở III)

Nhận thức đƣợc cái tất yếu trong sự phức tạp của cuộc sống, Hồ Chí Minh càng tin vào những giá trị đích thực của con người với hai chữ "CON NGƯỜI" thiêng liêng được viết hoa đúng nghĩa. Đó là niềm tin không bao giờ phai nhạt trong tâm thức văn hóa Hồ Chí Minh. Điều này được thể hiện rất tinh tế trong nhiều bài thơ tứ tuyệt của Người.

Hẳn ai đã từng đọc bài thơ Khoa viên họ Trần tới thăm trong tập "Nhật ký trong tù"

thì hiểu rất rõ điều ấy:

Nhất niên chí kiến binh hòa cảnh Kim nhật khan kiến nho nhã nhân Nhã nhân sử ngã tâm hƣng phấn Ngã phát hắc phản lƣỡng tam phân.

(Lính tráng tuần canh nhìn nhẩn mặt Hôm nay mới gặp đƣợc văn nhân Người trông nho nhã ai không thích Mái tóc ta xanh lại mấy phần).

Bài thơ "Khoa viên họ Trần tới thăm" theo thứ tự sáng tác trong tập "Nhật ký trong tù" là bài số 127. Nhƣ vậy, sau ngần ấy đắng cay, oan trái, đau khổ dằn vặt, cả thể xác lẫn tinh thần, có những lúc tưởng chừng như tuyệt vọng: "Thuốc đắng cạn liều càng thấy đắng;

gừng gay cuối chặng lại thêm cay", người tù Hồ Chí Minh vẫn giữ trọn vẹn niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp ở con người. Vì thế, chỉ cần nhìn thấy một "nho nhã nhân" là người tù Hồ Chí Minh đã quên đi tất cả bao đắng cay phiền não để viết lên một ý thơ bất tử về giá trị con người. Câu thơ "Mái tóc ta xanh lại mấy phần"chứa đựng một giá trị văn hóa rất lớn - bởi phải có một tấm lòng yêu đời và tin yêu con người sâu sắc như thế nào thì mới có thể cảm nhận được rằng: chỉ khi con người được sống với cái đẹp của con người thì cuộc đời sẽ là bất diệt. Cái cảm thức "con người" trong bài thơ này quả là kỳ diệu, nó vừa là cái rất "bình thường" nhưng cũng là cái rất đỗi "phi thường" trong nhân cách văn hóa của vĩ nhân Hồ Chí Minh.

Tin yêu con người, niềm tin ấy rất cận nhân tình nên trong thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh nó được bộc lộ một cách hiện thực như: giữa cái xấu và cái ác, Người vẫn không lẫn lộn để tìm ra cái thiện và cái đẹp. Trong tù, tuy bị hành hạ, bị đối xử oan khốc... nhưng Người vẫn phân định rõ ràng đâu là người tốt kẻ xấu. Trên đời có "Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc - giải

người canh trưởng kiếm ăn quanh" (Lai Tân) thì cũng có "Trưởng ban họ Mạc người hào hiệp - Dốc túi mua cơm cứu phạm nhân"; có kẻ nghiệt ngã: "Chốc chốc lại nghe ban trưởng quát - không rềnh ràng nữa phải vào ngay" thì cũng có người từ tâm: "Làm việc đúng thay Lưu Sở Trường - Ai ai cũng bảo bác công bình". Chính vì thế, trong tập "Nhật ký trong tù" có nhiều bài thơ viết về những tình cảm rõ ràng rạch ròi ấy nhƣ các bài: Tiên sinh họ Quách;

Trưởng ban họ Mạc; Sở trường Long An họ Lưu; Được ưu đãi; Khoa trưởng họ Ngũ; Khoa viên họ Hoàng; Khoa viên họ Trần tới thăm; Chủ nhiệm họ Hầu ân tặng một bộ sách; Kết luận, v.v... những con người ấy, tuy họ là cai ngục, ban trưởng, lính canh... nhưng trong họ vẫn còn lại những "nét người"; "chất người" nên họ vẫn được nhìn nhận là những người tốt.

Cách đánh giá này ở Hồ Chí Minh là xuất phát từ cái nhìn rất nhân đạo, cùng với một thái độ thật sự cầu thị, lòng tôn trọng lẽ công bằng đối với con người. Do đó, nhà thơ đã vội ghi lại tất cả những điều tốt đẹp ấy ở đủ mọi hạng người với niềm vui, vì tin vào bản chất tốt đẹp của con người: "Thế thượng do tồn giá chủng nhân" (Trên đời không bao giờ hết con người có lòng tốt). Và điều ấy như ánh lửa hồng ấm áp sưởi ấm tâm hồn người tù Hồ Chí Minh trong đêm đông tù ngục. Đó cũng chính là một biểu hiện rất sâu sắc trong cảm thức nhân loại ở Hồ Chí Minh.

