Hướng đến sự sống và tương lai - một cái nhìn biện chứng về thời gian

Một phần của tài liệu trương hoàng lệ thi pháp tứ tuyệt của hồ chí minh (Trang 101 - 112)

CHƯƠNG 1 CHUNG QUANH VẤN ĐỀ VỀ THƠ TỨ TUYỆT - THƠ TỨ TUYỆT CỦA HỒ CHÍ MINH

2.2. Hình tƣợng không gian - thời gian

2.2.1. Hướng đến sự sống và tương lai - một cái nhìn biện chứng về thời gian

Thời gian trong thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh đƣợc đo bằng chính sự vận động biến đổi không ngừng của cuộc sống.

Đọc bài "Chiều hôm" ở trong tập "Nhật ký trong tù" thời gian đƣợc chuyển đổi, đƣợc thay thế bằng chính sự miêu tả sự kiện, miêu tả cuộc sống:

Vãn xan ngạt liễu nhật tây trầm Xứ xứ sơn ca dữ nhạc âm U ám Tĩnh Tây cấm bế thất Hốt thành mỹ thuật tiểu Hàn Lâm.

(Cơm chiều xong mặt trời đã lặn về phía tây Nơi nơi rộn tiếng đàn ca cùng âm nhạc Nhà ngục u ám của huyện Tĩnh Tây

Bỗng thành một viện Hàn lâm nghệ thuật nhỏ.) (Chiều hôm)

Theo trình tự bài thơ, cảnh lặng lẽ chiều hôm được mở ra và thay thế bằng âm hưởng rạo rực của cuộc sống. Cái cảm hứng ấy sao mà giản dị đến thế, nhƣng trong hoàn cảnh tù đày nó lại thật đặc biệt. Bởi, thông thường khi bóng chiều đã đổ, màn đêm buông xuống thì cuộc sống náo động cũng theo đó lắng dần, khép lại một ngày. Cảnh tƣợng ấy dễ sinh ra một thoáng u buồn, nhất là đối với con người đang sống trong hoàn cảnh lao tù. Vậy mà, những tình tiết, sự việc diễn ra trong bài thơ không hề gợi nên một cảm giác u buồn nào mà trái lại tất cả đều ấm áp mang hơi thở của sự sống rộn rã niềm vui. Tạo ra sự đối lập giữa cảnh tƣợng khắc nghiệt của hoàn cảnh chứa thời gian đang lụi tàn, với thời gian bất diệt luôn chứa đựng niềm vui sống của con người. Đây là cảm hứng chủ đạo của bài thơ "Chiều hôm" và cũng là nội dung cơ bản của rất nhiều bài thơ tứ tuyệt ở trong và ngoài tập "Nhật ký trong tù".

Ví dụ: bài "Tức cảnh Pắc Bó" đƣợc viết trong chiến khu Việt Bắc, ta cũng tìm thấy cảm hứng ấy:

Sáng ra bờ suối tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Thời gian trong bài thơ diễn ra nhƣ một chu kỳ khép kín, cứ lặp đi, lặp lại đều đều không thay đổi "sáng ra... tối vào...", ấy thế mà người đọc không hề thấy có sự nhàm chán nào; ngƣợc lại, có cái gì đó thật là nhẹ nhàng, thật thoải mái và vô cùng trong sáng, thể hiện một niềm vui sống, một niềm lạc quan hướng đến một tương lai tốt đẹp.

Nhƣ vậy, những cảm xúc thẩm mỹ của nghệ sĩ Hồ Chí Minh đều có cội rễ từ mảnh đất sinh sôi nảy nở của cuộc sống, điều ấy làm nên những cảm hứng chính yếu, cảm hứng chủ đạo trong thơ ca Hồ Chí Minh nói chung và thơ tứ tuyệt của Người nói riêng ở mọi thời điểm.

