CHƯƠNG 3: THI PHÁP THƠ TỨ TUYỆT HỒ CHÍ MINH NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN
3.1. Các thủ pháp lựa chọn tình huống trong thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh
3.1.1. Khai thác triệt để các yếu tố đối lập
Đối lập là phương tiện khai thác tác phẩm ở chiều sâu. Nó chính là một thủ pháp nghệ thuật muôn đời của thơ ca nhân loại. Đối với thơ tứ tuyệt cổ điển, thủ pháp đối lập thường mang yếu tố tương đồng, nhưng ở thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh yếu tố đối lập lại thường mang yếu tố tương phản và tạo ra giọng điệu trào lộng. Đây là điều ít gặp ở thơ tứ tuyệt truyền thống, bởi nó thể hiện một tƣ duy nghệ thuật mới.
Các hình thức đối lập thường được sử dụng như:
3.1.1.1 Khai thác mâu thuẫn trên góc độ từ ngữ:
Chơi chữ: một thủ pháp nghệ thuật của thơ ca cổ điển Việt Nam nói chung, đặc biệt là trong thơ ca dân gian Việt Nam. Hình thức chơi chữ diễn ra rất đa dạng, nó thể hiện một tầm trí tuệ của nhân dân lao động, sau này hình thức ấy dần dần bước vào văn chương bác học. ở thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh hình thức chơi chữ đƣợc vận dụng rất độc đáo:
Túc Vinh khước sử dư mông nhục (Túc Vinh mà để ta mang nhục)
(Bị bắt ở phố Túc Vinh)
Quế Lâm vô quế diệc vô lâm (Quế Lâm không quế không rừng)
(Đến Quế Lâm) Phú gia tử đệ bần gia giáo
(Con nhà giàu nhƣng lại nghèo về mặt giáo dục) (Anh bạn tù nọ họ Mạc)
Cách dùng từ ở những câu thơ trên có vẻ rất tình cờ, nhƣng chính sự tình cờ ấy lại là một biện pháp chơi chữ đầy dụng ý nghệ thuật. Các cặp phạm trù đối lập cùng tồn tại song hành bên nhau trong cùng một câu thơ: Vinh - nhục; Quế lâm - vô quế - vô lâm; phú - bần...
đã gợi ra một tiếng cười nhẹ nhàng, rất chí lý, gây những ấn tượng sâu đậm cho người đọc.
Chính cái cách khai thác mâu thuẫn trên góc độ từ ngữ gần nhƣ đã trở thành một trong những đặc điểm văn phong của Hồ Chí Minh. Chúng ta không chỉ gặp cách nói này trong thơ, mà trong sinh hoạt đời thường, Hồ Chí Minh vẫn hay sử dụng cách nói ấy. Ví dụ: có lần Người đến thăm tỉnh Cao Bằng, Hồ Chí Minh đã nói một câu rất hay: "Cao Bằng" không những phải cao bằng mà còn phải cao hơn" (nhiều địa phương khác); hay có lần Người phê phán đế quốc Mỹ rằng: "Mỹ mà không đẹp". Đây là một lối nói mang phong cách dân gian của người Việt Nam, nó biểu hiện một cái gì đó rất mộc mạc, chất phát, song vô cùng trí tuệ - kiểu tư duy đặc trưng của dân tộc Việt Nam và phương Đông, đó là lời ít, ý nhiều, vừa đơn giản vừa sâu sắc dễ đi vào lòng người.
3.1.1.2. Khai thác mâu thuẫn lại dựa trên cách thức lặp cấu trúc và lặp ý một chỉnh thể nhỏ trong từng bài thơ tạo ra sự tương phản:
+ Chọn lựa những tình huống tương phản, dùng cấu trúc đảo ngược, làm nổi bật mâu thuẫn của sự vật:
Khai lung chi thời đỗ bất thống
Đỗ thống chi thời lung bất khai (Cửa tù khi mở không đau bụng Đau bụng thì không mở cửa tù)
(Bị hạn chế) Hay:
Thùy yếu tẩy diện vật phanh trà Thùy yếu phanh trà vật tẩy diện (Ai muốn pha trà đừng rửa mặt Ai cần rửa mặt chớ pha trà).