Vì tin yêu con người, nên trong thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh ta luôn thấy một con người sống chan hòa với mọi người bằng một sự thương cảm sâu sắc. Ở tù con người ấy gọi những người tù là "nạn hữu" tức là những người bạn chung hoạn nạn: Nạn hữu Mạc Mỗ; Nạn hữu nguyên chủ nhiệm L; Nhất cá đổ phạm ngạnh liễu; Thế nạn hữu mẩn tả báo cáo... Người vẫn biết rằng tù nhân trong tù thì có đủ các hạng người khác nhau, có người là tệ nạn xã hội: cờ bạc, rượu chè, trộm cắp; có người từng làm quan nhưng sai phạm bị bắt; có kẻ giàu, người nghèo... những khi bị rơi vào hoàn cảnh tù đày họ đều đƣợc

Người cảm thông sâu sắc. Bởi xuất phát từ hoàn cảnh tù đày của mình, Hồ Chí Minh luôn thấu hiểu, cảm thông, xót xa cho thân phận tù đày của những người tù. Điều này chỉ có thể được giải thích rằng trong chiều sâu tâm hồn của con người Hồ Chí Minh ánh sáng của tình thương yêu những con người cùng khổ lúc nào cũng là điểm sáng nhất. Người từng viết:

"Cùng hội cùng thuyền nên phải giúp", những tình cảm ấy rất "cận nhân tình". Bao trùm lên tất cả là xuất phát từ tấm lòng nhân ái, đức khoan dung lƣợng thứ cho đời -chứng tỏ Hồ Chí Minh sống không bao giờ tách rời nhân loại. Phẩm chất ấy ở Hồ Chí Minh là sự tích lũy của quá tình lịch sử văn hóa dân tộc và nhân loại. Mạnh Tử có câu: Nhân chi sơ tánh bản thiện (Tam tự kinh); Mác thì nhận xét rằng: Thời thơ ấu của xã hội loài người phát triển đến mức đẹp đẽ nhất và không bao giờ tái diễn. Và chính Mác đã từng trả lời con gái bằng một câu châm ngôn rất nổi tiếng của La Mã cổ đại rằng: Không có cái gì thuộc về con người mà xa lạ đối với tôi; Rútxô nhà tư tưởng lớn của thế kỷ ánh sáng cũng đã từng tuyên bố: Đi ra từ tạo hóa tất cả đều tốt lành. Tiếp tục tư tưởng ấy, Hồ Chí Minh đã thể hiện quan điểm của mình qua bài thơ:

Thụy thì đô tượng thuần lương hán Tỉnh hậu tài phân thiện, ác nhân Thiện ác nguyên lai vô định tính Đa do giáo dục đích nguyên nhân (Ngủ thì ai cũng như lương thiện Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền Hiền dữ nào đâu phải tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên)

(Nửa đêm)

Mặc dù tư tưởng của bài thơ có nhiều điểm gặp gỡ với các bậc tiền nhân, nhưng so với các bậc tiền nhân, Hồ Chí Minh có cái nhìn hết sức đầy đủ

cụ thể và biện chứng. Người rất khách quan khi nhìn nhận sự phức tạp của xã hội loài người.

Đúng là lúc ngã là thời gian con người không hoạt động xã hội, trở về trạng thái "nhân chi sơ", nhưng khi thức dậy có người thiện, kẻ ác, điều đó xảy ra là do quá trình hoạt động sống của con người có khi vì mưu cầu sinh tồn đôi khi đã dẫn con người đến sự tha hóa. Đó là điều hoàn toàn sự thật. Nhưng cái mà nhà thơ muốn nói ở đây là: con người tính vốn thiện, nên nhân tố giáo dục có vai trò quyết định việc hình thành nhân cách của con người. Đây là cái nhìn mang tính nhân đạo sâu sắc, rõ ràng Người không chỉ tin vào cái "tính bản thiện"

của con người mà còn thấy được khả năng hoán cải của con người; tức là tin vào bản chất của con người, đã là con người thì bao giờ cũng vươn tới cột trụ vĩnh hằng của mình - đó là cái chân, cái thiện và cái mỹ. Trong cuộc sống thường nhật, Hồ Chí Minh luôn có một đức tin chính mình và tin ở người khác bằng cả tấm lòng thương cảm, thấu hiểu sâu sắc. Vì thế, có cả một nhân loại đau khổ, bi thống diễu hành trong tập "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh.