Chính vì những lý do trên, nên thời gian trong thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh không hề có bóng dáng của những đại lƣợng thời gian vũ trụ nào mà chỉ có thời gian của những "cuộc sinh hoạt thực tại" với những thời điểm hiện tại. Đó chính là thời gian của cuộc sống trần thế;

thời gian của cuộc đời, của xã hội con người, nó luôn thiên về hiện tại và hướng tới tương lai;

nó mang ý niệm biện chứng về thời gian - tức là luôn ở trong trạng thái vận động phát triển và nằm trong mối liên hệ tác động qua lại với thời gian trước và sau nó. Điều này khác với thơ Đường - mảng thơ ca phản ánh hiện thực - thời gian trong mảng thơ này cũng chủ yếu là thời gian hiện tại nhƣng nó chỉ có tính chất phản ánh, nó chuyên chở tất cả những sự kiện, đó là những nỗi khổ nhục, những nỗi bi thương của thân phận người dân đen trong xã hội. Cho nên, nó thường bế tắc, ít có bóng dáng của thời gian tương lai (cụ thể thời gian trong

mảng thơ phản ánh hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ). Còn ở trong "Thơ mới" thời gian hiện tại hầu như chỉ tập trung thể hiện thời gian cá nhân của đời người khép kín, ở đây thời gian hiện tại và tương lai là một đại lượng héo tàn:

Xuân đang đến nghĩa là xuân đang qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già Và xuân hết nghĩa là tôi cũng mất Lòng tôi rộng nhƣng lƣợng trời cứ hẹp

(Xuân Diệu)

Trong những bài thơ tứ tuyệt ở tập "Nhật ký trong tù", ta thường thấy sự hiện hữu của dòng thời gian hiện tại nhƣng nó không phải chỉ chứa đựng các sự kiện mà nó còn chuyên chở tâm trạng của một con người đang đấu tranh với hoàn cảnh để hướng tới một tương lai tươi sáng.

Sống trong sự dằn vặt vì khát khao tự do, thời gian đã trở thành nhân vật chính đóng vai trò đƣợc quan tâm hơn hết. Thật không phải vô cớ khi tiếp xúc với những bài thơ nhật ký ta lại thấy quá nhiều những tiêu đề về thời gian đƣợc nhà thơ nhắc đi, nhắc lại nhiều lần. Có đến hơn hai chục bài thơ nói về sự vận động của thời gian thường ngày, thời gian thiên nhiên, với những tiêu đề nhƣ "buổi sớm", "buổi trưa", "quá trưa", "xế chiều", "chiều tối", "hoàng hôn", "nửa đêm" v.v... thậm chí, người tù Hồ Chí Minh còn theo dõi rất chặt toàn bộ giờ giấc của một ngày: buổi sáng: "Tám giờ kẻng gõ ăn cơm trưa", buổi trƣa: "Mội giấc miên man suốt mấy giờ". Quá trƣa "Hai giờ ngục mở thông hơi", buổi chiều "Cơm xong bóng đã xuống trầm trầm", lúc hoàng hôn: "Trẻ dắt trâu về tiếng sáo bay"... rồi có những bài thơ người tù Hồ Chí Minh ghi lại cả thời gian cụ thể, thời gian chính xác, ngay ở bìa tập thơ Người đã ghi, và một số bài nhƣ "Đồng Chính" (2 - 1), "Ngày 11 tháng 11", "Báo động" (12 - 11), "Giải đi Vũ minh" (18 - 11), "Đến Liễu Châu" (9 - 12) v.v... tất cả những thời điểm, thời gian tự nhiên ấy đều được người tù Hồ Chí Minh

chuyển đổi thành thời gian tâm trạng, nó biểu hiện ra trong nhiều hoàn cảnh, nhiều tình huống, nhiều cách cảm thụ và diễn đạt khác nhau.

Có tâm trạng dõi theo bước chân thời gian đến mức chi tiết.

Nhất canh nhị canh hựu tam canh Triêu chuyển bồi hồi thụy bất thành Tứ ngũ canh thời tài hợp nhãn Mộng hồn hoàn nhiễu ngũ tiêm tinh.

(Canh một... canh hai... lại canh ba Trằn trọc, băn khoăn, ngủ chẳng đƣợc.

