Ngôn ngữ thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh là sự hội tụ của nhiều nguồn thi liệu

Một phần của tài liệu trương hoàng lệ thi pháp tứ tuyệt của hồ chí minh (Trang 156 - 174)

CHƯƠNG 3: THI PHÁP THƠ TỨ TUYỆT HỒ CHÍ MINH NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN

3.3. Ngôn ngữ thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh

3.3.2. Ngôn ngữ thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh là sự hội tụ của nhiều nguồn thi liệu

Đến với thơ ca của Hồ Chí Minh nói chung, thơ tứ tuyệt của Người nói riêng, một điều rất độc đáo là ngôn ngữ trong thơ của Người chính là nơi hội tụ của nhiều nguồn thi liệu, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, từ trang trọng cao nhã, đến bỗ bã bình dân... tất cả đều đƣợc vận dụng một cách uyển chuyển vào những bài thơ tứ tuyệt vừa đậm nét Đường thi, vừa mới mẻ hiện

đại. Chính vì sự hội tụ kỳ diệu ấy đã làm nên sức sống của hệ thống thi từ đặc sắc trong thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh.

3.3.2.1. Ngôn ngữ thơ tứ tuyệt mang nặng yếu tố truyền thống của thi ca dân tộc và xứ xở phương Đông.

Trong thơ tứ tuyệt của Người thường có những câu thơ mang nặng sức sống của những cụm từ Hán - Việt với tinh thần "Nho gia":

Cụ thể nhƣ:

Kim nhật khan kiến nho nhã nhân Nhã nhân sử ngã tâm hƣng phấn

(Hôm nay mới gặp được con người nho nhã Người nho nhã khiến lòng ta phấn khởi)

(Khoa viên họ Trần đến thăm)

Ở hai câu thơ này có cụm từ "nho nhã nhân" "nhã nhân", Cụ Đào Phan giải thích theo nghĩa của tự điển Đào Duy Anh là: "Theo nguyên nghĩa trong sách xưa thì "nhà Nho" là con người thông hiểu cả thiên văn, địa lý, nhân sự; hoặc "nho nhã" là con người thông hiểu cả thiên thời, địa lợi, nhân hòa, tức như câu "thông thiên địa nhân viết Nho". Bởi thế "Nho nhã nhân"'-con người nho nhã cũng tức là nhà Nho thanh cao mang phong thái thanh nhã của con người "thông thiên địa nhân". Và cũng do đấy "nhã nhăn" lại có nghĩa rộng là con người phong nhã thanh cao, không thô lỗ, không dung tục" [99: 63]. Nhƣ vậy, với cách dùng cụm từ Hán - Việt, nhà thơ Hồ Chí Minh đã tỏ rõ một quan điểm về sự nhìn nhận và đánh giá con người dù người đó đang ở bên kia chiến tuyến, nhưng là người tốt thì Hồ Chí Minh không hề có một chút định kiến nào, mà ngược lại Người còn tìm thấy cái nét người, chất người ở trong những con người ấy, vì ở đâu cũng có người tốt kẻ xấu đó là một chân lý; đó cũng chính là lòng tôn trọng lẽ công bằng ở con người Hồ Chí Minh.

Trong bài "Mới ra tù tập leo núi" Hồ Chí Minh có câu thơ: "Giang tâm như kính tịnh vô trần" (Lòng sông gương sáng bụi không mờ). Cụm từ "giang tâm như kính" "tịch vô trần" là cách dùng thể hiện sự trong sạch của các bậc chân Nho, với họ phép "thanh tĩnh" là điều cốt lõi trong việc tu dưỡng con người. Cả Thích Ca, Lão Tử và Khổng Tử đều đề ra

"phép thanh tĩnh" ở trong sự tu dưỡng của con người. Trong cốt cách của các nhà Nho thanh cao, sự thanh khiết của tâm hồn là điều căn bản nhất. Bởi họ không bơn tƣ dục thấp hèn, tức không bụi bặm, không vẩn đục, không nhơ nhớp. Ở Hồ Chí Minh cũng vậy, mặc dù bị bắt, bị hành hạ, nhƣng phẩm chất kiên định, tấm lòng trong sáng thủy chung với dân tộc với lý tưởng cách mạng vẫn "tịch vô trần", cho nên, Hồ Chí Minh đã ví phẩm chất của mình như là

"lòng sông như tấm gương sạch" không chút bụi bặm. Đó là phẩm tiết thanh cao của nhà Nho - cách mạng Hồ Chí Minh.

