CHƯƠNG 3: THI PHÁP THƠ TỨ TUYỆT HỒ CHÍ MINH NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN
3.2. Các tổ chức một bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh
3.2.2. Cách vào đề bất ngờ và đa dạng
Thường ở vị trí câu thứ nhất của một bài tứ tuyệt cổ điển, câu mở đầu giữ một vị trí khá khiêm tốn, câu mở đầu là câu đề dẫn, khơi gợi vấn đề một cách khá nhẹ nhàng nhằm mục đích gợi sự chú ý của người đọc vào vấn đề được lột tả ở những câu thơ sau nó.
Trong bố cục một bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Hồ Chí Minh ngoài việc tuân thủ bố cục của một bài thơ tứ tuyệt truyền thống nhƣ đã nói ở trên, còn có những bài thơ tứ tuyệt có bố cục đặc thù. Cụ thể cách vào đề của một số bài tứ tuyệt của Hồ Chí Minh thường rất tự nhiên, hồn nhiên và bất ngờ nhƣ lời kể chuyện dân gian, nhƣ ca dao dân ca, nhƣ sự mở đầu của một thiên truyện ngắn hoặc tiểu thuyết hiện đại. Chính sự mở đầu này đã chuẩn bị cho một bố cục toàn bài và báo hiệu cho một câu cuối kết thúc rất bất ngờ đặc sắc, đẩy bài thơ đi đến đỉnh điểm cảm xúc, sáng tạo.
Câu mở đầu không quanh co, không ẩn dấu dụng ý của tác giả mà trực tiếp nói thẳng vào vấn đề, tác động trực tiếp vào nhận thức của người
đọc, bắt người đọc tập trung cao độ, chú ý vào vấn đề ngay từ lúc ban đầu. Do vậy, cách vào đề của những bài thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh có một đặc thù là rất đa dạng luôn gây một sự bất ngờ và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Cụ thể ở một số bài như: Bài "Em bé trong nhà lao Tân Cương", câu mở đầu bằng một câu thơ chỉ có ba âm tiết sự ghi âm tiếng khóc của trẻ thơ: "Oa... oa... oa...", một đứa trẻ mới nửa tuổi đời đã phải vào nhà lao vì cha nó không chịu đi lính giữ nước nhà. Tiếng khóc ấy, ngay từ đầu đã thông báo cho người đọc một điều gì đó không bình thường, đó không phải tiếng khóc mà chúng ta thường gặp ở trẻ thơ, mà đó là tiếng khóc số phận của những con người mới sinh ra đã bất hạnh. Một tấn bi kịch đƣợc đặt ngay trên câu đầu của bài thơ gây ấn tƣợng mạnh mẽ. Ở bài "Nửa đêm nghe tiếng khóc chồng", câu thơ mở đầu cũng là một tiếng khóc. Tiếng khóc của một người phụ nữ khóc chồng trong đêm vắng: "Ô hô phu quân! Hề phu quân" (Than ôi chàng hỡi! Hỡi chàng ơi!) toàn bộ nỗi đau khổ của người phụ nữ trong bài thơ dường như đã dồn cả vào câu thơ mở đầu của bài thơ. Người đọc mới đến với bài thơ đã cảm nhận ngay được nỗi lòng của con người trong thơ và điều ấy, đem đến cho người đọc một sự thương cảm sâu sắc. Bài thơ "Mội người tù cờ bạc bị chết cứng" cũng vậy, câu thơ mở đầu: "Tha thân chì hữu cốt bao bì" (Thân hình anh ấy chỉ còn da bọc xương), với câu mở đầu ấy, hình ảnh tội nghiệp của thân phận một con người phải chết trong khổ sở đã tác động trực tiếp vào thị giác của người đọc, làm trào dâng trong lòng người đọc một nỗi xót xa thương cảm sâu sắc.