Tin yêu con người, cảm thức ấy trong thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh chan chứa một tinh thần nhân đạo, rất mực yêu thương trân trọng con người là nét nổi bật trong những bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh. Nhân loại trong thơ Người là những con người đau khổ, những con người không may mắn. dưới ngòi bút của Người, cả một nhân loại lam lũ, đói khát, rách rưới, thuộc những tầng lớp dưới đáy của xã hội Trung Quốc thời ấy hiện ra. số phận của họ phải chịu đựng bao nhiêu đắng cay, bao oan trái khổ đau; thậm chí họ phải chết lặng lẽ nhƣ một chiếc lá rơi. Con người trong thơ khóc thương cho những người bạc mệnh: một người tù cờ bạc bị chết cứng, một người tù cờ bạc bị chết đói, hai bài thơ đọc lên thấy nước mắt còn rơi:

Tha thân chỉ hữu cốt bao bì Thống khổ cơ hàn bất khả chi.

Tạc dạ tha nhƣng thụy ngã trắc Kim niêu tha dĩ cửu tuyền quy

(Thân hình anh ấy chỉ còn da bọc xương, Đau khổ, đói rét anh không chịu nổi.

Đêm qua còn nằm ngủ cạnh tôi, Sớm nay anh đã về nơi chín suối).

(Một người tù cờ bạc bị chết cứng) Di, Tề chẳng ăn gạo nhà Chu

Tù bạc chẳng ăn cháo nhà nước Di, Tề chết đó ngàn Thú Dương Tù bạc chết đói trong tù ngục.

(Bá Di, Thúc Tề không ăn thóc nhà Chu, Người tù cờ bạc không ăn cháo nhà nước, Bá Di, Thúc Tề chết đói trên núi Thủ Dương, Người tù cờ bạc chết đói trong lao nhà nước.

(Lại một người nữa)

Người tù Hồ Chí Minh rất bất bình vì sự tàn bạo của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch đối với con người. Người xót xa cho thân phận một người tù lâm trọng bệnh. Tình cảm xót thương ấy xuất phát từ nỗi thống khổ của chính bản thân mình. Hơn ai hết người tù Hồ Chí Minh từng thấu hiểu: "Ở tù mắc bệnh càng cay đắng" vì thế, trước hoàn cảnh của người bạn tù đáng thương tội nghiệp, Người vô cùng thương cảm:

Vô đoan bình địa khởi ba đào, Tống nhĩ Dương Đào nhập tọa lao, Thành hỏa trì ngƣ kham hao thán.

Nhi kim nhĩ hưu khải thành lao (Bỗng dƣng đất bằng nổi sóng gió,

Đưa anh Dương Đào vào ngồi nhà lao,.

Thành cháy vạ lây, đáng than vãn vô hạn, Đến nay anh ho mãi đã thành lao).

(Dương Đào ốm nặng)

Người cảm thông cho nỗi bất hạnh của một người tù vượt ngục không thành bằng nỗi xót xa vô hạn:

Nhất tâm chỉ tưởng tự do cảnh, Biền mệnh khiêu xa tha tẩu khai Khả tích tha bào bán lý hử Hựu bị cảnh binh tróc hồi lai

(Một lòng chỉ mong tưởng cảnh tự do Liều mạng nhảy tàu, anh ấy định trốn.

Đáng tiếc anh ấy mới chạy đƣợc chừng nửa dặm.

Lại bị cảnh binh bắt giải về).

(Anh ấy muốn trốn)

Tin yêu con người phẩm chất ấy ở người tù Hồ Chí Minh còn là khả năng thấu hiểu được những tâm tư tình cảm riêng của con người. Người xót thương cho thân phận của người phụ nữ mất chồng, bài thơ "Nửa đêm nghe tiếng khóc chồng" nghe thật là não nuột. Ở đây, Hồ Chí Minh đã ghi lại nỗi đau mất mát của con người bằng chính sự lắng nghe không phải chỉ bằng thính giác mà bằng cả trái tim yêu thương nên lời thơ nghe thật là thống thiết:

Ô hô phu quân hề phu quân Hà cố phu quân cự khí trần Sử thiếp tòng kim hà xứ kiến Thập phần tam hợp ý đầu nhân (Than ôi! Chàng hỡi chàng!

