CHƯƠNG 1 CHUNG QUANH VẤN ĐỀ VỀ THƠ TỨ TUYỆT - THƠ TỨ TUYỆT CỦA HỒ CHÍ MINH
1.2. Thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh
1.2.1. Đặc điểm hành chức của thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh
Nói đến sức sống của thể thơ tứ tuyệt trong văn học Việt nam ở thế kỷ XX, chúng ta không thể không kể đến một hiện tƣợng đặc biệt của nền văn học, đó là sự xuất hiện nhiều bài thơ tứ tuyệt trong sự nghiệp sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh là nhà thơ cách mạng - đúng hơn là vì cách mạng mà
Người làm thơ. Hiện thực lớn lao của thời đại cách mạng vô sản đã đi vào trong thơ Người một cách phong phú và sinh động. Trong thơ tứ tuyệt của Người gần như không thiếu bất cứ điều gì của cuộc sống con người và thời đại. Chúng tôi đi vào khảo sát 198 bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh sáng tác ở những thời điểm khác nhau và nhận thấy: so với thơ tứ tuyệt truyền thống thì chức năng hành chức của thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh vô cùng phong phú và đa dạng nhƣ:
1. Thơ tứ tuyệt tự sự - nói đúng hơn là tứ tuyệt phóng sự với cái nhìn chuẩn xác của một nhà báo - điển hình là những bài tứ tuyệt tươi ròng những tin tức nóng bỏng về tình hình thời sự trong nước và ngoài nước. Ví dụ: ở ngay dưới tiêu đề bài "Việt hữu tao động " (Việt Nam có báo động) ta thấy có liền một hàng chữ nhỏ với nội dung: "tin xích đạo trên báo Ung Ninh 14 - 11" rất giống một hàng tít thường được đăng tải trên trang nhất của một tờ báo nhằm gây sự chú ý của độc giả; ở bài "Song thập nhất" (Ngày l1 tháng l1) cả ba bài tứ tuyệt đều chứa đựng một cái nhìn sắc sảo của một nhãn quan chính trị nhạy bén của một vị lãnh tụ cách mạng, chỉ có bốn câu thơ nhỏ bé, Hồ Chí Minh như vạch ra cả một đường lối chiến lược cách mạng trong bối cảnh lịch sử lúc ấy:
Kháng Nhật tinh kỳ mãn Á châu Tinh kỳ đại tiểu hữu sai thù;
Tinh kỳ đại đích cố tu hữu, Tiểu đích tinh kỳ bất khả vô.
(Cờ kháng Nhật dậy khắp châu Á Cờ lớn, cờ nhỏ có khác nhau Cờ lớn cố nhiên là phải có
Nhƣng cờ nhỏ cũng không thể không có) (Song thập nhật - III)
Bài "Anh phỏng Hoa đoàn" (đoàn đại biểu Anh sang thăm Trung Hoa) Mỹ đoàn khứ liễu Anh đoàn đáo
Đáo xứ hân phùng nhiệt liệt tình;
Ngã dã "phỏng Hoa đoàn" nhất bộ, Khước tao đặc chủng đích hoan nghênh.
(Đoàn Mỹ đi khỏi, đoàn Anh tới Đến đâu cũng đƣợc tiếp đón nhiệt tình Ta cũng là một "Đoàn đi thăm Trung Hoa", Lại gặp một kiểu hoan nghênh đặc biệt).
(Đoàn đại biểu Anh sang thăm Trung Hoa) cũng chỉ mấy câu thơ tứ tuyệt nhỏ gọn, nhưng người đọc gần như đã hình dung được tính chất phức tạp bối cảnh thế giới trong giai đoạn này.
Chức năng tự sự của thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh còn thể hiện ở những thông tin thời sự rất "văn xuôi" - đời thường đại loại như những tình tiết: mới đến nhà lao phải nộp tiền theo lệ thường là 50 đồng - bài "Nhập lung tiền" (tiền vào nhà giam); hay trong tù, mỗi người đều có một hỏa lò lớn, nhỏ, để thổi cơm, đun trà, nấu thức ăn - bài "Ngục trung sinh hoạt" (Sinh hoạt trong tù); hoặc ở bài "Đăng quang phí" (Tiền đèn) - vào tù phải nộp khoản tiền đèn, tiền Quảng tây mỗi người 6 đồng; còn ở bài "Công kim" (tiền công): thổi một nồi nước phải sáu hào, một chậu nước sôi một đồng bạc; rồi một đồng mua hàng chỉ đáng sáu hào ... đọc những bài thơ tứ tuyệt vừa kể trên, người đọc như thật sự được nghe một bản báo cáo tổng kết hết sức chi tiết về những việc từ lớn đến nhỏ trong nhà tù Quốc dân đảng thời ấy.