(Chia nước)
Những câu thơ trên là một tình huống gây cười thật độc đáo, dẫn người đọc đến với một hoàn cảnh trớ trêu của ngục tù, khi "đau bụng" thì cửa tù "không mở", nhƣng khi "cửa tù mở" thì "bụng không đau". Ở bài Chia nước, mỗi người tù chỉ có lưng chậu nước, nếu ai muốn "pha trà" thì đừng "rửa mặt"; còn ngƣợc lại, nếu ai muốn "rửa mặt" thì chớ "pha trà".
Cái cách chọn lựa mâu thuẫn lấy từ những chi tiết rất thật và rất hợp lý của hoàn cảnh tù ngục đã tạo một ra cái gì đó rất khôi hài, nhƣng bên trong cái "hài" lại chứa đựng cái "bi" làm người đọc nhận thấy sự loanh quanh, tù túng ngột ngạt đến nghẹt thở của cảnh ngục tù.
+ Nghịch cảnh một sự đối lập ở dạng thức mâu thuẫn nhất có khi nó chứa đựng cả phạm trù của cái bi, cái hài, cái hùng:
Mộng kiến thừa long thiên thƣợng khứ Tỉnh thời tài giác ngọa lung trung (Mơ thấy cƣỡi rồng bay lên trời
Lúc tỉnh dậy mới biết đang nằm trong lao) (Buổi trƣa)
Một người bị giam cầm trong ngục lại mơ thấy mình đang cưỡi rồng bay lên thượng giới đã là một chuyện dễ gây cười, nhưng càng buồn cười hơn nữa là lúc hết mơ thì "trong ngục vẫn nằm trơ". Tinh huống rơi từ "trên trời" xuống "ngục" làm người đọc phải bật ra tiếng cười - cười cho sự trớ trêu của hoàn cảnh, nên tiếng cười mang âm hưởng nỗi đau của con người khát khao tự do mà không làm sao thoát ra được. Tuy vậy, trong nỗi đau ấy không có âm hưởng của sự bi lụy mà trái lại, nó lại mang âm hưởng của cái hùng - có cái gì đó trong câu thơ rất mạnh mẽ, quyết liệt và sảng khoái. Sự giao hòa nhiều cung bậc tình cảm kiểu bài thơ này, ta còn gặp trong rất nhiều những bài thơ tứ tuyệt khác nữa của Hồ Chí Minh, cụ thể nhƣ hai câu thơ trong bài "bệnh nặng":
Ngục trung hại bệnh chân tân khổ Bản ưng thống khốc khước cuồng ca (Trong tù mắc bệnh nặng thật là cay đắng Đáng nên đau khóc mà ta hát ngông)
Tìm sự nghịch lý để tạo ra sự thuận lý trong hoàn cảnh, đó cũng là một kiểu đối lập trong thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh :
Cao sơn ngộ hổ chung vô dạng Bình lộ phùng nhân khước bị giam
(Núi cao gặp hổ nhƣng rút cục vẫn không đáng ngại, Đường phang gặp người lại bị bắt giam)
(Đường đời hiểm trở)
Những câu thơ ở hai bài thơ trên, nhà thơ đã đƣa ra hàng loại các cặp đối lập mâu thuẫn với nhau: gặp "hổ" - "vô sư"; gặp "người" - "bị tống lao". Thật là chuyện phi lý, nhưng ai cũng thấy hoàn toàn có lý. Bởi, đó là do sự tráo trở phản trắc ở lòng người gây ra, cái bệnh của "thói đời" đen bạc.