Cớ sao chàng phải lìa bỏ cõi đời

Khiến cho thiếp từ nay biết tìm đâu thấy Người bạn đời mười phần tâm đầu ý hợp!)

Hay cảnh vợ chồng phải chia cách, nhớ thương khắc khoải đêm ngày, chỉ cần qua tiếng sáo bỗng vút lên ở nơi tù ngục là Người đã thấu hiểu được nỗi lòng của họ. Ở bài Người

"Người bạn tù thổi sáo", nhà thơ đã chia sẻ với họ nỗi tâm tình:

Ngục trung hốt thính tư hương khúc Thanh chuyển thê lương điệu chuyển sầu Thiên lý quan hà vô hạn cảm

Khuê nhân cánh thướng nhất tằng lâu

(Trong tù bỗng nghe khúc nhạc nhớ quê hương

Âm thanh trở nên thê lương, tình điệu trở nên sầu muộn;

Nước non xa cách nghìn trùng, cảm thương vô hạn Người chốn phòng khuê lại bước lên một tầng lầu).

Thấu hiểu được những tình cảm nói trên là bởi con người Hồ Chí Minh có khả năng sống được đời sống của nhiều người, và bởi vì tấm lòng của Người luôn rộng mở, thấu suốt và cảm thông với nhiều lẽ nhân tình. Đó là những tình cảm cao đẹp luôn sáng lên trong tâm hồn nghệ sĩ - chiến sĩ vĩ đại Hồ Chí Minh.

Tin yêu con người, cảm thức ấy trong thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh, còn được thể hiện ở những nỗi bất bình của mình trước những điều bất công vô nhân đạo đối với con người mà xã hội Trung Quốc thời ấy mang lại. Người thương cảm và xót xa cho hoàn cảnh của một em bé vừa tròn nửa tuổi đã phải theo mẹ đến ở "nhà pha" vì cha em không chịu đi lính quốc gia:

Oa...! Oa...! Oa....!

Gia phạ đương binh cứu quốc gia Sở dĩ ngã niên tài bán tuế

Yếu đáo ngục trung căn trước ma.

(Oa...! oa...! oa...!

Cha sợ vào lính cứu nước nhà Cho nên em vừa đƣợc nửa tuổi Đã phải vào tù cùng mẹ)

(Em bé trong ngục Tân Dương).

Vào đầu bài thơ bằng phương pháp để cho sự vật tự nói lên bản chất, nhà thơ đã ghi âm lại nguyên sơ tiếng khóc oa...oa...oa... non nớt của một đứa trẻ tội nghiệp mới đƣợc sinh ra đã phải vào chốn lao tù. Câu thơ làm xúc động và gây một nỗi bất bình rất to lớn trong lòng người đọc trước một bằng cớ xác thực, sống động hơn bất kỳ lời lẽ nào. Đây là một lời tố cáo hùng hồn nhất cái chế độ độc tài với bao điều phi lý và vô nhân đạo. Ở đây dụng ý của nhà thơ rất rõ - cái dụng ý ấy còn lớn hơn khi ta kịp nhận ra ở hình thức câu thơ. Đó là việc tác giả đã dùng cách nghi âm tiếng khóc bằng tiếng Việt trong khi nhà thơ lại viết tiếp những câu còn lại bằng tiếng Hán. Thế mà ý thơ mạch thơ vẫn rất tự nhiên. Đúng là hạ bút nhƣ có thần. Ở đây, cái tinh tế của dụng ý nhà thơ là nằm ở chỗ: phải chăng sự bất hạnh của em bé Trung Quốc ấy cũng chính là sự bất hạnh của bao em bé Việt Nam và cũng có thể là bao nhiêu trẻ em bất hạnh khác nữa trên thế giới... có lẽ vì thế, Người đã không ngần ngại sử dụng tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) trong một bài thơ chữ Hán, với một tình cảm vừa đau đớn, vừa căm giận trước những điều phi lý vô nhân đạo đối với trẻ thơ. Chính cái cảm thức nhân loại được toát lên một cách tự nhiên như thế, nên nó đã vượt qua mọi khuôn phép văn chương.

Ở một góc độ khác con người trong thơ vừa thương cho số phận những tù nhân, lại vừa căm phẫn trước những bất công của nhà tù. Trong nhà tù luôn tồn tại sự phân biệt rất khắc nghiệt "Tù cứng ngày ngày no rượu thịt", còn những người tù cờ bạc nghèo không có người thăm nuôi "đói kêu cha, kêu

Một phần của tài liệu trương hoàng lệ thi pháp tứ tuyệt của hồ chí minh (Trang 83 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)