2. Thơ tứ tuyệt đƣợc dùng vào việc tuyên truyền vận động quần chúng tham gia cách mạng. Chủ yếu là những bài thơ tứ tuyệt đƣợc Hồ Chí Minh viết bằng Quốc ngữ với mục đích kêu gọi thuyết phục quần chúng nhân dân lao động, nên những bài thơ tứ tuyệt này giống với bài hùng biện trước đám
đông, tính chất tự sự - khẩu ngữ rất đậm nét. Đó là trường hợp của các bài:
Bài "Thơ đề tranh cổ động báo Việt Nam độc lập"
Việt Nam độc lập thổi kèn loa Kêu gọi dân ta trẻ lẫn già Đoàn kết vững bền nhƣ khối sắt Để cùng nhau cứu nước Nam ta Bài "Bấy lâu mơ ngủ mãi không thôi"
Bấy lâu mơ ngủ mãi chƣa thôi!
Cách mạng ồn ào khắp mọi nơi Này trống văn minh khua dậy đất Kìa chuông độc lập gõ vang giời.
Bài: "Đã làm cách mạng chớ lôi thôi"
Đã làm cách mạng chớ lôi thôi Cách mệnh thì ta cách tới nơi Trước phải dành quyền cho cả nước Sau ra cách mạng cả bầu giời.
( Hai bài Bấy lâu mơ ngủ mãi không thôi và bài Đã làm cách mạng chớ lôi thôi đều đƣợc đăng trên báo thanh niên số ra ngày 10 tháng lo năm 1926).
Điều rất độc đáo ở Hồ Chí Minh là Người đã đem vào cho thể loại tứ tuyệt một vẻ đẹp của sự kết hợp hài hòa giữa chính trị và thơ ca. Vì vậy nhiều khi một bài thơ tứ tuyệt có chức năng là một bài văn chính luận :
Ruộng rẫy là chiến trường Cuốc cày là vũ khí, Nhà nông là chiến sĩ
Hậu phương thi đua với tiền phương.
(Gửi nông dân)
hay có khi đó là lời động viên khuyên nhủ mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội
- Bài "Khuyên thanh niên":
Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền, Đào núi và lấp biển ; Quyết chí ắt làm nên.
Có những bài thơ tứ tuyệt đƣợc dùng để chúc Tết đầu năm - chỉ 4 câu thơ vẻn vẹn với 28 âm tiết, nhƣng có khi đó là:
Lời nhắc nhở mọi người dân thực hiện nhiệm vụ của mình:
Chúc mừng đồng bào năm mới Đoàn kết thi đua tiến tới Hoàn thành kế hoạch ba năm Thống nhất nước nhà thắng lợi
(Thơ chúc tết 1959)
Lời động viên toàn dân phấn đấu vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc:
Xuân về xin có một bài ca, Gửi chúc đồng bào cả nước ta.
Chống Mĩ hai miền đều đánh giỏi Tin mừng thắng trận nở nhƣ hoa.
(mừng xuân 1967) Lời nhận xét đánh giá tình hình phát triển của cả đất nước trong một năm :
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua, Thắng trận tin vui khắp nước nhà, Nam bắc thi đua đánh giặc Mĩ Tiến lên !
Toàn thắng ắt về ta.
(Mừng xuân 1968) 3. Thơ tứ tuyệt ngôn chí là những bài thơ tự khuyên mình.
Bài "Văn thung mễ thanh" (Nghe tiếng giã gạo):
Mễ bị thung thì hẩn thống khổ Ký thung chi hậu, bạch nhƣ miên;
Nhân sinh tại thế dã giá dạng, Khốn nạn thị nhĩ ngọc thành thiên.
(Gạo lúc đang giã, rất đau đớn, Lúc giã xong rồi trắng tựa bông;
Người sống trên đời cũng như vậy,
Gian nan là dịp rèn giũa mình thành ngọc).
(Nghe tiếng giã gạo)
Những câu thơ trên là lời tự bạch mà tác giả dành để nói với chính mình, động viên bản thân mình vượt lên hoàn cảnh tù đày. Tuy nhiên, những ai là người từng trải trong đường đời, hay đang sống trong cùng cảnh ngộ khắc nghiệt của cuộc sống, nếu khi đọc đến những câu thơ tứ tuyệt ấy sẽ tâm đắc với những điều nhà thơ đã đúc kết thành chân lý rằng: sống ở trên đời con người phải trải qua gian nan thử thách để rèn luyện mình thì mới có thể đến với thành công.
Ở Bài "Tự miễn" (Tự khuyên mình) nhà thơ cũng nói vê chân lý ây nhƣng lại có cái nhìn khái quát từ quy luật tự nhiên, đến quy luật xã hội: quy luật của tự nhiên có mùa đông rét mướt thì cũng có mùa xuân tươi sáng; còn đối với quy luật xã hội, khi con người được rèn luyện trong tai ƣơng đó chính là điều kiện để cho tinh thần càng thêm bền bỉ hơn:
Một hữu, đông tàn tiều tụy cảnh Tương vô xuân noãn đích huy hoàng Tai ƣơng bả ngã lai rèn luyện,
Sử ngã tinh thần cánh khấn trương.
(Không có cảnh mùa đông tiêu điều rét mướt, Sẽ không có mùa xuân ấm áp huy hoàng;
Tai ƣơng rèn luyện ta,
Khiến cho tinh thần ta càng thêm hăng hái).
(Tự khuyên mình)
Bài "Thế lộ nan III" (Đường đời hiểm trở III), nhà thơ rất sâu sắc khi nhận chân được cái thực chất của cuộc đời - việc đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống thật là điều vô cùng nan giải: "Xử thế nguyên lai phi dị dị; nhĩ kim xử thế cánh nan nan!" (Việc xử thế vốn không phải là dễ; lúc này, xử thế càng khó khăn hơn).
4. Thơ tứ tuyệt trữ tình giàu âm hưởng Đường thi, có thể nói trong số 198 bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh thì số lượng những bài tứ tuyệt trữ tình giàu âm hưởng Đường thi chiếm một tỉ lệ khá lớn. Đặc điểm này chúng tôi xin đƣợc phân tích ở phần sau.
5. Thơ tứ tuyệt nhật ký: mỗi bài thơ tứ tuyệt là một trang nhật ký ghi nhận mọi sự việc, mọi cảnh huống và tâm trạng của con người trong cuộc sống thực đến từng chi tiết: từ những chuyện nhỏ nhặt tầm thường nhất của cái sinh hoạt nhà tù, những chuyện không thơ một chút nào như chuyện: chia nước, gãi ghẻ, bị trói còng tay, bị giải đi sớm, bị gãy một cái răng; phải ngồi hố xí, lính ngục đánh mất một chiếc gậy; chuyện tăng gia sản xuất, thi đua, chuyện chúc tết năm mới... cho đến những tin tức nóng bỏng về ngọn lửa cuộc thế chiến đang làm ứa máu trái tim nhân loại trên mọi nẻo địa cầu; lại có cả những chuyện về trăng, về hoa, về những giấc mơ cƣỡi rồng bay lên trời; rồi những đêm thu huyền ảo - cái đẹp muôn đời của thi ca phương Đông cổ điển; rồi những hoài bão của dân tộc, cái hào hùng của cuộc kháng chiến, niềm tin vào sự thống nhất đất nước... đến những điều lớn lao của nhân loại
như khát vọng tự do, tình yêu con người, tình yêu thiên nhiên v.v... dưới ngòi bút của Hồ Chí Minh, hầu như không có lĩnh vực nào của cuộc sống con người dân tộc và nhân loại là mảnh đất cấm kị của thơ tứ tuyệt.
Về hình thức, có rất nhiều bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh không chịu câu nệ bất cứ một khuôn mẫu nào của thơ tứ tuyệt truyền thống, nên hình thức thơ bốn câu của Người rất tự do thoải mái. Riêng trong tập Nhật ký trong tù, Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra một thể tứ tuyệt
"lưỡng tính về mặt thể loại" [91; 230 ] - nhật ký lại đƣợc viết bằng thơ: vừa tự sự - vừa trữ tình, với con số 129 bài tứ tuyệt, mỗi bài thơ là một chỉnh thể nhỏ hoàn hảo liên kết với nhau thành một thiên "tứ tuyệt đại liên hoàn", đó là một hiện tƣợng "độc nhất vô nhị" của thể loại tứ tuyệt trong nền văn học Việt Nam. Điều ấy cũng chứng minh rằng Hồ Chí Minh đã hiện đại hóa thể thơ tứ tuyệt đường luật theo một khuynh hướng hiện đại, để phù hợp với hiện thực cách mạng của thời đại mới đang diễn ra.