Bài "Vào nhà ngục huyện Tĩnh Tây":

Tinh vũ phù vân phi khứ liễu Ngục trung lưu trú tự do nhân

(Hai thứ mây đen, mây trắng và mây nổi đã bay đi hết, Trong lao còn giữ lại con người tự do)

"Phù vân" tức là những đám mây nổi, một từ ngữ mà Nho gia thường dùng để nói về cái "vạn biến", tức là những gì không phải là giá trị bền vững. Hồ Chí Minh đã dùng cụm từ này để đối lập với cái "bất biến" "tự do nhân" để khẳng định với chính mình dù vạn vật có đổi dời, dù bất cứ trong hoàn cảnh nào, con người Hồ Chí Minh bao giờ cũng là con người tự do. "Tự do nhân" là con người có nội tâm tự do. Nguyễn Trãi từng có câu: "No lòng tự tại quản chi là" [125; 408] hoặc "Người mà bất lụy ấy thần tiên" [125; 420].

Còn Hồ Chí Minh:

Tự do thiên thƣợng thần tiên khách, Tri phủ lung trung dã hữu tiên?

(Khách thần tiên trên trời tự do,

Biết chăng trong nhà ngục cũng có khách tiên) (Buổi chiều)

"Tiên"; "Khách tiên", trong tư tưởng Nho gia "tiên" không xa lánh cõi đời mà hình ảnh "tiên" bao giờ cũng đi vào lòng cuộc sống theo hướng "nhập thế" "mẫn thế", đó là đặc trưng của các chân Nho, so với những dòng tư tưởng khác của phương Đông cổ đại. Chính vì vậy, ở một bài thơ khác Hồ Chí Minh viết:

Ăn khỏe, ngủ ngon, làm việc khỏe, Trần mà nhƣ thế, kém chi tiên

(Sáu mươi tuổi) Và Nguyễn Trãi trước đó đã từng viết:

... Say rƣợu, no cơm cùng ấm áo,

Trên đời chỉn ấy, khách là tiên! [125; 458]

Ở bài "Buổi sớm" có câu thơ: "Bỉ cực chi thời tất thái lai" (Vận khổ hết, vận may sẽ đến). Cụm từ: "Bỉ cực"; "Thái lai" cũng nhƣ cụm từ "Khổ tận"; "Cam lai", đó là những khái niệm của Nho gia. Họ hiểu sự vận động của sự vật theo quan niệm của thuyết biến dịch xƣa kia, sự vật không tồn tại phát triển một cách cô độc mà lại tác động lẫn nhau, nó nhƣ là một lẽ tự nhiên trong quy luật của cuộc sống. Đây cũng là cách nhìn lạc quan của Nho gia, vững tin ở dịch lý là lẽ tất yếu sự biến hóa của vạn vật trên đời: Hết cùng ắt đến thông; hết xấu ắt đến tốt, hết đắng cay, ắt đến ngọt bùi... dân ta thường nói "Hết cơn bỉ cực đến hồi thái lai" [16;

112, 113]. Trên cơ sở của thuyết biến dịch xƣa, Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh thần biện chứng của nó trong câu thơ của mình.

Ở bài "Chiết tự", Hồ Chí Minh đã sử dụng cách đoán chữ của Nho gia, một thú vui rất giàu trí tuệ:

Nhân hữu ưu sầu, ưu điểm đại, Lung khai trúc sản xuất chân long. (Người biết âu lo có ƣu điểm lớn, Nhà lao mở then trúc rồng thật xuất hiện)

Ông Đào Phan giải thích: trong hai câu thơ của Hồ Chí Minh cần đƣợc hiểu là: chữ

"ưu" trong "ưu sầu", thêm vào nét nhân đứng, thành "ưu" trong "ưu điểm", nghĩa bóng của câu thơ là: "Người biết lo buồn thì ưu điểm lớn". Tiếp đến chữ "lung" bỏ bộ trúc đầu đi, thì hiện rõ ràng chữ "long", nghĩa bóng của câu này là "Nhà lao mở cửa thì con rồng thật sẽ bay ra" [99; 115].

Bên cạnh cách dùng từ, Hồ Chí Minh còn sử dụng những cái "mã" của thơ truyền thống nhƣ: "trùng san"; "chinh nhân"; "thu nguyệt"... rồi các cụm từ mang tính quan niệm của thơ cổ: "thiên lý quan hà"; "cánh thướng nhất tằng lâu" trong bài một số bài thơ, làm cho cái "âm vang" truyền thống càng thêm sâu nặng trong những câu thơ tứ tuyệt của Người.

3.3.2.2..Ngôn ngữ thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh mang đậm nét ngôn ngữ đặc trƣng của văn hóa dân gian đó là:

- Cách nói hàm súc:

Câu thơ "Mơ thấy cưỡi rồng lên thượng giới; Tỉnh ra trong ngục vẫn nằm trơ" trong bài "Ngủ trưa", mang nặng tâm thức cổ truyền dân gian phương Đông được dệt nên bằng cả hệ thống ngôn từ hàm súc. Hình tƣợng ấy lại chứa đựng một sức ám ảnh ngàn đời. Giải thích hiện tƣợng này phó giáo sƣ Đặng Anh Đào cho rằng: "Bởi đã từng tồn tại giấc mộng kê vàng ở Trung Quốc và Việt Nam, giấc mơ giàu có ngàn vàng trong phút chốc của anh hề Aclơkanh (Arlequin) ở phương Tây... Cũng như vậy, hình tượng "Anh đứng trong song sắt; em đứng ngoài song sắt;" đã hằn sâu trong ký ức của người

Việt Nam làm người đọc liên tưởng ngay tới hình ảnh "Thiếp trong cách cửa; Chàng ngoài chân mây" trong "Chinh phụ ngâm"" [91; 228]. Cách nói này có khả năng đi sâu vào tâm khảm của người Việt, bởi những hình tượng sống động mạnh mẽ.

Ngoài ra, tính hàm súc trong ngôn ngữ thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh còn thể hiện trong việc dùng những thành ngữ dân gian như: "Bình thủy tương phùng" (Bèo nước gặp nhau) - thành ngữ chỉ những cuộc gặp gỡ may mắn ngẫu nhiên; "Tuyết trung tống thán" (Cho than khi trời xuống tuyết) - thành ngữ chỉ tinh thần tương trợ khi gặp khó khăn.

- Cách nói thông tục kiểu dân gian:

Thứ nhất: đó là cách chơi chữ (phần này đã được phân tích ở mục 3.1.1 Chương 3).

Thứ hai: đó là cách dùng từ bình dân, cách nói nôm na theo kiểu thôn dã hay phố chợ nhƣ: "Ngạnh phạm" (tù anh chị) trong câu "Ngạnh phạm hào soạn thiên thiên hữu" ở bài "Tù cờ bạc", còn ở bài "Cơm tù" thì dùng cụm từ "hám gia nương " trong câu thơ: "Một nhân tống phạn hám gia nương " (Không người nhà đem cơm đói kêu cha kêu mẹ), ở bài "Anh bạn tù nọ họ Mạc", cách nói dân dã biểu hiện rất rõ, có khi là một cụm từ, có khi là cả câu thơ:

Xa đại pháo tài chân vĩ đại

Tại tù nhưng tưởng ngạt nhân sâm

(Tính huyênh hoang khoác lác mới thật là vĩ đại Ở tù vẫn tưởng được ăn nhân sâm).

Từ "vĩ đại" là cách nói ngược nghĩa từ gốc của người bình dân, để khuếch trương một biểu hiện gì đó ngoài sức tưởng tượng. Ở câu "Ở tù vẫn tưởng được ăn nhân sâm" là cách nói mỉa mai mà người bình dân thường dùng để chế giễu một hành động không hiểu đúng hoàn cảnh của mình.

Thậm chí, cách dùng từ dân dã còn biểu hiện ngay trong tiêu đề một bài thơ: "Nhất cá đổ phạm ngạnh liễu" (Một người tù cờ bạc chết cứng); hoặc có khi những câu thơ của Hồ Chí Minh mang nét mộc mạc trong các biểu lộ tình cảm dân dã của "Kinh thi": "Ồ hô phu quân, hề phu quân" (Chao ôi! chàng hỡi, hỡi chàng ơi! - "Nửa đêm nghe tiếng khóc chồng").

Khi nói về cái cực hình mà người tù phải gánh chịu, nhà thơ Hồ Chí Minh thường dùng các từ, cụm từ và hình ảnh hết sức dân dã: "Hĩnh điếu thuyền lan tự giảo hình" (Cẳng chân bị treo ngƣợc lên lan can thuyền nhƣ phạm tội hình treo cổ), cụm từ "hĩnh điếu thuyền lan" gây ấn tƣợng sâu sắc. Ở bài "Dạ túc Long Tuyền" cũng vậy, nhà thơ Hồ Chí Minh dùng cách nói hài hước của văn hóa dân gian trong hai câu thơ:

Bạch thiên song mã bất đình đề Dạ vãn thường thường ngũ vị kê.

(Suốt ngày "đôi ngựa" không ngừng vó Đêm đến lại đƣợc nếm món "gà năm vị").

Các cụm từ theo cách nói dân dã đó là: "Song mã" (đôi ngựa) là cách nói ám chỉ đôi chân phải cuốc bộ trong một chặng đường dài như chân ngựa; "ngũ vị kê"(gà năm vị) là món gà ăn "gà năm vị" của người Trung Quốc, đó cũng là cách nói ám chỉ cảnh người tù bị trói chân trước khi đi ngủ, giống như chân gà nấu trong món ăn. Cách nói này làm cho "cái bi"

lồng vào được trong "cái hài" một cách tinh tế, tạo ra nụ cười vừa hóm hỉnh, vừa chua chát.

Đặc biệt cách nói kiểu bình dân này thường xuyên được Hồ Chí Minh sử dụng trong những bài tứ tuyệt kêu gọi vận động quần chúng nhân dân tham gia cách mạng, nhƣ câu:

"Cách mạng thì ta cách tới nơi" trong bài "Đã là cách mạng chớ lôi thôi"; hay trong bài "Bây lâu mơ ngủ mãi chưa thôi"

Bấy lâu mơ ngủ mãi chƣa thôi Cách mạng ồn ào khắp mọi nơi.

Này trống văn minh khua dậy đất Kìa chuông Độc lập gõ vang giời.

Ở bài thơ trên, các cụm từ "cách mạng ồn ào"; "trống văn minh khua dậy đất";

"chuông Độc lập gõ vang trời" cũng với các đại từ chỉ định "này ... kia" là thể hiện cách nói, cách diễn đạt mang đậm phong cách, giọng điệu của Người bình dân - giàu tính khẩu ngữ.

3.3.2.3. Ngôn ngữ thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh mang những yếu tố của ngôn ngữ thơ ca hiện đại, cụ thể nhƣ:

- Cách nói grôtexcơ:

Cách dùng từ dân dã phản thi ca: "xí khanh" (hố xí), trong câu "Xí khanh thượng tọa đãi triều lai" ở bài "Khi mới đến nhà lao Thiên Bảo"; hoặc ở bài "Bị hạn chế", là một đặc điểm độc đáo trong cách dùng từ của nhà thơ Hồ Chí Minh. Chúng ta thấy rằng: khi nói đến cái khắc nghiệt mà cảnh tù tội, nhà thơ không ngẩn ngại nói "toét" ra theo kiểu nói rất bình dân: "Xuất cung dã thi nhân chế tài" (Đi tiêu mà cũng bị người ta hạn chế). Phân tích những câu thơ trên, chúng ta thấy những hình ảnh đối lập nhau đƣợc xây dựng bằng các cụm từ trang nhã và những cụm từ thông tục đi song hành bên nhau tạo nên tình huống hài: "xí khanh" với "triều lai"; "tự do" với "xuất cung"; "ban mai" cái thi vị cao cả đƣợc kết hợp với

"hố xí" - một hình ảnh phản thi ca; rồi cái khái niệm "tự do" thuộc lĩnh vực thuần túy trữ tình thống thiết, luôn luôn thuộc cái cao cả, nhƣng lại đƣợc đặt bên cạch cụm từ "xuất cung"; tất cả sự tương phản đối lập ấy đã là nên cái grôtexcơ - phản mã thơ. Đặc biệt với khái niệm tự do, Hồ Chí Minh đã dùng cách nói theo kiểu tương phản nói trên không phải chỉ một lần ở bài "Bị hạn chế", mà còn thể hiện ở một số bài khác nhƣ các bài: "Quá trưa"; "Anh ấy muốn trốn"; "Cảnh binh khiêng lợn cùng đi". Sự kết hợp những từ Hán - Việt kiểu trên với những từ nôm na mách qué phản thơ ca có tác dụng mạnh mẽ tới người đọc, gây ấn tượng khó quên.

Chất grôtexcơ còn xuất hiện khi có sự kết hợp giữa các từ Hán - Việt với cái nôm na thời sự hiện đại. Trên kinh hình những ký hiệu hoàn toàn hiện đại xuất hiện, nhƣ các dấu "?

!"; "?"... rồi hàng loạt các từ ngữ thuộc về thế giới hiện đại: quặng thiết, Nazi, xe tăng, máy bay, Uy ki... tạo nên một loại câu lưỡng tính và đa âm nửa hài hước, nửa trữ tình.

Chất grôtexcơ - phản mã thơ còn đƣợc thể hiện qua giọng điệu: ví dụ hình thức nhại lại câu: "Nhà lao xây dựng kiểu tân thời" (tân thời: "ma đăng", một phiên âm Hán - Việt của từ "Môdéc" (modern) và đúng hơn theo tiếng Việt là: "mô đần" [91; 232]; hoặc ở bài 'Tiết thanh minh", cũng là một sự nhại lại bài thơ nổi tiếng của Đỗ Mục. Sự nhại lại nhìn chung vẫn giữ đƣợc âm điệu trung thành mà lột tả đƣợc chất grôtexcơ, biến hình tƣợng thơ thành hình tƣợng grôtexcơ.

- Cách nói so sánh ví von:

Ở bài "Hựu nhất cá..." (Lại một người nữa...) Di, Tề, bất thực Chu triều túc, Đổ phạm bất ngật công gia chúc Di, Tề ngã tử Thú Dương sơn Đổ phạm ngã tử công gia ngục.

(Bá Di, Thúc Tề không ăn thóc nhà Chu, Người tù cờ bạc không ăn cháo nhà nước.

Bá Di, Thúc Tề chết đói trên núi Thủ Dương, Người tù cờ bạc chết đói trong lao nhà nước)

Trong bài thơ trên Hồ Chí Minh đã mƣợn điển cố "Bá Di, Thúc Tề" là điển cố nói về lòng trung thành tuyệt đối của kẻ bầy tôi đến chết cũng không hợp tác với chủ mới, để so sánh với người tù cờ bạc không chịu ăn cháo nhà nước mà chết trong tù. Đây là một kiểu so sánh thật là đặc biệt, tính chất so sánh toát lên vẻ hài hước; một bên là những bậc trung thần Bá Di, Thúc Tề,

đi vào lịch sử với tiếng thơm muôn đời; một bên là những kẻ tù cờ bạc bê tha. Họ đều bất mãn mà chết, họ thật đáng thương, nhưng mỗi cái chết để lại cho đời một ý nghĩa khác nhau, đó chính là dụng ý của người so sánh.

So sánh ví von dựa trên cấp độ hình tƣợng: thủ pháp này đƣợc sử dụng rất nhiều trong tập "Nhật ký trong tù". Cụ thể trong một số bài thơ nhƣ: "Đi Nam Ninh"; "Pha trò"; "Ngắm trăng"; "Vào ngục huyện Tĩnh Tây"; "Buổi chiều"; "Ghẻ lở"... Ở những bài thơ này, nhà thơ đã rất tài tình trong việc tạo dựng sự đối lập giữa tự do và xiềng xích trên cơ sở của sự ví von:

Tù nhân - khanh tướng:

Nghi dung khước tượng cựu công khanh

(Nhƣng bộ dạng lại giống một cựu công khanh ngày xƣa) (Đi Nam Ninh)

Tù nhân - khách quý:

Quân cảnh luân ban khứ hộ tòng (Quân cảnh thay phiên nhau đi hộ tống

(Pha trò) Tù nhân - thi gia:

Nguyệt tòng song khích ngắm thi gia (Trăng nhìn qua khe cửa sổ ngắm nhà thơ)

(Ngắm trăng) Tù nhân - tự do nhân:

Ngục trung lưu trú tự do nhân

(Trong lao còn giữ lại con người tự do)

(Vào ngục huyện Tĩnh Tây) Tù nhân - khách tiên:

Tri phủ lung trung dã hữu tiên

(Biết chăng trong lao cũng có khách tiên)

Một phần của tài liệu trương hoàng lệ thi pháp tứ tuyệt của hồ chí minh (Trang 156 - 174)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)