Ở bài Cái cùm :
Nhân mẫn tranh tiên thượng cước kiềm (Người người tranh nhau để được cùm trước)
Hành động mọi người "tranh nhau" để được cùm chân trước, mới nghe thật là một nghịch lý. Thế nhƣng, ở góc độ nào đó, nó lại là một sự thuận lý. Bởi, "hữu kiềm tài đắc thụy" ( có cùm chân mới đƣợc ngủ) còn nếu "Vô kiềm một xứ khả an miên"( Không có cùm chân thì không chỗ ngủ yên). Quả là cái thuận lý xảy ra trên cái nghịch lý để tạo ra tình huống cho một cái cười mỉa mai, chua chát - đó cũng là một kiểu "tự do": tự do nằm yên, tự do cam phận tù tội. Một cái nhìn hài hước, vô cùng triết lý của nhà thơ về cuộc đời và điều ấy đã để lại một sự suy tư ương lòng người đọc.
Có khi mâu thuẫn đối lập bắt nguồn từ một hiện tƣợng của xã hội, nhƣng nó lại chứa đựng cái bản chất của cả xã hội, đó là trường hợp của các bài thơ:
Dân gian đổ bác bị quan lạp Ngục lý đổ bác khả công khai (Ngoài dân đánh bạc bị quan bắt Trong lao đánh bạc khá công khai)
(Đánh bạc) Yên cấm thử gian hắn lệ hại Nhĩ yên kiểu nhập tha yên bao Đương nhiên tha khả xuy yên đẩu Nhĩ nhƣợc xuy yên phạt thủ liêu.
(Ở đây lệnh cấm thuốc lá lợi hại thực!
Thuốc của anh phải nộp vào túi của nó.
Đương nhiên nó được hút bằng tẩu.
Anh mà cũng hút liền bị phạt xích tay).
(Cấm hút thuốc lá)
Các dạng thức tạo sự mâu thuẫn: "ở ngoài" đánh bạc bị bắt giam; những khi vào
"trong ngục" đánh bạc đƣợc công khai. Sự mâu thuẫn này lại chứng tỏ một nghịch lý rằng có một sự đảo lộn chân lý, đó là nhà tù không phải là nơi để giáo dục người ta không được đánh bạc, mà lại chính là nơi chứa bạc. Ở bài cấm hút thuốc lá cũng nhƣ thế: trong tù cấm hút thuốc lá, nhưng thuốc của người tù thì bị tịch thu bỏ vào bao của lính ngục, chúng nó hút thì được, người tù hút thì "còng đây ta ghé vào". Đó là những nghịch lý phải chấp nhận của xã hội. Điều ấy, tạo ra một thái độ tố cáo chứa đựng dưới một tiếng cười châm biếm, mỉa mai.
Mặc dù chỉ là những việc rất nhỏ nhặt, mới đọc rất bình thường, nhưng càng ngẫm nghĩ càng sâu sắc.
Nghịch lý của xã hội còn được biểu hiện sinh động hơn khi nhà thơ dùng phương pháp so sánh tạo ra sự đối lập mang tính tương phản sâu sắc. Cụ thể trong bài thơ "Cảnh binh khiêng lợn cùng đi I”:
Cảnh sĩ đảm trƣ đồng lộ tẩu Trƣ do nhân đảm, ngã nhân khiên Nhân nhi phản tiện ƣ trƣ tử Nhân vị nhân vô tự chủ quyền
(Cảnh binh khiêng lợn đi cùng đường, Lợn thì người khiêng ta người dắt Người lại bị coi rẻ hơn con lợn
Chỉ vì người không có quyền tự chủ).
Nhà thơ mƣợn những chi tiết sinh hoạt rất cụ thể của cuộc sống để tạo ra tình huống đối lập tương phản, biến cái bình thường của cuộc sống thành cái bất bình thường "lợn thì người khiêng ta người dắt". Cải cách chọn hình ảnh so sánh giữa "con người" và "con vật" đã làm bộc lộ rõ nét bản chất của những nghịch lý xã hội, đó là một xã hội mà con người bị xem rẻ hơn con vật, bởi do con người sống bị mất quyền làm chủ của mình.