Canh tƣ, canh năm mới chợp mắt,

Mộng hồn cứ quẩn quanh ngôi sao năm cánh.) (Không ngủ đƣợc)

Và thấy thời gian sao trôi đi chậm quá, nó khắc khoải trườn qua những nỗi đau của người tù:

Khổ dược bôi tương can cánh khổ Nan quan mạt bộ bội gian nan

(Thuốc đắng, gần cạn chén càng đắng,

Cửa ải khó, chặng cuối càng khó khăn gấp bội)

(Giam lâu không đƣợc chuyển)

Rồi có tâm trạng rất mâu thuẫn: đối lập với tâm trạng thấy thời gian sao trôi đi chậm quá là tâm trạng giật mình thản thốt khi thấy thời gian hữu ích cứ vùn vụt trôi đi, nhà thơ bộc lộ một nỗi niềm tiếc nuối thời gian:

Thiên tân vạn khổ phi vô hạn Cửu nhật ngô nhân đáo Liễu Châu Hồi cố bách dƣ thiên ác mộng Tỉnh lai diện thƣợng đới dƣ sầu

(Nghìn cay muôn đắng đâu phải là vô hạn

Ngày mồng chín ta tới Liễu Châu.

Hồi tưởng hơn một trăm ngày trong cơn ác mộng Tỉnh ra trên mặt vương chút buồn).

(Đến Liễu Châu)

Và mỗi khi nhìn lại những ngày tháng đã qua, bản thân mình không làm đƣợc gì nhà thơ lại một lần khắc khoải:

Thương thiên hữu ý tỏa anh hùng Bát nguyệt tiêu ma cốc trát trung Xích bích thốn âm chân khả tích.

Bất tri hà nhật xuất lao lung.

(Trời xanh có ý cố ý hãm người anh hùng, Tám tháng mỏi mòn trong chốn cùm gông Tất bóng quý hơn thước ngọc, thật là đáng tiếc!

Chẳng biết ngày nào thoát khỏi vòng lao tù?) (Tiếc ngày giờ)

Hay:

Khả liên dƣ tố tù trung khách

Vị đắc cung thân thướng chiến trường.

(Đáng thương cho ta còn làm khách trong tù Chưa được đích thân ra nơi chiến trường.)

(Việt Nam có báo động) rồi bất đắc chí mà than rằng:

Hùng tâm bất trị nhất văn tiền.

(Hào khí chẳng đáng một đồng tiền.) (Buồn bực)

Từ nỗi khát khao, dằn vặt, xót xa, bất bình đã tạo ra một phản ứng tâm lý khá đặc biệt ở Người tù Hồ Chí Minh đó là sự "lãng quên thời gian":

Tù nhân bất quản thu lai vị?

Chỉ quản tù lung hà thời khai?

(Người tù chẳng kể mùa thu tới hay chưa?

Chỉ cần biết cửa tù bao giờ mở?).

(Cảm thu)

Một người sống trong tù thường theo dõi, ngóng trông, chờ đợi đến khắc khoải ngày tự do thì không thể không quan tâm đến thời gian. Hai câu thơ trên thật ra là một phản ứng tâm lý rất phù hợp với tâm trạng của người tù. Bởi sống trong tù, nỗi quan tâm lớn nhất của người tù là "bao giờ thoát khỏi chốn lao lung, chứ không phải lúc nhàn rỗi để ngồi chiêm nghiệm thời gian. Sự lãng quên thời gian, không quan tâm đến thời gian theo lẽ thường là khi con người cảm thấy mình hạnh phúc, Nguyễn Du đã hình dung tâm lý của con người yêu đương trong những câu thơ "Ngày vui ngắn chẳng tày gang, ba thu dồn lại một ngày dài ghê"; còn sự lãng quên thời gian của người tù Hồ Chí Minh lại là một sự đau khổ tột cùng.

Hiểu được dòng thời gian tâm trạng diễn ra khá phức tạp trong tâm hồn người tù Hồ Chí Minh, chúng ta mới thấu hiểu đƣợc nỗi niềm khát khao tự do luôn nung nấu trong tâm can người tù Hồ Chí Minh là một khát vọng rực cháy. Song thật là kỳ diệu, trong nỗi khát khao tự do đến cùng cực, Người tù Hồ Chí Minh chưa từng mất lòng tin vào cuộc sống. Dòng thời gian tâm trạng trong những bài thơ tứ tuyệt ở tập "Nhật ký trong tù" vẫn bộc lộ những cung bậc tình cảm, thể hiện một bản lĩnh, một ý chí với một quyết tâm sắt đá. Vì thế, có khi đau khổ bế tắc thì bế tắc lại đƣợc giải tỏa bằng một niềm tin vào ngày mai: "Sự vật vần xoay đà định sẵn; hết mưa lại nắng hửng lên thôi... hết khổ là vui vốn lẽ đời" (Trời hửng). Đọc những câu thơ trên, người đọc tưởng chừng như không còn tìm thấy đâu cái tinh thần biện chứng của thời gian, mà chỉ gặp lại nơi đây những đường nét, những màu sắc, những dáng dấp của thời

gian trong văn học xa xƣa của các bậc tiền nhân. Cảm hứng thời gian của những câu thơ tứ tuyệt ấy của Hồ Chí Minh gần gũi với thơ cổ biết chừng nào. Đây cũng là một điều tất yếu, bởi ai cũng có thể nhận thấy rằng: nguồn cảm hứng dồi dào làm nên chân trời thơ ca của nhà thơ Hồ Chí Minh là cả một bề dày văn hóa của dân tộc Việt Nam và xứ sở phương Đông.

Cho nên, trong thơ của Người ta luôn gặp chủ thể trữ tình Hồ Chí Minh hiện hữu với vẻ đẹp trong cốt cách của một nhà hiền triết phương Đông. Cốt cách ấy, đặc biệt nổi bật trong những bài thơ tứ tuyệt được Người viết bằng chữ Hán thời kháng chiến chống Pháp. Ở những bài thơ này, ta luôn thấy một con Người làm việc nước giữa hoa, chim, trăng, suối, trẻ nhỏ, vườn rau... cách sống ấy đã dựng lên hình tượng một con Người siêu phàm - vô tư, trong sáng toàn tâm dành cho cuộc kháng chiến của dân tộc với phong cách ung dung tự tại trong mọi hoàn cảnh.

Thế nhưng, trong quan niệm về thời gian của thơ ca truyền thống, thời gian thường được nhìn trong quan hệ tương thông với vũ trụ và mang tính tuần hoàn với những chu kỳ ít nhiều hằng định. Tư duy nghệ thuật này là xuất phát từ sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho, Phật, Đạo. Tuy người xưa không nói ra cụ thể, thậm chí nhiều khi không có ý thức rõ ràng, nhưng những cảm xúc nghệ thuật của người xưa đã thể hiện dấu ấn đậm nét của những tư tưởng ấy.

Hồ Chí Minh cũng ảnh hưởng rất sâu đậm kiểu tư duy truyền thống nói trên, nhưng Người lại đƣa vào trong ấy một cái nhìn mới. Giáo sƣ Đặng Thanh Lê có nhận xét: "Khái niệm "tuần hoàn" biểu hiện một niềm tin vững chắc vào con đường đi lên của thời gian..., chính nhãn quan tiến hóa của lịch sử đã khiến cảm hứng thời gian trong Ngục trung nhật ký vừa mang màu sắc lãng mạn của hình tượng cỏ cây hoa lá (trời ừng), của vầng dương, của nắng ấm (Giải đi sớm) trong tâm hồn một thi nhân, lại vừa mang tính chất dự cảm khoa học của một thiên tài chính trị. Ý niệm thời gian mang tính chất biện chứng

của tác phẩm đã làm nền cho một cảm quan duy vật lịch sử trong những trang "Nhật ký " tự sự về đời sống con người" [91; 116].

Nhƣ vậy, trong sự tiếp nối truyền thống, Hồ Chí Minh đã đem vào trong đó một cảm hứng lạc quan rất mới mẻ: những câu thơ đậm chất Đường thi lại mang nhãn quan của một thời đại mới. Vì thế, thời gian vũ trụ và thời gian cuộc sống của cá nhân, của dân tộc hòa nhập vào nhau tạo thành âm hưởng thiết tha hào hùng của thời gian kháng chiến.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

(Đêm nay rằm tháng Giêng, trăng vừa tròn, Sông xuân, nước xuân liền với trời xuân.

Sâu nơi khói sóng, bàn bạc việc quân, Nửa đêm trở về ánh trăng đầy thuyền).

(Tiết Rằm tháng Giêng)

Niềm lạc quan thể hiện ở bài thơ trên xuất phát từ cảm quan về thời gian vô tận của một con người luôn nắm bắt được quy luật vận động của cuộc sống, cho nên niềm vui không thể nói lên bằng lý trí mà toát ra ƣơng sự cảm thụ cái đẹp của đất trời:

Xuân quang hòa noãn báo tân xuân (Ánh dương ấm áp báo sắp vào xuân)

(Nhớ chiến sĩ)

Có thể nhận thấy, trong thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh, sự cảm nhận về thời gian bao giờ cũng từ hiện tại mà hướng về "sự sống, ánh sáng và tương lai". Do vậy, nhìn chung hướng vận động hình tượng thời gian trong thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh là từ bóng tối vươn ra ánh sáng, từ đau đớn đổi thành niềm vui, từ

thất bại chuyển thành chiến thắng. Bằng cái nhìn ấy, dòng thời gian hiện tại trong rất nhiều bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh luôn rộn rã, ấm áp, tràn đầy dự cảm về ngày mai: "Đầu tường sớm sớm vầng dương mọc" (Buổi sớm); rồi "Phương đông màu trắng chuyển sang hồng" (Giải đi sớm)... tất cả đều diễn tả thời gian trong sự luân đổi, chuyển tiếp hướng về tương lai với "Ánh hồng trước mặt đã bừng soi" bằng một thái độ rất lạc quan: "Hơi ấm bao la tràn vũ trụ; Người đi thi hứng bỗng thêm nồng"...

Những điều vừa phân tích trên là biểu hiện một nhãn quan lịch sử - một cái nhìn biện chứng về thời gian của Hồ Chí Minh, bởi Người luôn tin vào "sự sống và tương lai". Đó cũng chính là lý do làm cho dòng thời gian trong thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh mặc dù cũng chảy liên tục theo một vòng tuần hoan, nhưng con người không bị cuốn hút trong vòng tuần hoàn đó mà ngược lại, con người ấy luôn đứng ở tầm cao làm chủ dòng thời gian vô tình, vô hình kia.

Cho nên, con người trong thơ luôn có một cảm thức chiến thắng thời gian -vượt lên vòng quay của thời gian:

Năm mươi chín tuổi vẫn chưa già (Vô đề) Sáu mươi tuổi vẫn còn xuân chán So với ông Bành vẫn thiếu niên

(Sáu mươi tuổi) Nhân vị ngũ tuần thường thán lão Ngã kim thất cửu chính khang cường.

(Người ta chưa đến năm mươi thường than là già Ta nay sáu ba tuổi vẫn kheo mạnh)

(Sáu mươi ba tuổi) Bảy mươi tư tuổi vẫn không già

(Bảy mươi tư tuổi vẫn chưa già)

Cảm thức thời gian nói trên xuất phát từ tấm lòng một con người thiết tha yêu cuộc sống với một quan niệm phát triển về sự sống: ở đâu có sống là có vui. Niềm vui của con người là biết sử dụng thời gian của đời mình vào những việc hữu ích cho cuộc sống. Đó là cái để Hồ Chí Minh luôn cảm thấy cuộc đời của mình là "Nhất niên tứ quý đỗ xuân thiên" (Một năm là cả bốn mùa xuân - " Vô đề").

Đây là chính là âm hưởng chủ đạo về thời gian trong rất nhiều bài thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh. Cơ sở xuất phát của nó là cái nhìn biện chứng của con người trong mối quan hệ với hành trình lịch sử. Cho nên tương lai đồng nghĩa với sự phát triển. Trên ý niệm thời gian đó, quá khứ có thể tương đương với hiện tại:

Khứ tuế thu sơ, ngã tự do.

Kim thiên thu thủ, ngã cƣ tù.

Thảng năng tì ích ngô dân tộc Khả thuyết kim thu trị khứ thu.

(Đầu thu năm ngoái ta tự do Đầu thu năm nay ta ở tù;

Nếu giúp ích đƣợc cho dân tộc,

Có thể nói thu này cũng sánh ngang thu trước.) (Cảm thu II)

Như vậy, hướng vận động của thời gian trong những bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh là phù hợp với hướng vận động của thơ ca cách mạng. Đây là một nét mới đưa thơ tứ tuyệt đến với hiện đại. Do đó, ta thường thấy có sự xuyên thấm của thời gian cá nhân và thời gian của cuộc kháng chiến lồng vào nhau làm cho hình tƣợng thời gian trong những bài thơ trở nên vô cùng sống động:

Tiếng suối trong nhƣ tiếng hát xa

Một phần của tài liệu trương hoàng lệ thi pháp tứ tuyệt của hồ chí minh (Trang 101 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)