Câu thơ mở đầu "Túc Vinh khước sử dư mông nhục" (Phố Túc Vinh mà để ta mang nhục) trong bài thơ Bị bắt ờ phố Túc Vinh, lại có vẻ nhƣ một sự tình cờ, một duyên cớ chữ nghĩa với các địa danh có thật, nhƣng lại nói thẳng vào vấn đề bộc lộ trực tiếp tâm trạng con người trong thơ, dẫn người đọc đi ngay vào thế giới tâm trạng của nhà thơ. Đây không chỉ là nỗi bất bình,
mà trong nỗi bất bình ấy là một sự chua xót cho hoàn cảnh oan trái của chính bản thân người tù Hồ Chí Minh. Ở bài: "Bị hạn chế", câu thơ mở đầu cũng gây một sự bất ngờ: "Một hữu tự do chân thống khổ" (Không có tự do thật thống khổ). Mở đầu bài thơ tác giả bộc lộ ngay với người đọc một tâm trạng bức xúc đến cao độ và một cái nhìn hết sức đời thường, hết sức nhân bản về hai chữ tự do. Người đọc bất ngờ nhận ra một điều gì đó rất gần gũi với tất cả mọi người trong cách hiểu về khái niệm tự do. Ở bài: "Việt Nam có báo động" câu mở đầu
"Ninh tử bất cam nô lệ khổ''' (Thà chết không chịu nỗi khổ nhục nô lệ) giống nhƣ một lời tuyên thệ. Bầu nhiệt huyết cùng với sự bất đắc chí của con người trong thơ đều gửi gắm vào câu thơ mở đầu. Ở bài thơ có nhan đề là "? !" có câu mở đầu là một lời than trách: "Không không khổ liễu tứ thập thiên" (Không đâu mà khổ mất bốn mươi ngày) đọc cả bài thơ, chúng ta nhận thấy: dường như tất cả nỗi bức xúc trước hoàn cảnh đã được nhà thơ dồn nén trong câu thơ mở đầu này.
Câu thơ mở đầu bài thơ có khi lại chứa đựng nội dung chính của cả bài thơ: "Tranh ninh ngã khẩu tự hung thần" (Dữ tự hung thần miệng chừng nhai) ở bài thơ "Cái cùm chân I"
nhƣ đã lột tả đƣợc toàn bộ bản chất khắc nghiệt của nhà tù Trung Hoa dân quốc thời ấy. Câu thơ "Thế gian cánh hữu ly kỳ sự" (Trên đời lại có chuyện thật ly kỳ) trong bài "Cái cùm chân II chứa đựng nội dung của toàn bài thơ, đó chính là cái nhìn đầy nghịch lý của tác giả trước một hiện tƣợng có thật của nhà tù.
Câu thơ mở đầu lại chính là lời kết luận của cả bài thơ: đây là trường hợp ở bài Nhà lao Quả Đức:
Giam phòng dã thị tiểu gia đình Sài, mễ, du, diêm, tự kỷ doanh.
Mỗi cá lung tiền nhất cá táo
Thành thiên chữ phạn dữ điều canh.
(Nhà giam mà nhƣ thể một gia đình nhỏ Gạo, củi, muối, dầu đều tự mình lo toan.
Trước mỗi phòng có một cái bếp.
Suốt ngày thổi cơm cùng nấu canh).
Đọc bốn câu thơ của bài tứ tuyệt trên, người đọc dễ dàng nhận thấy lời kết luận bài thơ lại nằm ngay ở chính câu thơ mở đầu, còn ba câu thơ sau là những dẫn chứng cụ thể cho một kết luận đã được đưa ra trước nhất. Dường như mọi bất cập của xã hội và một cái "cười nhếch mép", nhưng không có ý mỉa mai mà chỉ là một sự buồn cười của tác giả trước những điều bất cập ấy, đều đƣợc tập trung đầy đủ trong câu mở đầu "Nhà lao mà giống tiểu gia đình".
Câu mở đầu có khi là một câu phủ định, mƣợn chuyện này để nói đến một chuyện khác, gây sự bất ngờ cho người đọc và tạo ra một tiền đề cho sự khẳng định:
Quế Lâm vô quế diệc vô lâm
(Quế Lâm không quế cũng không rừng) (Đến Quế Lâm) Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
(Trong tù không rƣợu cũng không hoa) (Ngắm trăng)
Cách vào đề của những bài thơ tứ tuyệt vừa phong phú, vừa đa dạng, nhà thơ Hồ Chí Minh đã thể hiện một bút pháp thơ độc đáo trong việc sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt. Đọc một bài thơ tứ tuyệt có bố cục đặc biệt nhƣ vậy, khi xếp tập thơ lại, cái dƣ âm của câu thơ mở đầu vẫn còn vang mãi!