Liên kết các yếu tố đối lập có tính tương phản tạo nên hiệu quả nghệ thuật với nhiều ánh xạ bất ngờ thú vị: cách tạo dựng những hình ảnh đối lập có tính tương phản ở những câu thơ trên là phản lại cái "mã" của thơ truyền thống. Phương thức đối lập ấy là một kiểu nắm bắt tình huống trong thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh. Đặc biệt, sự đối lập đƣợc tạo ra bởi những chi tiết, những hình ảnh thực trong câu thơ, thường gây những ấn tượng rất mạnh, làm người đọc không khỏi ngạc nhiên. Ví dụ: Bên cạnh những ngôn từ rất trang nhã như "tự do";
ta lại gặp những ngôn từ rất dung tục hóa nhứ:"xuất cung" trong bài "Bị hạn chế".
Một hữu tự do chân thống khổ Xuất cung dã bị nhân chế tài.
(Không có tự do thật đau khổ
Đi tiêu mà cũng bị người ta hạn chế)
Ấn tƣợng ấy còn mạnh hơn, khi tác giả dùng hai hình ảnh có những chi tiết hoàn toàn đối lập nhau, mang tính tương phản và cũng tồn tại chỉ trong một câu thơ: một cái hoàn toàn cao nhã, còn một cái lại mang tính dung tục của cuộc đời:
Xí khanh thƣợng tọa đãi triêu lai (Ngồi trên hố xí đợi ban mai) Có khi điều ấy đƣợc thể hiện ở cả bài thơ:
Bạch thiên song mã bất đình đề, Dạ vãn thường thường "ngũ vị kê"
Sắt, lãnh thừa cơ lai giáp kích, Cánh lân hân thính hiểu oanh đề.
(Suốt ngày đôi ngựa không ngừng vó, Đêm đêm lại đƣợc nếm món "gà năm vị".
Bọ chét và giá rét thừa cơ cùng tấn công
Mừng nghe xóm bên chim oanh hót buổi sớm) (Đêm ngủ ở Long Tuyền) Hay:
Thừa chu thuận thủy vãng Ung Ninh Hĩnh điếu thuyền nan tự giảo hình Lưỡng ngạn hương thôn trù mật thậm Giang tâm ngƣ phủ điều thuyền khinh.
(Đáp thuyền thuận dòng xuôi Ung Ninh
Cẳng chân bị treo lên lan can thuyền nhƣ phạm tội hình treo cổ Làng xóm hai bên sông thật là đông đúc
Giữa dòng sông ông chài nhẹ lướt chiếc thuyền câu).
(Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh)
Ở hai bài thơ trên, những hình ảnh tương phản "giá rét, bọ chét" với "cái đẹp" của cuộc sống; và "sự đọa đày thể xác" với "sự thanh thản của tâm hồn", đã gây ấn tƣợng mạnh mẽ đối với người đọc. Tất cả những hình ảnh đối lập ấy đều được xây dựng trên những chi tiết thực. Vì thế nó có sức cảm hóa, tạo độ tin cậy cho người đọc, lột tả được cái oái oăm, tàn nhẫn, cái hài hước, đắng cay của cảnh tù đày.
Tóm lại: thủ pháp nghệ thuật khai thác các yếu tố đối lập trong thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh là sự tiếp nối nghệ thuật thơ ca truyền thống, song Hồ Chí Minh lại thể hiện điều ấy rất độc đáo và riêng có. Ngòi bút của Người có một biệt tài là thường tạo dựng những tình tiết hết sức đời thường, có khi hết sức dung tục để ai cũng có thể tự kiểm nghiệm, để chứng minh cho một vấn đề thuộc về chân lý lớn lao. Nên nó vừa hài hước, lại vừa trữ tình thắm thiết.
Người đọc rất tâm đắc điều ấy và chấp nhận nó thoải mái. Người ta nói, ở Hồ Chí Minh hay có những "cái gạch trí khôn " - "những phản xạ hóm hỉnh" vốn đã trở thành một nét phong cách kể từ khi Người cầm bút, nó thể hiện cái
nhìn thế giới của Người - cuộc đời có niềm vui, niềm lạc quan, cũng có những nỗi đau, nỗi buồn và có cái đáng buồn cười. Đó là cái triết lý của sự đối lập trong thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh.